Trịnh Tùng giết vua Lê Anh Tông, liệu có đáng bị phỉ báng?
Và sau khi Trịnh Tùng làm việc bạo ngược là giết vua (ý nói Trịnh Tùng giết vua Lê Anh Tông), sách này chỉ chép là Tùng, tất cả quan tước của ông ta đều bị tước bỏ...
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị
Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép số 115/GP-BTTTT cấp ngày 01/3/2022
Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Nói khác đi, chợ ảo nhưng bán mua giết chóc thú rừng nhiều nhất trong các cái chợ ngoài hiện trường. Chúng tôi đã chứng thực và "chết đứng".
Máu thú hoang từ mạng xã hội "chảy" ra các khu bếp đồ tể
Tại Đắk Nông, sau các quyết định phạt cả tỷ đồng với hành vi buôn bán kỳ đà vân do Chủ tịch UBND tỉnh này ban hành, những tưởng thị trường "hàng con" trên địa bàn sẽ hạ nhiệt. Song, dường như, điều ấy chỉ làm các con buôn thận trọng hơn thôi.
Một chủ nhà hàng "đặc sản thú rừng" ở huyện lỵ Đắc Mil, chỉ sau vài thao tác giao dịch trên mạng đã hồ hởi đề nghị giết tê tê cho khách thưởng thức.
Nhà hàng H.N gần đó thì đưa chúng tôi xem một thực đơn thiết kế trang trọng với những cái tên thú rừng cấm buôn bán giết mổ. Khách tỏ vẻ không tin, anh chủ to béo lôi xềnh xệch cả nhóm ra xem cheo cheo, lợn rừng, cầy hương, hoẵng rừng các loại đang nhốt trong lồng, đang bị giết mổ tưng bừng.
Nghi ngút nước nóng làm lông. Những con thú bị thương, máu chảy từ tin nhắn mạng xã hội chào mời, lúc khách đến, chúng vẫn loang máu ngoài bể nước nằm chờ.
Dù bị báo chí nhiều lần phản ánh, nhưng mỗi khi nhóm Phóng viên đi qua đoạn đường nối từ tỉnh Đắk Lắk sang tỉnh Đắk Nông gần thành phố Gia Nghĩa hầu như lần nào cũng chứng kiến cảnh người dân xẻ thịt thú rừng trà trộn với hàng trang trại bán ven quốc lộ. Khi gặp trực tiếp người buôn bán sẽ cho các tài khoản mạng xã hội để liên hệ và có nhu cầu mua hàng sẽ chia sẻ hình ảnh, giá, số tài khoản... Ảnh: Chiên Hoàng
Tương tự, sau các án phạt hơn nửa tỷ đồng vì buôn bán ngà voi, các thủ phủ chất ngất đầu lâu thú, rồi cả ngà voi đã chế tác và nguyên khối như khúc thân chuối hột đã thận trọng hơn. Họ bắt đầu cho khách hẹn "leo dây". Có khi hẹn ra công viên, có khi mời ra gần khu nghĩa trang giao dịch một cách rất hình sự.
Cuối cùng, nhiều kẻ đã đánh tháo khi cảm thấy chưa an toàn. Vài chủ vựa bán ngà voi, sau khi kiểm tra đủ thứ thông tin, thì thận trọng thì ôm ra lủng củng toàn ngà voi dạng miếng, dạng vòng với các lời phân tích về phương pháp "ngoại giao" để tồn tại được khi cơ quan chức năng ra chiến dịch xử lý.
Bất ngờ nhất là ở Quảng Trị. Tại huyện Cam Lộ, nhà hàng Q.Hương, chúng tôi giả đò vào xem hàng để đặt cho tươi ngon, rồi gặp bà chủ với đầu bếp tại gian chế biến thức ăn.
Họ trưng ra cả một tủ đông cầy, kỳ đà to bằng bắp đùi - đã cắt đầu đuôi, phanh thây với lớp da đen nhoáy. Nhiều loại thú quý khác, đặc biệt là trút (tê tê) họ sẵn sàng mang đến khi khách yêu cầu. Hàng rừng Việt Nam và rừng Lào đều có.
