Tăng giá dịch vụ qua phà Bình Khánh và Cát Lái
Giá dịch vụ qua phà Cát Lái và Bình Khánh (TP.HCM) sẽ tăng từ 25 tới 33% so với mức giá cũ từ ngày 5/5.
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị
Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép số 115/GP-BTTTT cấp ngày 01/3/2022
Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Ngày 5/3/2025, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 517 phê duyệt Đề án bồi dưỡng cán bộ Hội Nông dân các cấp, chi hội trưởng nông dân và nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, nông dân xuất sắc giai đoạn 2025 - 2030.
Đây là Đề án thứ 2 được Thủ tướng Chính phủ ký quyết định ban hành sau khi Bộ Chính trị có Nghị quyết số 46-NQ/TW ngày 20/12/2023 của Bộ Chính trị về đổi mới nâng cao chất lượng Hội Nông dân Việt Nam đáp ứng với yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới và Nghị quyết số 69/NQ-CP ngày 11/5/2024 về ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 46.
Để thấy vai trò và tầm quan trọng của Đề án này, Báo điện tử Dân Việt đã có cuộc phỏng vấn Phó Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam Nguyễn Xuân Định.
Phó Chủ tịch Trung ương Hội Nông dân Việt Nam Nguyễn Xuân Định
Ngày 5/3/2025, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 517 phê duyệt Đề án "Bồi dưỡng cán bộ Hội Nông dân các cấp, chi hội trưởng nông dân và nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, nông dân xuất sắc giai đoạn 2025 - 2030". Phó Chủ tịch đánh giá thế nào về tầm quan trọng của Đề án này?
- Như chúng ta đã biết, ngày 20/12/2023, Bộ Chính trị đã ban hành Nghị quyết số 46 về "Đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động của Hội Nông dân Việt Nam đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới". Một trong những mục tiêu của Nghị quyết, đó là 100% cán bộ hội nông dân chuyên trách các cấp, chi hội trưởng chi hội nông dân được bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ và đào tạo, bồi dưỡng nghề cho từ 250.000 hội viên nông dân, lao động nông thôn trở lên; bồi dưỡng nâng cao trình độ, kỹ năng cho 50.000 nông dân xuất sắc, nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi cấp huyện trở lên.
Tại Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nông dân Việt Nam, lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2023-2028 cũng đã khẳng định 1 trong 3 nhiệm vụ đột phá, đó là: Nâng cao trình độ, kỹ năng cho nông dân và cán bộ Hội các cấp. Đồng thời Nghị quyết cũng đưa ra 2 trong số 17 chỉ tiêu cụ thể, đó là phấn đấu 100% cán bộ Hội chuyên trách các cấp và Chi hội trưởng chi Hội Nông dân được trang bị kiến thức về nông nghiệp, kinh tế nông thôn, nghiệp vụ công tác Hội và Bồi dưỡng, tập huấn nâng cao trình độ, kỹ năng cho 250.000 nông dân xuất sắc, nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp huyện trở lên.
Và ngày 5/3/2025, Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định số 517 về việc phê duyệt Đề án "Bồi dưỡng cán bộ Hội Nông dân các cấp, chi hội trưởng nông dân và nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, nông dân xuất sắc giai đoạn 2025 - 2030". Điều này một lần nữa khẳng định, Đảng, Nhà nước rất quan tâm và coi trọng công tác đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ Hội các cấp và hội viên nông dân.
Đề án "Bồi dưỡng cán bộ Hội Nông dân các cấp, chi hội trưởng nông dân và nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, nông dân xuất sắc giai đoạn 2025 - 2030" được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đúng vào thời điểm rất quan trọng khi cuộc cách mạng tinh gọn tổ chức bộ máy đang được triển khai quyết liệt, đồng bộ, với sự quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị và nhận được sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân để nước ta vững vàng bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên phát triển, giàu mạnh dưới sự lãnh đạo của Đảng. Các cấp Hội Nông dân Việt Nam đã và đang tích cực thực hiện sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy mới đảm bảo hoạt động hiệu lực, hiệu quả theo chỉ đạo của Trung ương, cán bộ Hội Nông dân các cấp sẽ có nhiều thay đổi, do đó cần phải được đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, kỹ năng để đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ trong giai đoạn cách mạng mới.
