Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến đã có mặt tại xã Cẩm Sơn (huyện Cẩm Xuyên, tỉnh Hà Tĩnh) - khu cách ly kiểm dịch để kiểm tra quy trình thực hiện kiểm dịch động vật đối với lô hàng nhập khẩu lợn bố mẹ này.
Lần đầu tiên nhập khẩu lợn bố mẹ
Việc nhập khẩu lợn nái hậu bị được thực hiện giữa Công ty TNHH Dinh dưỡng quốc tế Việt Đức của Việt Nam thông qua ký kết hợp đồng với Công ty Inspired Nutrient - công ty sản xuất lợn giống của Thái Lan liên kết với Đan Mạch. Được biết, trước đây các doanh nghiệp Việt Nam chủ yếu nhập khẩu lợn cụ kị, ông bà, chưa từng nhập khẩu lợn cấp bố mẹ.
Ông Phạm Trần Sum - Giám đốc Công ty TNHH Dinh dưỡng quốc tế Việt Đức cho biết, dự kiến từ nay đến tháng 8 doanh nghiệp sẽ hoàn tất việc nhập khẩu toàn bộ số lợn giống đã đăng ký, gồm 20.000 con lợn nái và 200 con lợn đực.
Với chu kỳ sinh sản của lợn thì ước tính sau 5 tháng (khoảng tháng 12 năm nay), doanh nghiệp này không những đủ con giống để tăng đàn và tái đàn cho các trang trại vệ tinh mà còn cung cấp con giống ra thị trường đáp ứng nhu cầu tái đàn cho các gia trại, trang trại ở các tỉnh từ Quảng Trị đến Vĩnh Phúc.
"Trong số 20.000 con lợn nái nhập về theo kế hoạch, có một nửa phục vụ việc tái đàn của doanh nghiệp, số còn lại sẽ cung cấp ra thị trường để phục vụ tái đàn ở các nông hộ, gia trại và trang trại. Trong giai đoạn này, Chính phủ kêu gọi doanh nghiệp cùng chia sẻ với người tiêu dùng về giá thịt lợn, việc nhập khẩu lợn giống là hết sức cần thiết để không chỉ giúp doanh nghiệp có con giống tái đàn lợn mà còn thể hiện trách nhiệm của doanh nghiệp phải làm sao giảm được nhanh nhất giá lợn hơi, từ đó bảo đảm lợi ích người tiêu dùng và chỉ số giá tiêu dùng" - ông Sum nói.
Theo báo cáo của Chi cục Thú y Vùng III, ngay sau khi thông quan tại cửa khẩu Lao Bảo, cơ quan kiểm dịch thú y đã thực hiện kiểm tra hồ sơ khai báo tình trạng sức khỏe của đàn lợn giống, bước đầu không phát hiện triệu chứng lâm sàng của các dịch bệnh truyền nhiễm trên lợn.
Ông Lê Đình Huệ - Chi Cục phó Chi cục Thú y vùng III cho biết: Số lợn bố mẹ này sẽ được chuyển vào khu cách ly để theo dõi, tối đa là 45 ngày và tiếp tục được lấy mẫu giám sát về các bệnh truyền nhiễm trên động vật, đặc biệt là bệnh dịch tả lợn châu Phi.
Nếu lô hàng đảm bảo các yêu cầu về an toàn dịch bệnh sẽ được cấp giấy chứng nhận kiểm dịch động vật nhập khẩu để cơ sở tiếp nhận chăn nuôi nhân giống phục vụ tăng đàn, tái đàn.
Quý IV sẽ chủ động được lợn giống
Theo Bộ NNPTNT, dự kiến năm nay các doanh nghiệp sẽ nhập khẩu khoảng 12.000 con lợn cụ kị, ông bà để thay thế dần cho đàn lợn cụ kị, ông bà giai đoạn 2015-2016. Tính đến ngày 18/4, số lượng nhập khẩu lợn giống gốc là 3.016 con, tăng 133% so với năm 2018 và tăng 21% so với năm 2019.