Con vật mà chủ nhà hàng ở huyện Cam Lộ, tỉnh Quảng Trị quảng bá là kỳ đà đã cấp đông, là loại động vật quý hiếm, không phải lúc nào cũng có, hàng này săn ở rừng Trường Sơn. Còn các mặt hàng khác như cầy, nhím, ba ba núi, chim hoang dã lúc nào cũng có. Ảnh: Lam Anh
Một chủ tài khoản mạng xã hội "khét tiếng" vùng Khe Sanh, Lao Bảo (Quảng Trị) hoạt động đã gần chục năm. "Tọa lạc" gần trụ sở một đơn vị Hải quan, ven con đường huyết mạch lên Cửa khẩu Quốc tế Lao Bảo, lại trục trặc hôn nhân, nên Nguyễn Thị L và vài "người đẹp" khác rất thân thiết với cánh lái xe tải đường dài. Xe cộ qua đây như mắc cửi.
Bỏ hàng chục triệu đồng cho người "đồng bào" mua tủ đông trữ hàng
Lúc đầu, L giết thú rừng cho khách ăn tại chỗ, sau tiến tới gửi xe tải, xe khách đường dài đi cả nước. Từ chỗ quen biết, người nọ giới thiệu người kia, qua hàng nghìn ngày làm ăn, giờ đây đường dây của nhóm "nữ trùm" đi rất xa, với quy mô hàng tạ thịt rừng mỗi ngày.
Nai, hoẵng, gấu, nhím; riêng cầy/chồn đã có gần chục loại; sơn dương tươi, khô. Hàng nguyên con, hay xẻ thịt cấp đông; hàng còn sống hay đã chết, đủ cả!
Điều chúng tôi hết sức bất ngờ là "trụ sở" với các tủ đông trữ vài tạ thú rừng quý hiếm của L lại ở ngay mặt đường nhựa. Xe khách tấp vào "ăn" hàng rừng, mỗi ngày hơn chục bận.
Đặc biệt, chúng tôi tận mắt chứng kiến và ghi hình: L để cả các lồng đựng cầy, chồn, don, nhím, dúi và nhiều loài thú bị thương khác ra rệ đường. Nhốt trong những cái lồng ô mắt cáo và cho ăn qua quýt để nó vẫn thuộc dạng "vẫn sống" cho người ta chọn. Bọn thú hoang tàn lụi, sứt lở, máu mủ thê lương.
Đầu tháng 2/2022, phóng viên Dân Việt đã di chuyển bằng ô tô giữa mùa dịch Covid -19 từ Hà Nội đến Quảng Trị gặp gỡ "bà trùm" buôn bán động vật hoang dã sau khi đã kết thân qua mạng xã hội. Đến nơi, chứng kiến việc giao dịch diễn ra gần như công khai, hàng bán với số lượng lớn. Thú rừng từ Lào, rừng Việt Nam bị bắn bẫy, bà trùm cho biết, họ bỏ hàng chục triệu đồng đầu tư mua tủ trữ đông, trang bị đồ đi rừng cho các thợ săn và đại lý thu gom. Ảnh: Văn Hoàng
Cùng nhóm với L có Kiều, một cô gái đẹp mặn mà, trẻ trung. Cả hai thu gom hàng từ Lào về, bất chấp dịch dã Covid-19 với các quy định phòng dịch khắt khe, họ cho người gùi hàng vượt biên. Họ tiết lộ: phải ứng tiền trước cho người gùi hàng, tung tiền cho họ thu gom thú rừng bên Lào, rồi mua cả gần hai chục triệu đồng một chiếc tủ đông cho họ bảo quản hàng.
Chỉ còn biết thở dài: Với tốc độ này, nếu không có biện pháp ngăn chặn hữu hiệu, rất sớm thôi, các loài quý hiếm và tuyệt đẹp kia sẽ chỉ còn là trong tranh ảnh, trong "cổ tích" mà thôi.
Cầm đầu là một người đàn ông miền Bắc, vào đây ở rể, lúc đầu mở hiệu tạp hóa ở xã giáp biên. Giờ làm "hàng con", chân rết làm ăn là các "bà trùm" khéo léo quan hệ với cánh lái xe đường dài, rồi mở rộng bán hàng qua mạng xã hội. Họ "phủ" khắp Nam Định, Thái Bình, ra Hải Phòng, Hà Nội (những nơi có nhiều lái xe đường dài, xe công-ten-nơ đi cửa khẩu quốc tế).