Năm 2025 là năm cuối "về đích" thực hiện Nghị quyết Đại hội XIII của Đảng, năm thứ 2 thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nông dân Việt Nam, lần thứ VIII, nhiệm kỳ 2023-2028 và kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Hội Nông dân Việt Nam. Đề án được ban hành sẽ tạo chuyển biến mạnh mẽ và nâng cao nhận thức về vai trò của công tác bồi dưỡng cán bộ Hội, tạo động lực, khí thế thi đua học tập, nâng cao trình độ sôi nổi trong các cấp Hội và cán bộ, hội viên nông dân trong cả nước góp phần xây dựng Hội Nông dân Việt Nam phát triển vững mạnh toàn diện.
Theo Phó Chủ tịch mục tiêu chính của Đề án này là gì? Để hoàn thành các các mục tiêu của Đề án, thời gian tới, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam sẽ tập trung triển khai thực hiện các nhiệm vụ gì?
- Mục tiêu chính của Đề án là xây dựng đội ngũ cán bộ Hội Nông dân các cấp có bản lĩnh chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức tốt; có trình độ, năng lực, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ công tác Hội và phong trào nông dân trong tình hình mới, đủ về số lượng, có chất lượng và cơ cấu phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội.
Chuẩn hóa đội ngũ cán bộ Hội các cấp, trong đó ưu tiên bồi dưỡng cán bộ Hội cấp cơ sở (Chủ tịch và Phó Chủ tịch) ở các xã vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. Qua đó tạo nguồn cán bộ kế cận cho nhiệm kỳ Đại hội tới của Hội Nông dân Việt Nam các cấp đặc biệt là nguồn cán bộ Hội Nông dân ở độ tuổi trẻ có chất lượng cho Đảng và hệ thống chính trị.
Phó Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam Nguyễn Xuân Định thăm mô hình trồng dưa lưới trong nhà kính tại mô hình của ông Đỗ Ngọc Hưng (xã Đồng Tiến, huyện Đồng Phú, tỉnh Bình Phước). Ảnh: Quang Sung
Bên cạnh đó, Đề án bồi dưỡng nâng cao năng lực, cho đội ngũ giảng viên, báo cáo viên tạo nguồn giảng viên tham gia giảng dạy tại các lớp bồi dưỡng, tập huấn cán bộ Hội các cấp. Đặc biệt, Đề án sẽ tập huấn nâng cao trình độ, kiến thức, kỹ năng cho nông dân xuất sắc, nông dân sản xuất kinh doanh giỏi cấp huyện trở lên có đủ năng lực, điều kiện để thành lập hợp tác xã, doanh nghiệp nhỏ, là hạt nhân thúc đẩy quá trình "tri thức hóa nông dân"; giữ vai trò nòng cốt, dẫn dắt trong truyền nghề, hướng dẫn, hỗ trợ các hộ nông dân, tiên phong đi đầu trong đổi mới sáng tạo, thúc đẩy khởi nghiệp trong nông nghiệp, nông thôn. Đây là một trong những điểm mới trong Đề án lần này.
Để thực hiện thắng lợi các mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án, thời gian tới Trung ương Hội Nông dân Việt Nam sẽ ban hành kế hoạch để triển khai thực hiện trong toàn hệ thống Hội trong cả nước. Chỉ đạo đổi mới chương trình, tài liệu bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Hội; sớm ban hành các Quyết định về chương trình, tài liệu và quy chế bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Hội nhằm tạo sự thống nhất về chương trình, tài liệu và cơ chế quản lý công tác bồi dưỡng nghiệp vụ công tác Hội.
Thực hiện đa dạng hóa các chương trình, nội dung đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Hội; tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong quá trình đào tạo, bồi dưỡng; xây dựng đội ngũ giảng viên đủ về số lượng với chất lượng ngày càng được nâng cao.
Bên cạnh đó, Trung ương Hội Nông dân Việt Nam sẽ chỉ đạo Trường Đào tạo, bồi dưỡng Cán bộ Hội Nông dân Việt Nam tăng cường liên kết, phối hợp với Hội Nông dân các tỉnh, thành phố, các cơ sở đào tạo, nghiên cứu trong và ngoài nước để đảm bảo thực hiện Đề án hiệu quả nhất, đạt được các mục tiêu đã đề ra.
