Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Theo bản tin của Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn, hiện nay, ngoài nhập khẩu cà phê của Việt Nam, Trung Quốc còn nhập khẩu cà phê từ nhiều thị trường khác như Brazil, Indonesia, và nhập cà phê chế biến sẵn từ Mỹ, các nước châu Âu.
Điều đáng nói là, trong khi cà phê từ các nước trên thế giới mà các thương nhân Trung Quốc nhập khẩu về bình quân 3.600 USD/tấn, thì nhập khẩu từ Việt Nam chỉ với giá bình quân 2.250 USD/tấn.
Bản tin của Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn phân tích nguyên nhân do cà phê của Việt Nam xuất sang Trung Quốc vẫn chủ yếu là cà phê Robusta dưới dạng thô (cà phê nhân), thường có giá thấp trên thị trường cà phê thế giới.
Theo đó, trong tổng số 21.450 tấn cà phê của Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc 6 tháng đầu năm 2022, lượng cà phê nhân là 13.098 tấn (24 triệu USD).
Xuất khẩu thô nhiều cũng là nguyên nhân khiến người tiêu dùng Trung Quốc chưa hiểu rõ tầm ảnh hưởng của cà phê Việt Nam. Trong khi Trung Quốc được đánh giá là thị trường trị giá hàng trăm tỷ USD.
Ưu thế của Việt Nam lại là nước láng giềng, lân cận nên vận chuyển thuận lợi hơn, cung đường ngắn hơn. Các doanh nghiệp ở Trùng Khánh hiện chủ yếu nhập cà phê Robusta của Việt Nam về để chế biến, pha trộn vì có lợi thế về giá, vận chuyển. Hiện, quy mô cà phê của Trùng Khánh đạt khoảng 3-5 tỷ Nhân dân tệ/năm nên nhu cầu nhập khẩu lớn.
"Để tận dụng được thị trường Trung Quốc thì ngoài bán thô, Việt Nam cần nâng cao năng lực chế biến, bởi vì người dân Trung Quốc đang ngày càng ưa chuộng cà phê chế biến sâu, cà phê pha chế sẵn chất lượng cao", Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp nông thôn khuyến cáo.
Được biết, xuất khẩu cà phê của Việt Nam sang Trung Quốc trong tháng 8/2022 ước đạt 1.800 tấn với trị giá 6,8 triệu USD, giảm 40,2% về lượng và 31,9% về giá trị so với tháng trước, và giảm 64,3% về lượng và 35,1% về giá trị so với cùng kỳ 2021.
Trong khi đó, xuất khẩu nông lâm thủy sản chính của Việt Nam sang Trung Quốc trong 8 tháng đầu năm 2022 đạt 6,65 tỷ USD, tăng 8,23% so với cùng kỳ năm 2021.
So với cùng kỳ, các mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu tăng bao gồm: gỗ và sản phẩm gỗ (tăng 197,3%), thủy sản (tăng 101,0%), thức ăn gia súc và nguyên liệu (tăng 21,8%), chè (tăng 18,7%), sắn và sản phẩm sắn (tăng 14,0%), mây tre đan (tăng 11,3%), cao su (tămg 8,7%); trong khi đó một số mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu giảm là cà phê (giảm 35,1%), gạo (giảm 30,6%), hạt điều (giảm 9,4%), rau quả (giảm 8,4%).
Theo Ban Quản lý Khu kinh tế cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn, tính đến 20h00 ngày 07/09/2022, tổng số phương tiện chở hàng hóa xuất khẩu còn tồn trên địa bàn tỉnh là 327 xe, trong đó xe chở hoa quả là 236 xe hoa quả và 91 xe hàng khác.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.