Những ngày ở Lao Bảo, tôi thử hỏi mua riêng cầy hương, L gom hàng được bao nhiêu con thú rừng Lào và rừng Việt nguyên lông, chưa cấp đông? L bảo, em lo được 40 con (!). Rồi chụp ảnh cho xem cả hàng, cả "công xưởng" giết mổ thú rừng. Chúng tôi đến nhà, thấy la liệt "hàng con", tủ lạnh đầy ăm ắp. L mời cả K đến tiếp khách rất hồn nhiên.
Có cảm giác, không ai "truy quét", "xử lý" một cách thật sự và hiệu quả các vi phạm buôn bán động vật hoang dã trên không gian mạng như cần phải có.
Bởi, không chỉ tung hình ảnh lên các hội nhóm (mà toàn hình ảnh L và K chụp hẳn hoi; từng ngày đều có hàng mới) mà hơn thế, họ còn công khai đưa lên mạng xã hội. Bất kì ai cũng có thể xem, mua, gọi cho hai "em" (và nhiều người) nữa để nhận hàng ở tại cửa hiệu hay ở bất kỳ đâu.
Thú rừng vừa "xuống núi" là "bà trùm" ở Lao Bảo, Quảng Trị ngay lập tức gửi lên các hội, nhóm để rao bán, đồng thời inbox đến nhóm Phóng viên. Ảnh do đối tượng buôn bán gửi Phóng viên Dân Việt
Họ công khai giữa ban ngày. Tất nhiên, như L nói: thỉnh thoảng cơ quan chức năng cũng ra quân. Bạn của L là chị H (ở thị trấn Khe Sanh) đã bị phạt tới hơn 40 triệu đồng do buôn bán tê tê (trút) nên L cũng sợ sợ.
Sợ thế thôi, giật mình tí thôi, vẫn đăng tải công khai, bày thú rừng ra tận phần đường nhựa "xuyên Á", bán hàng cho cả cán bộ một số ban ngành (như L kể). Rồi cũng "khéo ăn nói" với họ để họ bỏ qua mà làm ăn.
Trong các tỉnh Tây Nguyên mà chúng tôi khảo sát, có lẽ, ngoài Đắc Lắc nổi tiếng với các "chợ ngà voi online" như đã mổ tả, thì thú rừng bị tàn sát ác nhất phải kể đến vùng Ea Soup của tỉnh này. Khu vực này giáp các khu bảo tồn màu mỡ của cả ta lần nước bạn, vì thế hàng nhiều. Trần Thị Ng rất có duyên ăn nói, nhiều năm bán hàng ở chợ huyện, cô này hầu như không đăng tải hình ảnh mình có hàng rừng ở trên mạng.
Chỉ toàn ảnh nhan sắc tươi cười. Giao dịch chỉ "inbox" (chat) cụ thể, sau khi có người giới thiệu và gặp ở "đại sứ quán" của Ng là sạp thịt lợn ngoài chợ huyện.
Cả huyện, cơ quan chức năng rồi cả chợ, đến hỏi hàng rừng ai cũng chỉ Ng. Và Ng cũng thừa nhận mình bị bắt, xử lý vì buôn ĐVHD "nhẵn mặt" rồi. Có hàng là "chào", xem ảnh là chọn, chọn là gửi xe khách đi Hà Nội hay về Sài Gòn vô tư.
Sau khi quảng bá trên mạng xã hội, thú rừng sẽ được làm sạch chuyển cho người mua bằng cách gửi xe tải, xe khách đường dài từ các tỉnh Tây Nguyên đến nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước. Ảnh: Lam Anh
Đưa chúng tôi vào nhà, Ng vứt còng queo ra cả con hoẵng, cả con lợn rừng lông lá vàng ươm đen nhánh. Vài con nhím hoang dã to đùng. Tùy chọn, giá cả có rồi.