Sau khi Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết số 46 ngày 20/12/2023, đây là Đề án thứ 2 của Hội Nông dân Việt Nam được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Theo Phó Chủ tịch Đề án này sẽ hướng đến giải quyết những thách thức và vấn đề gì trong công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Hội Nông dân các cấp, nông dân giỏi, nông dân xuất sắc?
- Trong giai đoạn 2018-2023, các cấp Hội Nông dân đã kết nạp mới được hơn 1,5 triệu hội viên, nâng tổng số hội viên cả nước của Hội lên khoảng 10,2 triệu hội viên; Thành lập mới được 2.507 Chi hội nông dân nghề nghiệp, nâng tổng số Chi hội nông dân nghề nghiệp cả nước lên 3.165 Chi hội, với trên 72.673 hội viên; thành lập mới 13.754 Tổ hội nông dân nghề nghiệp, nâng tổng số Tổ hội nông dân nghề nghiệp cả nước lên 26.419 Tổ hội, với 381.758 hội viên.
Cũng trong giai đoạn này, các cấp Hội đã phối hợp tổ chức tập huấn, chuyển giao khoa học, kỹ thuật, công nghệ cao trong sản xuất nông nghiệp cho trên 11,8 triệu lượt hội viên và phối hợp tổ chức đào tạo tập huấn cho trên 36.000 cán bộ, thành viên hợp tác xã, tổ hợp tác và hội viên nông dân.
Thông qua đào tạo, bồi dưỡng trình độ, bản lĩnh, năng lực của đội ngũ cán bộ Hội ở cơ sở đã được nâng lên rõ rệt, góp phần nâng cao chất lượng tổ chức Hội và phong trào nông dân, khẳng định vai trò, vị trí của Hội Nông dân Việt Nam là trung tâm, nòng cốt cho phong trào nông dân và công cuộc xây dựng nông thôn mới từ mỗi cơ sở đến các huyện, tỉnh và trên phạm vi toàn quốc.
Thực tiễn chứng minh rằng, ở đâu, nơi nào làm tốt công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Hội ở đó công tác Hội và phong trào nông dân được triển khai có bài bản, hiệu quả công tác cao, tình hình chính trị, xã hội nông thôn ổn định.
Tuy nhiên, kết quả đạt được về công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Hội Nông dân ở cơ sở trong thời gian qua chưa đáp ứng được nhu cầu và yêu cầu về nâng cao năng lực, trình độ của cán bộ Hội nông dân ở cơ sở trong tình hình mới. Vẫn còn một bộ phận không nhỏ cán bộ cơ sở Hội chưa được đào tạo bài bản, có hệ thống về công tác vận động quần chúng, nắm bắt phương pháp luận và kỹ năng công tác chưa chắc; trình độ lý luận chính trị, trình độ tin học, ngoại ngữ và khả năng làm việc trong môi trường hội nhập quốc tế còn nhiều hạn chế; năng lực chuyên môn, kiến thức thực tiễn của một số cán bộ chưa đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ của Hội nhất là về kiến thức và kỹ năng sản xuất nông nghiệp; một số cán bộ làm công tác xây dựng Hội còn thiếu thực tiễn và chưa ngang tầm nhiệm vụ.
Một số nơi chưa thực sự quan tâm công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Hội ở cơ sở, nhất là cán bộ người dân tộc thiểu số, cán bộ nữ; chưa chú trọng gắn kết giữa quy hoạch với đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Hội ở cơ sở.
Một số tỉnh, thành Hội chưa đảm bảo thực hiện chỉ tiêu đào tạo, bồi dưỡng cán bộ do Trung ương Hội phân bổ hàng năm; Một số địa phương, cấp ủy, chính quyền chưa thật sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Hội, chưa bố trí đủ kinh phí cho công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Hội.
Hội Nông dân một số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương còn gặp khó khăn trong việc xây dựng chương trình, tài liệu bồi dưỡng, tập huấn phù hợp với thực tiễn công tác Hội ở địa phương.