Cùng với số lợn bố mẹ mà các doanh nghiệp cũng đăng ký nhập khẩu, Việt Nam có thể chủ động về lợn giống phục vụ sản xuất giai đoạn 2021-2024. Theo đó giá lợn giống sẽ bớt "sốt", giảm dần so với hiện nay.
Trực tiếp kiểm tra công tác nhập khẩu đàn lợn bố mẹ từ Thái Lan về Việt Nam, Thứ trưởng Bộ NNPTNT Phùng Đức Tiến đánh giá, việc nhập khẩu lợn giống về trước hết nhằm góp phần ổn định cung cầu về giống và bình ổn giá thịt lợn.
Khi đàn nái bố mẹ được nhập về sản xuất ra con giống sẽ đáp ứng từng bước nhu cầu giống đang thiếu hụt hiện nay, qua đó giảm giá bán lợn giống cũng như đáp ứng nhu cầu con giống cho các gia trại, trang trại của doanh nghiệp và của các địa phương để tăng quy mô đàn lợn giống và lợn thịt, đáp ứng nhu cầu thịt lợn vào quý III và quý IV trong năm nay.
Bộ NNPTNT sẽ tạo điều kiện thuận lợi tối đa tăng cường nhập khẩu lợn giống bố mẹ để nhân giống phục vụ tăng đàn và tái đàn. Việc nhập khẩu lợn nái hậu bị nói chung và lợn giống là không có "hạn ngạch".
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến cũng cho biết, vừa qua một số địa phương đã kịp thời quan tâm, có các chính sách hỗ trợ kinh phí duy trì, tăng đàn nái, đực giống phục vụ tái đàn, tăng đàn như: Hà Nội bố trí 16 tỷ đồng hỗ trợ con giống, trong đó hỗ trợ không quá 5 triệu đồng/con lợn nái; Nghệ An hỗ trợ 2 triệu đồng/con lợn nái, hỗ trợ toàn bộ đực giống; Bình Dương hỗ trợ 10 triệu đồng/hộ chăn nuôi từ 20 con lợn trở lên...
Cùng với đó là tổ chức kiểm soát tốt dịch bệnh theo đúng tinh thần chỉ đạo của Ban Bí thư, Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ; kịp thời công bố hết dịch tả lợn châu Phi để tạo điều kiện cho người chăn nuôi tái đàn, tăng đàn lợn.
Theo Bộ NNPTNT, hiện cả nước đang có gần 110.000 con lợn cụ kị, ông bà phục vụ công tác nhân đàn bố mẹ tại chỗ. Ngoài ra, Bộ cũng chỉ đạo nhập tinh về để làm tươi máu đàn cụ kỵ, ông bà; cho phép nhập khẩu giống bố mẹ.
Thứ trưởng Phùng Đức Tiến nhấn mạnh, trong bối cảnh giá lợn hơi tăng cao, người tiêu dùng nên đa dạng hơn các loại thực phẩm, tăng sử dụng gia cầm, trứng, thuỷ sản, hoặc dùng thịt lợn động lạnh nhập khẩu thay thế thịt nóng nhằm giảm áp lực lên thị trường.
Hiện, 15 doanh nghiệp chăn nuôi lợn quy mô lớn và các điểm liên kết vệ tinh đang chiếm khoảng 35% tổng đàn lợn thương phẩm cả nước với tốc độ tái đàn đạt 17%. Còn các hộ chăn nuôi quy trang trại, gia trại và HTX chiếm tỷ trọng 66 - 67% tổng đàn lợn.
Tuy nhiên, do khan hiếm về nguồn cung nên giá lợn giống, giá lợn hậu bị đang tăng rất cao, ngay cả các hộ có tiền cũng khó mua được lợn giống để tái đàn, tăng đàn.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.