Giáp mặt "chợ thú rừng"
Từ các đường dây ở miền Trung, Tây Nguyên như thế; tình cờ chúng tôi gặp "người bạn xã hội" tên Nguyễn Xuân D., trùm buôn đồ cổ và thú rừng ở khắp vùng giáp ranh Hà Tĩnh, Quảng Bình. Cách của D là: mỗi hội nhóm hàng rừng, hàng lạ, hàng độc, hàng cổ, hàng miền núi, D đều có tài khoản gia nhập. Ở đó, treo vài thứ vào "gian hàng ảo" kèm theo số điện thoại sim thật, sim "rác".
Có khi cái sừng hoẵng, có khi cái mỏ hồng hoàng dài gần 40cm (!) được dân buôn tìm mua khắp chốn, có khi là một cái đèn măng xông thời bao cấp hoặc độc đáo hơn là cái ấn của một vị vua nào đó (có trời mà biết thật giả ra sao). Cứ treo thế, ai mua gì thì nhắn tin, kết bạn, lãi là bán.
Từ các giao dịch "vu vơ" đầy ám hiệu trên mạng xã hội, chúng tôi đi 400km vào Hà Tĩnh, gặp ông trùm buôn đồ rừng. Tại đây, vô số chim hồng hoàng (nằm trong Sách Đỏ của IUCN), cao cát (loài chim huyền thoại với cái mỏ lớn) đã bị giết, cắt đầu, cắt mỏ đem bán với giá cao cho các đường dây xuất khẩu phục vụ "thú chơi" dã man của nhiều người. Ảnh: Lam Anh
D bảo, anh ta cung cấp cho một đầu mối chuyên mua mỏ hồng hoàng, cao cát; rồi mua rùa núi, mua cả các con thú mang từ Lào về. Dọc đường Hồ Chí Minh, chúng tôi ghé thăm "giao dịch thử" với D. Anh ta dẫn vào một khu giáp biên giới, chiều về, thợ săn cho vợ con đem bán hàng đông như hội.
Mấy cô mặc áo váy vùng cao thung thăng, đi xe máy, mang theo thỏ rừng, chồn, cáo nguyên lông. Có em học sinh cấp 3 vẫn mặc áo đồng phục với phù hiệu, mở trong chiếc làn trước xe đạp ra các con hồng hoàng sải cánh dài hơn 1,3m, cổ dài vài chục xăng ti. Cái đầu và cái mỏ bị cắt bán riêng giá "rất cao" rồi (họ dùng cái mỏ to và đặc của con chim để "điêu khắc" lên đó, như đối với ngà voi).
Những người đàn ông đi rừng cả tuần, cả tháng. Họ bắn được con gì, có thể mang về ngay để bán, có thể vặt lông, thui vàng để tránh bị phân hủy. Mỗi lần họ từ rừng Việt, xuyên sang rừng Lào rồi về, là vợ con lại đi bán hàng rừng.
Cá thể chim hoang dã đã bị cắt đầu để bán riêng mà người bán đang đưa cho Phóng viên Dân Việt trực tiếp xem và nói: "Đây là chim hồng hoàng, một loạt chim quý hiếm bậc nhất ở Việt Nam vừa được người dân sinh sống ở huyện Hương Khê săn bắt được trong rừng". Ảnh chụp đầu tháng 2/2022: Văn Hoàng
Sợ nhất là những gì chúng tôi chứng kiến ở khu vực giáp ranh Hà Tĩnh, Quảng Bình này, liên quan đến loài linh trưởng. Ở quán nhậu thịt khỉ, thịt voọc; họ chỉ phân biệt, voọc đuôi dài hơn khỉ, tay cũng dài hơn, chứ không biết tính chất quý hiếm hay tính nguy cấp tận diệt của hai loài ra sao. Giá bán cũng không lệch nhau là bao.
Từng bó voọc nguyên con, tay chúng bị trói ngược lên đầu (cho gọn ghẽ), vì tay voọc quá dài nên nó vượt hẳn. Dài thượt lên phía trên rất lạ. Thợ săn trói bằng lạt tre tươi.
Con linh trưởng nào cũng toang hoác, óc bị moi trước, giờ đã sấy khô, mặt chúng vẫn nhăn nhó, ria răng, vẻ như vẫn sợ hãi và đau đớn lắm.