Nội dung chương trình bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ, kỹ năng công tác Hội do các địa phương tổ chức còn thiếu tính chuyên sâu, thời gian thực hành kỹ năng ít, chưa đáp ứng được yêu cầu, chưa sát với đối tượng và đòi hỏi của thực tiễn công tác Hội và phong trào nông dân hiện nay. Ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số trong đào tạo, bồi dưỡng chưa nhiều. Việc phối hợp trong đào tạo, bồi dưỡng còn hạn chế.
Đề án "Bồi dưỡng cán bộ Hội Nông dân các cấp, chi hội trưởng nông dân và nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, nông dân xuất sắc giai đoạn 2025 – 2030" sẽ là cơ sở, hành lang pháp lý quan trọng và tạo nguồn lực để các cấp Hội giải quyết những khó khăn, tồn tại nêu trên.
Trong Đề án, Thủ tướng cũng giao nhiệm vụ cho các Bộ, ngành liên quan và UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương phối hợp tổ chức thực hiện. Theo ông, vai trò của các cơ quan, đơn vị này thế nào trong triển khai thực hiện Đề án?
- Trong Đề án, Thủ tướng giao Trung ương Hội Nông dân Việt Nam xây dựng kế hoạch, dự toán kinh phí thực hiện Đề án trình cấp thẩm quyền xem xét quyết định.
Bộ Nội vụ: Phối hợp với Trung ương Hội NDVN trong công tác xây dựng chương trình và thẩm định tài liệu bồi dưỡng theo quy định.
Bộ Tài chính: Thẩm định, tổng hợp dự toán, cân đối ngân sách, trình cấp có thẩm quyền quyết định phân bổ kinh phí thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ của Đề án theo phân cấp ngân sách.
UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương: Căn cứ Đề án được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt, xây dựng kế hoạch bồi dưỡng giai đoạn 2025 - 2030 và kế hoạch hằng năm phù hợp với tình hình địa phương.
Hội Nông dân các tỉnh, thành phố phối hợp với các sở, ban, ngành liên quan tham mưu UBND tỉnh, thành phố xây dựng Đề án, kế hoạch bồi dưỡng giai đoạn 2025-2030 và kế hoạch hằng năm phù hợp với tình hình địa phương.
Chỉ đạo Hội Nông dân cấp xã tích cực, chủ động tham gia vào việc thực hiện kế hoạch bồi dưỡng cán bộ hằng năm của tỉnh.
Có thể khẳng định, công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ Hội Nông dân các cấp, chi hội trưởng nông dân, nông dân sản xuất kinh doanh giỏi, nông dân xuất sắc vừa là yêu cầu trước mắt, vừa là nhiệm vụ lâu dài, vì vậy phải được thực hiện thường xuyên, nhất là đối với đội ngũ cán bộ ở cơ sở. Để Đề án được triển khai thành công, ngoài sự chủ động, nỗ lực của Hội Nông dân các cấp rất cần sự phối hợp chặt chẽ của các Bộ, ngành liên quan và sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo cấp ủy Đảng, phối hợp của chính quyền các cấp trong suốt quá trình thực hiện Đề án, nhất là việc đảm bảo bố trí ngân sách đầy đủ, kịp thời.
Xin cảm ơn Phó Chủ tịch!
Phong trào “Nông dân thi đua sản xuất, kinh doanh giỏi, đoàn kết giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững” là một trong những phong trào được Hội Nông dân TP Đà Nẵng triển khai thực hiện sâu rộng trong những năm qua. Từ đó tạo khí thế thi đua sôi nổi, góp phần cổ vũ, động viên tinh thần, ý chí vượt khó vươn lên làm giàu của hội viên nông dân trên địa bàn.
Giá dịch vụ qua phà Cát Lái và Bình Khánh (TP.HCM) sẽ tăng từ 25 tới 33% so với mức giá cũ từ ngày 5/5.
Đoàn Quân đội Trung Quốc đã đến TP.HCM chiều 25/4 để chuẩn bị cho chương trình diễu binh, diễu hành trong Lễ kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Tào Phi không chỉ gây tranh cãi vì 3 lần chinh phạt Đông Ngô thất bại, mà còn vì 2 hành vi đi ngược luân thường đạo lý ngay sau cái chết của cha Tào Tháo. Chính hắn đã tự đưa mình vào vòng xoáy thị phi, để rồi kết thúc cuộc đời trong u uất ở tuổi 40.
