Theo y học cổ truyền, hành tây có vị cay, tính ẩm, có tác dụng bổ dưỡng, thông tiểu tiện và lợi đường hô hấp, chống bệnh hoại huyết, sát khuẩn và chống nhiễm khuẩn, chống chứng huyết khối,…
Hành tây được sử dụng rộng rãi trong hầu hết các gia đình. Có rất nhiều món ăn sử dụng hành tây làm nguyên liệu, nhưng khi nấu ăn, mọi người thường bỏ đi lớp vỏ của nó. Tuy nhiên, lớp vỏ bên ngoài của hành tây là một nguồn cung cấp tuyệt vời của Vitamin A, E, C và chất chống oxy hóa.
Hành tây có lượng calo thấp, giàu kali và vitamin C. Trong 100g hành tây có khoảng 88g nước, 1,8g protid, 8,3g glucid, 0,1g chất xơ, các chất khoáng như canxi, phốt pho, sắt, croten và các vitamin B1, PP, C. Bên cạnh đó, hành tây có hương vị thơm ngon, ngọt dịu nên được sử dụng phổ biến trong ẩm thực các khu vực trên thế giới.
Dân gian thường dùng hành tây để trị mệt mỏi, suy nhược cơ thể và thần kinh, thủy thũng, trừa urê huyết, đau sinh dục tiết niệu, béo phì, xơ cứng động mạch, đái đường, viêm hạch, đau răng, mụn cóc, đau đầu, sung huyết não, đau răng, áp xe, chín mé, nhọt, ong đốt, cước khí, nứt nẻ…
Theo nghiên cứu của y học hiện đại thì thường xuyên dùng hành tây sẽ rất có lợi cho sức khỏe.
Cải thiện sức khỏe tim
Hành tây có tác động tích cực cho sức khỏe tim mạch. Các nghiên cứu cho thấy hóa chất thực vật có đặc tính chống oxy hóa polyphenol được gọi là quercetin có trong hành tây giúp giảm huyết áp và chỉ số mỡ máu triglyceride. Trong đó, các loại hành tây màu sẫm như hành tây đỏ chứa lượng quercetin cao nhất.
Theo các nhà nghiên cứu ở Hiệp hội hóa chất Mỹ thì “hành tây không gây cay mắt” có thể bảo vệ cơ thể khỏi bệnh tim.
Củ hành tây là một trong những gia vị hết sức quen thuộc và gần như không thể thiếu trong nấu ăn để làm gia tăng khẩu vị cho những món ăn hằng ngày. Ngoài là nguyên liệu gia vị thơm ngon được đông đảo mọi người ưa chuộng thì bản thân củ hành tây cũng có rất nhiều lợi ích cho sức khỏe mà đôi khi chúng ta hay bỏ qua.
Tốt cho hệ miễn dịch, chống viêm
Nhờ chứa nhiều chất chống oxy hóa nên hành tây giúp chống lại bệnh tật và gốc tự do, giúp sửa chữa và bảo vệ các tế bào bị tổn thương trong cơ thể. Đây là nguồn tốt nhất của flavonoid, chất phytochemical có đặc tính chống oxy hóa mạnh mẽ. Theo nghiên cứu hành tây chứa ít nhất 25 loại flavonoids khác nhau.
Một chế độ ăn giàu chất chống oxy hóa có thể giúp giảm viêm và ngăn chặn tác hại của các gốc tự do. Từ đó giúp hệ miễn dịch mạnh mẽ và sức khỏe tổng thể tốt hơn.
Giảm nguy cơ ung thư
Theo nghiên cứu, hành tây tím có hiệu quả nhất trong việc giảm các tế bào ung thư ruột kết và ung thư vúi.
Một nghiên cứu khác cho thấy 1-7 phần rau thuộc chi hành như hành tây rất giàu hai chất là organosulfur và flavonoids - những hợp chất được phát hiện có các thành phần ức chế khối u.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.