Chúng tôi lạc vào những gian bếp vài tạ thịt thú rừng gác trên giàn tre, sơn dương, nai, hoẵng, lợn rừng, cầy, khỉ, voọc, đủ cả. Các phần thân thể thú hoang vẫn còn nguyên từng tảng. Trong tủ đông, đủ cao động vật, đủ loại thịt rừng cấp đông.
Cả đoàn thợ săn dọc các xã biên giới cung cấp đều đặn mỗi ngày thú rừng cho các chủ vựa, rồi theo các "đầu mối" từ mạng xã hội, đặt hàng online, trả tiền qua tài khoản.
Với quy trình "hoàn hảo" đó, thú rừng nườm nượp theo xe khách tỏa đi khắp cả nước. Để tránh bị xử lý, tịch thu, lũ khỉ con bị bắt sống - sau khi khỉ bố mẹ bị sát hại chúng ôm xác phụ huynh mà chờ bị tóm - thì được nhốt trong cũi giữa rừng. Khách xem ảnh, video, ai ưng thì nửa đêm họ vào rừng cõng khỉ hoang về bán.
Mua xong khỉ, cầy, thì họ bắt đầu dụ dỗ mua hổ. Chúng tôi được đưa vào những ngôi nhà chồm hổm toàn những chú hổ nguyên con nhồi tiêu bản, rồi lạc vào thế giới các trang trại hổ được "đại gia Việt" đem tiền sang Lào đầu tư rồi nấu cao chuyển về Việt Nam bán. Chúng tôi mục sở thị các ngôi nhà ông trùm dạng này mà thấy lạnh tóc gáy.
Nếu cơ quan chức năng thật sự ra quân, "chợ ảo" nào cũng bị dẹp!
Quả thật, đi điều tra ở lĩnh vực này đã nhiều năm, thường thì, chúng tôi cũng không dễ gì lọt được vào những "hang ổ quái dị" như đã mô tả ở trên. Bởi, ở ngoài xã hội, các trùm chỉ khoe một góc kho hàng nếu có giao dịch lớn.
Bằng các biện pháp nghiệp vụ, tháng 2/2022 phóng viên Dân Việt có mặt tại một số tỉnh Tây Nguyên tìm hiểu về tình trạng buôn bán động vật hoang dã qua mạng xã hội, sau đó gặp mặt trực tiếp các đối tượng để trao đổi, ghi hình. Ảnh: Văn Hoàng
Còn với "chợ trên internet", chúng tôi "phiêu du" tới khắp mọi miền, chứng kiến đủ thứ người ta trưng ra với niềm tin rằng không ai bắt được họ, nên nó phản ánh rất trung thực từng ngóc ngách và khá quy mô của sự tàn sát thú hoang cho các nhu cầu nhẫn tâm của giới "hám đồ rừng". Không chỉ bán buôn ở Việt Nam, mà còn trung chuyển sang nước khác.
Không chỉ nhìn thấy trên hình ảnh "trên màn hình" xa xôi, chúng tôi đã đi tận nơi, gặp từng đối tượng, chứng thực những gì họ bán y như trong lời quảng bá. Chứng kiến họ bán giữa thanh thiên bạch nhật, khỏi cần lén lút.
Hoặc ít ra, sự lén lút đó không đủ để che mắt được các cơ quan điều tra, nếu tất cả chúng ta thật sự vào cuộc. Như đã phân tích, giao dịch có thật, nhận tiền và giao hàng thật, gọi điện là họ nhấc máy, di tay chát là họ trả lời. Vì lợi nhuận, họ rất đeo bám khách.
Xin nhắc lại, chỉ cần quảng cáo buôn bán ĐVHD thôi, đã đủ vi phạm rồi, chưa cần phải chứng minh là có hàng cấm hay không, có nhiều hay có ít.
Nếu cơ quan chức năng thật sự vào cuộc, hoàn toàn có thể ngăn chặn được, khi xác minh tài khoản điện thoại và mạng xã hội của những kẻ có dấu hiệu vi phạm nghiêm trọng Luật Hình sự mà chúng tôi sắp kể ra dưới đây. Lúc ấy, bài toán đơn giản: tại sao thường dân nhấp chuột trên mạng xã hội, trên internet, không thấy và không dễ dàng mua được khẩu súng quân dụng hay bánh heroin?
Vì chúng ta xử nghiêm và điều tra quyết liệt, khó có vi phạm nào qua mắt được cơ quan chức năng (nếu trưng ra quảng bá)?
Vậy tại sao các vi phạm như: ship hổ tới tận nhà; bán hàng chục con voọc quý bị giết, moi óc sấy khô; bán rùa biển rồi hồng hoàng, kỳ đà vân, tê tê (các mặt hàng buôn bán là hầu như có thể bị khởi tố hình sự) tràn lan? Lên mạng là thấy, gọi điện là có người nghe, đặt hàng là có người ship "kiểm tra hàng mới thanh toán tiền".
Trong ảnh là một cá thể cầy hương được rao bán trong một nhà dân ở gần Cửa khẩu Quốc tế thuộc một tỉnh phía Nam. Nếu chúng ta thật sự muốn ngăn chặn nạn buôn bán thú rừng qua "thế giới ảo", chúng tôi nghĩ, không có gì là khó cả. Vấn đề ở đây là cần thêm quyết tâm từ nhiều phía, cần nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật. Ảnh: Lam Anh
Bằng quyền điều tra của mình, chiểu theo luật Việt Nam và các công ước Quốc tế mà Việt Nam là thành viên, có thể thấy rõ: nếu chúng ta thật sự muốn ngăn chặn nạn buôn bán thú rừng qua "thế giới ảo", tôi nghĩ, không có gì là khó cả.
Cho nên, vấn đề ở đây là cần thêm quyết tâm từ nhiều phía, cần nâng cao hiệu quả thực thi pháp luật như cần phải có để bảo vệ các giá trị đem lại bình an chung cho cộng đồng, cho nhân loại tiến bộ. Nhất là trong bối cảnh dịch dã hành hoành, mà chúng ta đã biết chắc: ĐVHD là vật chủ trung gian lây truyền dịch bệnh nguy hiểm, từ SARS, Ebola đến Covid-19…
Quá trình điều tra nạn buôn bán ĐVHD qua internet, chúng tôi đã vào tận nhiều hang ổ, quay phim, chụp ảnh và tố cáo xử lý nhiều đối tượng trùm sò. Song, qua hành trình này, mới hiểu rằng: sức mạnh đáng sợ của "công cụ mạng xã hội" khi nó được sử dụng vào việc làm phi pháp, xâm hại đa dạng sinh học, đưa xã hội trước bờ vực lây lan bệnh tật nguy hiểm từ vật chủ trung gian là ĐVHD. Không dễ gì người ta cho bạn thấy những thảm cảnh như loạt bài này đã mô tả, nếu không là buôn bán qua mạng xã hội.
Cả sàn nhà toàn da hổ nguyên chiếc đã chế tác, cả khu công xưởng toàn hổ "nguyên con" đã nhồi tiêu bản để xuất bán. Cả bộ "chân, tay" 4 chiếc của gấu, hổ, sư tử đã lóc da thịt, chằng chịt lòng khòng xương và móng vuốt để lên bàn cân bán. Các nồi cao hổ sôi ầm ầm, trong khu bếp gần chục con hổ tạ năm phơi xác.
Các góc vườn với nhân công giết mổ thú rừng để kịp giao cho khách khắp mọi miền tổ quốc. Tất cả những bức ảnh đăng trong bài này, cơ bản đã được chúng tôi chứng minh, tận mắt chứng kiến, nó là sự thật.
Đón đọc Bài cuối: Cần "mạnh tay" hơn trong xử lý buôn bán động vật hoang dã trên thế giới ảo
"Hơn 2 năm qua, tôi không đi làm được, chỉ đi viện chăm con. Gia cảnh túng quẫn quá, tôi không biết làm sao để có tiền vừa chữa bệnh cho con nhỏ, vừa lo cho con lớn được học hành tới nơi tới chốn".
Và sau khi Trịnh Tùng làm việc bạo ngược là giết vua (ý nói Trịnh Tùng giết vua Lê Anh Tông), sách này chỉ chép là Tùng, tất cả quan tước của ông ta đều bị tước bỏ...
Tối 25/4, tại Quảng trường 12/11, TP Cẩm Phả, tỉnh Quảng Ninh tổ chức Chương trình kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Vùng mỏ 25/4 (1955-2025) với chủ đề “Vùng mỏ bất khuất - Khát vọng hùng cường”.
Tào Tiết là con gái thứ hai của Tào Tháo. Bà được gả cho Hán Hiến Đế và trở thành hoàng hậu. Tào Tiết rất trung thành với Hán Hiến Đế, nên khi bị anh trai là Tào Phi yêu cầu ấn ngọc, bà đã ném xuống đất và nói: “Thần không phù hộ cho ngươi!”.
Sinh vào tháng Âm lịch tốt lành này, mọi người có tính cách mạnh mẽ, kiên trì, bất chấp gió mưa để đi đến đích thành công, về già tận hưởng cuộc sống an vui.
Ban Tổ chức Trung ương sẽ tham mưu, trình Bộ Chính trị, Ban Bí thư chỉ định bí thư, phó bí thư tỉnh ủy, thành ủy sau khi các địa phương hoàn thành hợp nhất tỉnh.
Quân đội Trung Quốc, Lào và Campuchia đã tham gia buổi sơ duyệt kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, tối 25/4.
Bàn thắng duy nhất của Viktor Lê đã giúp Hồng Lĩnh Hà Tĩnh đánh bại CLB TP.HCM 1-0 ngay trên sân Thống Nhất, qua đó tạm leo lên vị trí thứ 3 trên BXH V.League 2024/2025.
Sở Xây dựng cho biết, đã thực hiện việc giải quyết thủ tục hành chính trong lĩnh vực cấp giấy phép xây dựng đúng thời gian không bị chậm, muộn, đảm bảo tuân thủ đúng quy trình...
Ở cuộc đọ sức tại vòng 20 V.League 2024/2025 vừa kết thúc trên sân Hàng Đẫy, Thể Công Viettel nhọc nhằn giành chiến thắng tối thiểu 1-0 trước SLNA nhờ pha làm bàn duy nhất trên chấm 11m của Pedro Henrique. Kết quả này giúp đội chủ nhà thu hẹp khoảng cách với Thép xanh Nam Định xuống còn 3 điểm.
Nếu không đi khám sức khỏe định kỳ, bệnh nhân cũng không biết mình có khối u tụy lớn. Khối u có nguy cơ tiến triển ung thư nếu không được điều trị kịp thời.
Trung đoàn Biệt kích số 6 thuộc Lực lượng đặc nhiệm Ukraine tuyên bố tiêu diệt toàn bộ một trung đội lính Triều Tiên trong trận cận chiến ác liệt ở vùng Kursk, Nga.
Thanh tra Bộ Y tế vừa ra quyết định xử phạt Công ty TNHH mỹ phẩm Bityceuticals do thay đổi nội dung đã công bố và đã được cấp số tiếp nhận phiếu công bố của 40 sản phẩm mỹ phẩm nhưng chưa được sự chấp thuận.
Giữa không khí trang nghiêm và khẩn trương chuẩn bị cho buổi sơ duyệt diễu binh cấp Nhà nước tại trung tâm TP.HCM hôm nay 25/4, một khoảnh khắc đáng yêu và đầy bất ngờ đã thu hút sự chú ý của nhiều người.
Ông Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch HĐQT Masan Group tuyên bố tại Đại hội đồng Cổ đông thường niên: "Chúng ta không chỉ tham gia thị trường – mà phải dẫn dắt thị trường". Câu nói này không chỉ thể hiện triết lý kinh doanh của Masan mà còn phản ánh khát vọng vươn lên mạnh mẽ của một doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định quy định thời điểm xác định giá đất của quỹ đất thanh toán theo hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm, TP.HCM.
Thông qua Dalat Best Dance Crew, ban tổ chức chương trình mong muốn lan tỏa tinh thần yêu nhảy múa, cổ vũ lối sống lành mạnh, tích cực của giới trẻ trên cả nước.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Nam Định vừa ra quyết định bắt giữ 4 đối tượng liên quan chuyên án 425T.
Hậu vệ Việt kiều Gia Huy Phòng: ‘Tôi đang có kế hoạch học tiếng Việt’; HLV Guardiola có thể tái hợp với bà xã; Gyokeres muốn đầu quân cho Real; M.U tự tin vào khả năng giữ chân Mainoo; Văn Đức đưa vợ đi biển ‘hâm nóng’ tình cảm.
Những khoảnh khắc trang nghiêm, xúc động trước giờ diễn ra buổi sơ duyệt kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Một vụ sét đánh thương tâm đã xảy ra tại xã Nậm Ty (huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La) khiến 1 người tử vong, 2 người bị thương được đưa đến Trạm Y tế xã điều trị.
Quán quân Sao Mai 2007 Lê Anh Dũng cho biết, anh muốn được cúi đầu tri ân đến những người đã đi qua chiến tranh – những nhân chứng sống của lịch sử tại chương trình "Bài ca chiến thắng".
Người đứng đầu Cơ quan Tình báo Quân sự Ukraine (HUR), ông Kyrylo Budanov hôm thứ Sáu 25/4 mạnh mẽ tuyên bố, Ukraine sẽ trả thù cho vụ tấn công đẫm máu mới đây của Nga nhắm vào thủ đô Kiev.
Dù đã sinh cho Phan Văn Đức 2 bé nhưng Võ Nhật Linh đã nhanh chóng lấy lại vóc dáng nuột nà đến khó tin.
Nông dân xóm Ruộng Mới thôn 5, xã Hàm Đức, huyện Hàm Thuận Bắc (tỉnh Bình Thuận) rất phấn khởi khi quyết định phá bỏ thanh long, chuyển sang cây trồng rau ngò gai (loại rau thơm, rau gia vị) dưới tán dừa xiêm, cánh đồng đẹp như phim, cắt rau gia vị bán đắt hàng.
Cho đến nay, "Truyện Kiều" của Nguyễn Du hay "Nhật ký trong tù" của Chủ tịch Hồ Chí Minh có lẽ là hai tác phẩm văn học Việt Nam được dịch ra tiếng nước ngoài nhiều nhất. Kết quả sưu tầm bước đầu của chúng tôi cho biết, "Nhật ký trong tù" đã được dịch ra 37 thứ tiếng trên thế giới với 56 bản dịch, trong đó tiếng Anh là ngôn ngữ có nhiều bản dịch nhất. Sau tiếng Anh là các thứ tiếng: Bengali (4 bản), Nhật (4 bản), Czech (4 bản). Bài này xin giới thiệu các bản dịch bằng tiếng Bengali, chưa được biết với bạn đọc Việt Nam.
Hưởng ứng phong trào thi đua chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát năm 2025, TP.Cần Thơ xây mới, sửa chữa 1.066 căn nhà cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ người có công với cách mạng.
Lễ hội Tình yêu năm 2025, Lễ hội Cowboy Town, bắn pháo hoa, trưng bày triển lãm với chủ đề “Con đường thống nhất” và biểu diễn múa rối nước miễn phí… là những hoạt động vui chơi, giải trí hấp dẫn trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 tại Hà Nội.
Vận may tình yêu của 4 con giáp giống như một chú ngựa phi nước đại, không thể ngăn cản. Đồng thời sự nghiệp cũng lên như diều gặp gió.
Tên gọi Thủ Dầu Một không chỉ là địa danh hành chính mà còn là biểu tượng gắn bó máu thịt với bao thế hệ người dân Bình Dương – nơi hun đúc bản sắc, lưu giữ ký ức và thể hiện niềm tự hào của vùng đất từng vang danh bởi truyền thống đấu tranh cách mạng.
Hiện tại, Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên, huyện Thường Xuân (tỉnh Thanh Hóa) đã nhân giống được 45.320 cây lan rừng quý hiếm của 3 loài lan rừng bằng phương pháp nuôi cấy mô (30.000 cây/3 loài hoa lan rừng), phương pháp tách mầm (15.000 cây lan rừng/3 loài).