Nhiều người dân tại TP.HCM đi nộp hồ sơ làm các thủ tục về nhà đất, tuy nhiên phải rút hồ sơ về vì tiền sử dụng đất quá cao.
Với mong muốn mang nền giáo dục hiện đại đến gần hơn với học sinh vùng cao, UNICEF Việt Nam vừa triển khai hoạt động hỗ trợ ý nghĩa tại huyện Bảo Thắng, Lào Cai.
Trò chuyện với PV Dân Việt, danh hài Chiến Thắng cho rằng: “Khi quê hương Vĩnh Phúc hợp nhất với Hòa Bình, Phú Thọ để thành lập tỉnh Phú Thọ mới sẽ giúp mọi người càng thêm gần gũi, gọi nhau hai tiếng đồng hương thân thương”.
Nữ diễn viên Lee Young Ae (54 tuổi) vừa có màn tái xuất gây chú ý khi tiết lộ cuộc sống đời thường trong tổ ấm tại Itaewon, đồng thời chia sẻ những cảm xúc về vai trò làm mẹ và chuyện tình cảm với chồng thông qua chương trình YouTube của diễn viên hài Hong Jin Kyung, phát sóng tối 24/4.
Sau thành công của "Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối", đạo diễn Bùi Thạc Chuyên công bố phát hành một phiên bản đặc biệt dành cho dịp đại lễ 30/4.
Trong thời gian qua, công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực tiếp tục được triển khai quyết liệt, bài bản, không có vùng cấm, không có ngoại lệ, ngày càng đáp ứng tốt hơn yêu cầu công tác xây dựng Đảng và phát triển kinh tế-xã hội của đất nước.
Là quốc gia thường xuyên hứng chịu thiên tai, Việt Nam không thể đứng ngoài cuộc cách mạng công nghệ trong cảnh báo sớm và giảm nhẹ rủi ro thiên tai. Thế nhưng, dù có hiện đại đến đâu, những hệ thống cảnh báo cũng chỉ thực sự phát huy hiệu quả khi có sự tham gia chủ động của chính người dân – những người trực tiếp sống trong vùng nguy cơ.
Cơ quan chức năng đang khẩn trương điều tra, làm rõ nguyên nhân vụ việc một bé trai được phát hiện tử vong trong bể chứa nước tại khuôn viên Trường Mầm non xã Cẩm Trung (huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh) vào ngày 25/4.
Trong công cuộc xây dựng và phát triển TP.HCM trong 50 năm qua, người Việt Nam ở nước ngoài đã có nhiều đóng góp hết sức thiết thực.
Lãi suất ngân hàng hôm nay 25/4: Một số nhà băng vẫn triển khai chính sách trả lãi huy động cao chót vót đối với những khách hàng cá nhân có tiền gửi lớn.
Trong suốt hành trình phát triển kinh tế - xã hội, Việt Nam luôn ưu tiên mục tiêu giảm nghèo, hướng tới một xã hội công bằng và thịnh vượng. Tín dụng chính sách đã trở thành một trụ cột vững chắc trong hệ thống an sinh xã hội, góp phần quan trọng vào công cuộc giảm nghèo đa chiều, không để ai bị bỏ lại phía sau.
Tiền đạo Phạm Tuấn Hải bật khóc, bị thầy phạt vì... quá nghịch; Virgil Van Dijk ca ngợi Trent Alexander Arnold; Jamie Vardy chia tay Leicester City sau 13 năm gắn bó; Camavinga nghỉ hết mùa, bỏ lỡ FIFA Club World Cup; Khỏi bệnh viêm phổi, HLV Eddie Howe tái xuất.
Từng bị xem là rau cho lợn, nay rau này đã trở thành món ngon dân dã, thanh mát, được nhiều người ưa chuộng trong bữa cơm gia đình hay ở các nhà hàng, quán ăn.
Hàng chục ngôi mộ tại nghĩa trang Bình Hưng Hòa, quận Bình Tân, TP.HCM không tìm được thân nhân khiến tiến độ dự án ảnh hưởng.
