Về Quán cổ Trung Tân tìm thảnh thơi…

Bài, ảnh: Hoàng Tuấn Thứ sáu, ngày 08/05/2015 10:59 AM (GMT+7)
Quán cổ Trung Tân và quần thể Di tích đền thờ danh nhân văn hóa Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm tại thôn Trung Am, xã Lý Học, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng là điểm đến hấp dấn khi bạn ghé thăm thành phố Cảng.
Bình luận 0

Quán cổ Trung Tân được Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm dựng vào năm 1542 tại thôn Trung Am - quê ngoại ông, bên dòng sông Tuyết Giang. Quán do ông thiết kế, bỏ tiền và đôn đốc học trò xây dựng. Tại đây, ông dựng một bia đá, khắc bài văn bia bất hủ “Trung Tân quán bia ký” thể hiện rõ quan điểm tư tưởng của ông. Nơi đây đã được nhà nước Phong Kiến liệt hạng là một trong 14 cổ tích xứ Đông.

Quán cổ Trung Tân là bến "thảnh thơi" của cuộc sống tiêu giao, của trăng thanh gió mát và trở thành một điểm sinh hoạt văn hoá tâm linh khá độc đáo của dân làng và của du khách thập phương.

img
Cổng vào Đền thờ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.

Đền thờ Nguyễn Bỉnh Khiêm với ba gian tiền đường, hai gian hậu cung, phía trước có hai hồ nước tượng trưng cho trời và đất, bức hoành phi trong đền ghi 4 chữ "An Nam Lý Học"; Khu vườn gồm các bức tượng và ngôi nhà ba gian lợp cói dựng phía sau đền, mô phỏng am Bạch Vân, nơi Nguyễn Bỉnh Khiêm sau khi từ quan về dạy học, tạo nên một khung cảnh gần gũi và sống động với du khách tham quan.

Xem những hiện vật tại nhà trưng bày thân thế và sự nghiệp của Nguyễn Bỉnh Khiêm mới thấy được công đức của Trạng Trình với nước Việt xưa. “Sấm Trạng Trình” là những lời tiên tri của Nguyễn Bỉnh Khiêm về các biến cố chính của dân tộc Việt trong khoảng 500 năm (từ năm 1509 đến khoảng năm 2019). Tương truyền, ông là người đã đưa ra lời khuyên giúp các nhà Nguyễn, Mạc, Trịnh, Lê... như: "Hoành Sơn nhất đái, vạn đại dung thân" (Một dải Hoành Sơn có thể dung thân lâu dài). "Cao Bằng tuy thiển, khả diên số thể" (tức Cao Bằng tuy nhỏ, nhưng có thể giữ được). "Giữ chùa thờ Phật thì ăn oản" (ý nói giữ là bề tôi của các vua Lê thì lợi hơn)…

Nguyễn Bỉnh Khiêm được xem là người có mối liên hệ mật thiết nhất với hai chữ Việt Nam thông qua các trước tác của ông hoặc có liên quan trực tiếp với ông. Ngay trong phần đầu của tập Sấm Ký, tên gọi Việt Nam đã được nhắc đến: "Việt Nam khởi tổ xây nền". Danh xưng Việt Nam còn được sử dụng một lần nữa trong bài thơ chữ Hán của ông có tựa đề Việt Nam sơn hà hải động thưởng vịnh (Vịnh về non sông đất nước Việt Nam), hay trong bài gửi Trạng nguyên Giáp Hải, ông viết: Tuệ tinh cộng ngưỡng quang mang tại/ Tiền hậu quang huy chiếu Việt Nam (Cùng ngửa trông ngôi sao sáng trên bầu trời. Trước sau soi ánh sáng rực rỡ vào nước Việt Nam).

Trong bài văn tế "Môn sinh tế Tuyết Giang phu tử văn" đọc trước linh cữu Nguyễn Bỉnh Khiêm mùa Đông năm 1585 do Tiến sĩ học trò Đinh Thời Trung đã coi Tuyết Giang phu tử là bậc "muôn chương đọc khắp, học tài chẳng kém Âu, Tô"; "văn lực không nhường Lý, Đỗ"; "một kinh Thái ất thuộc lòng, đốt lửa soi gan Dương Tử"…

Với "Thái Ất thần kinh", "Sấm ký", "Bạch Vân Am thi văn tập", "huyền thoại và di tích lịch sử" đã lưu lại cho dân tộc Việt Nam và nhân loại một tài sản văn hoá vô giá.
img
Gian thờ Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.
img

img
Hiện vật tại nhà lưu niệm, cầu Trường Xuân Kiều, Sấm ký bí truyền.
img
Quần thể vườn tượng diễn tả cảnh Trạng Trình về quê dạy học.
img

img

img
Am Bạch Vân.
img

img

img
Chùa Song Mai.
img
Nhà thờ tổ là nơi thờ bà Minh Nguyệt, người vợ thứ ba của Trạng Trình đã từng tu hành tại đây.
img

img

img

img

img
Quán Trung Tân.
img
Bia Trung Tân với quan niệm mới về chữ "Trung" hướng lòng theo "Chí Trung Chí Thiện".
img
Về Trung Tân Quán mà tri ân Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm.
img

 

(Bài viết có tham khảo một số tư liệu Wikipedia).

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem