"So găng" thu nhập của tỷ phú Phạm Nhật Vượng và các đại gia Việt đang sở hữu khối tài sản tỷ USD

Huyền Anh Thứ bảy, ngày 17/04/2021 13:00 PM (GMT+7)
Với cương vị Chủ tịch HĐQT Vingroup, tỷ phú Phạm Nhật Vượng mỗi năm có thể “bỏ túi” trên 3,5 tỷ đồng lương, thưởng. Ngoại trừ tỷ phú Nguyễn Đăng Quang thù lao 0 đồng, tỷ phú Hồ Hùng Anh, Nguyễn Thị Phương Thảo hay Trần Đình Long đều có mức thù lao trên dưới 3 tỷ đồng/năm
Bình luận 0

Như Dân Việt đã đưa tin trước đó, Tạp chí Forbes (Mỹ) đã công bố danh sách tỷ phú thế giới năm 2021, trong đó, Việt Nam lần đầu tiên có 6 tỷ phú bao gồm: Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng, CEO VietJet Air Nguyễn Thị Phương Thảo, Chủ tịch Hòa Phát Trần Đình Long, Chủ tịch Techcombank Hồ Hùng Anh, Chủ tịch Thaco Trần Bá Dương và Chủ tịch Masan Nguyễn Đăng Quang.

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng và các tỷ phú Việt Nam sở hữu 18 tỷ USD

Tại thời điểm công bố danh sách (7/4/2021), dẫn đầu danh sách tỷ phú USD Việt Nam là Chủ tịch Vingroup Phạm Nhật Vượng xếp vị trí 344 với 7,3 tỷ USD. Đây là năm thứ 9 liên tiếp ông Vượng có tên trong top người giàu của Forbes. Năm ngoái, doanh nhân này xếp hạng 286 với tài sản 5,6 tỷ USD.

Đứng thứ 2 và thứ 3 lần lượt là CEO Vietjet Nguyễn Thị Phương Thảo (2,8 tỷ USD) và Chủ tịch Hòa Phát Trần Đình Long (2,2 tỷ USD).

Ba tỷ phú còn lại của Việt Nam là Chủ tịch Techcombank Hồ Hùng Anh (1,6 tỷ USD), Chủ tịch Thaco Trần Bá Dương (1,6 tỷ USD) và Chủ tịch Masan Nguyễn Đăng Quang (1,2 tỷ USD).

Tổng tài sản của 6 người này đạt gần 17 USD, với độ tuổi trung bình là 55 (56 tuổi nếu tính theo thông lệ của Việt Nam).

Tuy nhiên, đến nay sau khoảng 10 ngày – kể từ khi Forbes công bố danh sách của tỷ phú USD, danh sách và tài sản của các tỷ phú USD Việt Nam trong bảng xếp hạng của Forbes đã biến động đáng kể.

Đơn cử như tỷ phú Phạm Nhật Vượng hiện đang sở hữu khối tài sản giá trị lên tới 9,8 tỷ USD, đứng vị trí 236 trong bảng xếp hạng của Forbes.

Tiếp theo là tỷ phú Trần Đình Long với 2,7 tỷ USD, tăng 0,5 tỷ USD so với thời điểm công bố bảng xếp hạng.

Cuối bảng danh sách tỷ phú USD hiện tại Việt Nam là ông Nguyễn Đăng Quang với khối tài sản 1,3 tỷ USD, đứng vị trí 2.333 trong bảng xếp hạng của Forbes.

"So găng" thu nhập của tỷ phú Phạm Nhật Vượng và các đại gia Việt đang sở hữu khối tài sản tỷ USD - Ảnh 2.

"So găng" thu nhập của tỷ phú Phạm Nhật Vượng và các đại gia Việt đang sở hữu khối tài sản tỷ USD - Ảnh 3.

Giá trị tài sản của các tỷ phú USD Việt Nam tính đến 17/4

Các tỷ phú Việt đang hưởng lương bao nhiêu?

Với khối tài sản "kếch xù", nhưng trên thực tế lương, thù lao của các tỷ phú Việt tại doanh nghiệp không "đột biến" so với thị trường, thậm chí còn từ chối nhận thù lao trong nhiều năm qua.

Tại Vingroup, báo cáo tài chính kiểm toán năm 2020, thu nhập của các thành viên Hội đồng Quản trị và Ban Giám đốc (gồm lương và thưởng) năm 2020 là 50 tỷ đồng, trong khi năm 2019 là 46,7 tỷ đồng.

Như vậy, với 9 thành viên Hội đồng Quản trị (HĐQT) và 5 thành viên ban Giám đốc, thu nhập bình quân của mỗi thành viên, trong đó có tỷ phú Phạm Nhật Vượng (Chủ tịch HĐQT) năm 2020 trên 3,5 tỷ đồng/năm.

Tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo hiện đang đảm nhiệm vai trò lãnh đạo tại nhiều doanh nghiệp khác nhau. 

Cụ thể, bà giữ vị trí Phó Chủ tịch HĐQT kiêm Tổng giám đốc Công ty cổ phần (CTCP) Hàng không VietJet; Phó chủ tịch thường trực Ngân hàng TMCP Phát triển HCM (HDB) và Chủ tịch HĐQT CTCP Sovico.

Theo báo cáo tài chính năm 2019 của CTCP Hàng không VietJet, thù lao và lương chi trả cho HĐQT, BKS và Ban Giám đốc là gần 43 tỷ đồng cao hơn năm 2018 là 12 tỷ đồng.

Với 22 người trong Thành viên HĐQT, BKS và Ban Giám đốc, bình quân mỗi người sẽ nhận được gần 2 tỷ đồng/năm.

Còn tại HDBank, theo báo cáo tài chính, các thành viên lãnh đạo trong HĐQT, BKS và Ban giám đốc được chi trả tổng cộng gần 53 tỷ đồng lương và thưởng năm 2019. Với 22 người trong Thành viên HĐQT, BKS và Ban Giám đốc, lương và thưởng bình quân mỗi người sẽ nhận được 2,4 tỷ đồng/năm.

Như vậy, nếu tính cả 2 nơi VietJet và HDBank, năm 2019 tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo có thể "bỏ túi" gần 4,4 tỷ đồng/năm lương, thưởng (tính theo phương án bình quân kể trên).

Năm 2020, CTCP Hàng không VietJet chưa công bố báo cáo tài chính kiểm toán, vì vậy thù lao và lương chi trả cho tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo cũng chưa được tiết lộ.

Tuy nhiên, tại HDBank, năm nay nhà băng này chi tới gần 63 tỷ đồng lương và thưởng. Với 25 người trong Thành viên HĐQT, BKS và Ban Giám đốc, trung bình mỗi người  trong đó có tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo sẽ nhận được hơn 2,5 tỷ đồng/năm.

"So găng" thu nhập của tỷ phú Phạm Nhật Vượng và các đại gia Việt đang sở hữu khối tài sản tỷ USD - Ảnh 5.

Tỷ phú Phạm Nhật Vượng và các đại gia Việt nắm trong tay hàng tỷ USD

Hiện đang đứng thứ 2 trong danh sách tỷ phú Việt Nam (theo Forbes), tỷ phú Trần Đình Long sở hữu khối tài sản khoảng 2,7 tỷ USD nhưng thu nhập tại doanh nghiệp của tỷ phú Trần Đình Long có phần "khiêm tốn" hơn so với 2 tỷ phú kể trên.

Theo báo cáo tài chính năm 2020 đã kiểm toán, thù lao của HĐQT của Hòa Phát do tỷ phú Trần Đình Long làm Chủ tịch HĐQT được chi trả 25 tỷ đồng.

Như vậy, mỗi thành viên trong HĐQT trong đó có Chủ tịch Trần Đình Long sẽ nhận trung bình gần 2,8 tỷ đồng, tương đương 231 triệu đồng/ tháng.

Với trường hợp của tỷ phú Hồ Hùng Anh, Chủ tịch Techcombank, thù lao năm 2020 bình quân vào khoảng 3 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch Tập đoàn Masan là trường hợp hiếm hoi trong 6 tỷ phú nhiều năm liền không nhận thù lao tại doanh nghiệp. Trong khi đó, thu nhập của tỷ phú Trần Bá Dương (Thaco) chưa từng được tiết lộ.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem