Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Hội nghị lấy ý kiến về dự thảo Luật Đất đai sửa đổi được kết nối trực tuyến đến 63 điểm cầu Hội Nông dân các tỉnh, thành phố.
Tới dự và chủ trì Hội nghị có đồng chí Trần Hồng Hà - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ; đồng chí Nguyễn Đức Hải - Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội; đồng chí Lương Quốc Đoàn - Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam; đồng chí Lê Minh Ngân - Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường.
Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà; Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải; Chủ tịch Ban Chấp hành Trung ương Hội Nông dân Việt Nam Lương Quốc Đoàn; Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Lê Minh Ngân chủ trì Hội nghị lấy ý kiến về dự thảo Luật Đất đai sửa đổi. Ảnh: Viết Niệm.
Phát biểu khai mạc tại Hội nghị, Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Lương Quốc Đoàn cho biết: Thực hiện Nghị quyết số 671 ngày 23/12/2022 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi); Nghị quyết số 170 ngày 31/12/2022 của Chính phủ ban hành Kế hoạch tổ chức lấy ý kiến Nhân dân đối với dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi); ngày 30/01/2023 Ban Thường vụ Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã ban hành Kế hoạch số 552 về việc tổ chức lấy ý kiến đối với Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) trong toàn hệ thống Hội từ Trung ương đến cơ sở và hội viên nông dân.
Đến nay, Hội Nông dân nhiều tỉnh, thành phố đã tổ chức Hội nghị lấy ý kiến rộng rãi đến toàn thể các cấp hội và cán bộ, hội viên nông dân với nhiều hình thức như tổ chức hội nghị, hội thảo, tọa đàm, lồng ghép trong nội dung sinh hoạt chi, tổ hội nông dân; trong đó nhiều tỉnh, thành hội đã tổng hợp được rất nhiều ý kiến như Tiền Giang (1.267 lượt ý kiến), Vĩnh Long (trên 2.300 lượt ý kiến)…
Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Lương Quốc Đoàn nhấn mạnh: Luật Đất đai (sửa đổi) là Luật rất quan trọng, có thể coi là luật gốc, tác động đến mọi mặt đời sống chính trị, kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước và đời sống nhân dân.
Theo đó, dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) lần này đã được Cơ quan chủ trì soạn thảo là Bộ Tài nguyên và Môi trường dày công chuẩn bị, cầu thị, lắng nghe, tiếp thu các ý kiến góp ý để hoàn thiện.
"Trong quá trình lấy ý kiến góp ý xây dựng dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã có nhiều văn bản tham gia và đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp thu chỉnh sửa bổ sung.
Hội Nông dân Việt Nam đánh giá rất cao sự chuẩn bị của Cơ quan chủ trì soạn thảo và chất lượng của Dự thảo Luật được đưa lấy ý kiến rộng rãi trong toàn hệ thống chính trị và toàn thể Nhân dân"- Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Lương Quốc Đoàn nói.
Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Lương Quốc Đoàn cho biết: Đối với nông dân, đất đai là tư liệu sản xuất đặc biệt quan trọng, không chỉ là sinh kế của hơn 1/3 dân số cả nước với hơn 9,1 triệu hộ nông dân mà còn là nền tảng cho sự phát triển kinh tế của đất nước.
Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Lương Quốc Đoàn cho biết: Trong quá trình lấy ý kiến góp ý xây dựng Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi), Trung ương Hội Nông dân Việt Nam đã có nhiều văn bản tham gia và đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường tiếp thu chỉnh sửa bổ sung. Ảnh: Viết Niệm
Việc nông dân tích cực tham gia chuyển đổi, tập trung đất đai, hợp tác, liên kết trong sản xuất đã góp phần cơ cấu lại nông nghiệp, phát huy vai trò kinh tế hộ gia đình, phát triển kinh tế trang trại, phát triển các mô hình tổ hợp tác, hợp tác xã, liên kết với doanh nghiệp để sản xuất theo chuỗi giá trị, nông nghiệp hàng hoá, ứng dụng công nghệ cao từng bước phát triển, tạo ra các vùng sản xuất hàng hóa tập trung, quy mô lớn với nhiều sản phẩm chủ lực, làm thay đổi và tạo ra phương thức sản xuất mới (nông nghiệp chính xác, thông minh...), thúc đẩy công nghiệp chế biến, dịch vụ phát triển, tạo việc làm và gia tăng thu nhập cho người dân nông thôn, góp phần nâng cao thu nhập bình quân chung toàn xã hội.
Bên cạnh những mặt tích cực, việc thực hiện chính sách, pháp luật về đất đai trong những năm qua cũng cho thấy một bộ phận nông dân bị tác động ảnh hưởng rất lớn và thường chịu thiệt thòi do việc thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư chưa thỏa đáng làm phát sinh tình trạng khiếu nại, khiếu kiện.
Đồng thời một bộ phận nông dân sau khi bị thu hồi đất, không còn sinh kế trong khi các chính sách, quy định của pháp luật về hỗ trợ đào tạo, chuyển đổi nghề và tìm kiếm việc làm chưa thực sự hiệu quả, chưa đáp ứng được yêu cầu, dẫn đến những hệ lụy cho xã hội (như thiếu việc làm, mất an ninh trật tự, tệ nạn xã hội...); đặc biệt là vẫn còn một bộ phận nông dân là đồng bào dân tộc thiểu số không có đất hoặc thiếu đất sản xuất.
"Hội nghị hôm nay có ý nghĩa rất quan trọng trong phát huy quyền làm chủ của Nhân dân, phát huy vai trò tham gia giám sát, phản biện xã hội của Hội Nông dân Việt Nam, huy động trí tuệ, tâm huyết của cán bộ, hội viên nông dân các cấp, góp phần hoàn thiện dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi). Đồng thời đây cũng là dịp sinh hoạt chính trị sâu rộng trong toàn hệ thống các cấp hội, qua đó tuyên truyền, nâng cao nhận thức cho cán bộ, hội viên nông dân, tạo sự thống nhất và đồng thuận trong việc thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về đất đai"-Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam Lương Quốc Đoàn nhấn mạnh.
Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh tầm quan trọng của đất đai. Phó Thủ tướng cho rằng, việc lấy ý kiến dự thảo Luật Đất đai là đợt sinh hoạt chính trị sâu rộng, liên quan đến tất cả lĩnh vực của đời sống xã hội, của mỗi người dân. Trong đó, người nông dân hiện nay chiếm trên 60% dân số, tham gia trực tiếp vào lĩnh vực nông nghiệp khoảng 15 triệu người. Chính vì vây, việc lấy ý kiến của cán bộ, hội viên, nông dân hết sức quan trọng, tác động rất lớn trong quá trình xây dựng chính sách.
Tại hội nghị, các đại biểu đã phát biểu ý kiến, tập trung thảo luận vào 4 nội dung trọng tâm. Đó là: Vai trò, trách nhiệm của các tổ chức chính trị - xã hội (trong đó có Hội Nông dân các cấp) trong quản lý và sử dụng đất đai; việc lấy ý kiến Nhân dân về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; về mở rộng hạn mức, đối tượng nhận chuyển quyền sử dụng đất trồng lúa, tập trung, tích tụ đất nông nghiệp; về thu hồi đất, bồi thường, hỗ trợ, tái định cư...
Vui lòng nhập nội dung bình luận.