Vừa rời giường bệnh, cựu binh 75 tuổi, Nguyễn Văn Tính (Buôn Ma Thuột) quyết định một mình chạy xe máy hơn 330km về TP.HCM. Hành trình này không chỉ để dự lễ 50 năm ngàythống nhất đất nước, mà còn là lời hứa với những đồng đội đã hy sinh.
Việc Trường Đại học Y Hà Nội cấm sinh viên mặc váy ngắn, áo trễ cổ đang nhận được ý kiến từ dư luận. Chuyên gia cho rằng: "Điều này hoàn toàn có cơ sở dựa trên thực tế khách quan và khoa học".
Trong lúc thị trường bất động sản đang khan hiếm nguồn cung, thị trường căn hộ khu Tây TP.HCM bất ngờ ghi nhận mức độ quan tâm của nhà đầu tư tăng cao vì các ưu thế quỹ đất và hạ tầng.
HĐND tỉnh Đắk Lắk vừa thông qua phương án sắp xếp các đơn vị hành chính cấp xã. Đáng chú ý, một xã của huyện Cư Kuin được đổi tên vì trùng với phường Hòa Hiệp của tỉnh Phú Yên.
UBND xã Pú Đao (Nậm Nhùn, Lai Châu) vừa tổ chức lễ đón Bằng công nhận trường Tiểu học và Trung học cơ sở (TH&THCS) Pú Đao, xã Pú Đao đạt chuẩn Quốc gia mức độ I.
Tại trụ sở Đội Tuần tra dẫn Đoàn (thuộc Phòng CSGT, CATP.HCM), Chủ tịch UBND TP.HCM Nguyễn Văn Được đã đến thăm hỏi, động viên cán bộ, chiến sĩ Công an Thành phố (CATP).
Hà Nội là một trong những địa phương tiên phong xây dựng mô hình cấy máy ứng dụng hệ thống thâm canh lúa cải tiến (SRI) theo hướng hữu cơ, giảm phát thải. Hiện nay, diện tích sản xuất lúa của toàn thành phố đạt 160.000ha, trong đó, ứng dụng SRI chiếm hơn 70% tổng diện tích.
Thị trưởng Kiev Vitali Klitschko cho biết trong một cuộc phỏng vấn với truyền thông Anh rằng Ukraine có thể phải từ bỏ lãnh thổ như một phần của thỏa thuận hòa bình với Nga do áp lực từ Tổng thống Mỹ Donald Trump.
Liệu có cách nào để hoàn thành chủ trương tinh gọn bộ máy, vừa không đánh mất những địa danh truyền thống quý giá?
Vùng đất Bắc Ninh-Bắc Giang và vùng đất Nam Định-Hà Nam, Ninh Bình trong lịch sử khoa bảng Việt Nam luôn là các khu vực có số lượng người đỗ đạt cao, trong đó có đỗ vị trí cao nhất là Trạng nguyên. Sau sáp nhập 2 tỉnh Bắc Ninh, Bắc Giang; sáp nhập 3 tỉnh Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình số lượng biến động số lượng Trạng nguyên của 2 tỉnh Bắc Ninh, Ninh Bình dự kiến như thế nào?
Linh cùng đồng bọn dẫn nhà đầu tư đi xem mô hình phòng trọ, tạo lòng tin rồi chia lợi nhuận trong vài tháng đầu, sau đó trốn tránh để chiếm đoạt hơn 125 tỷ đồng.
Thiếu tướng Đinh Văn Nơi, Cục trưởng Cục An ninh chính trị nội bộ - Bộ Công an đã vận động các nhà tài trợ đồng hành thực hiện chương trình an sinh - xã hội tại tỉnh Bến Tre và TP.Cần Thơ, với tổng số tiền hơn 11 tỷ đồng. Đây là hoạt động chào mừng kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025).
Thời gian qua, tỉnh Quảng Ninh đã thực hiện quyết liệt các biện pháp nhằm ngăn chặn các hành vi khai thác thủy sản trái phép trong vùng lõi di sản vịnh Hạ Long, cùng với đó là tuyên truyền nâng cao nhận thức của ngư dân trong việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản và môi trường biển.