Thời hạn sử dụng của căn cước công dân gắn chip
Căn cước công dân (CCCD) gắn chip chính là giấy tờ quan trọng, tích hợp được nhiều thông tin của công dân trên thẻ hơn so với thẻ Căn cước công dân mã vạch trước đây. Khi đi làm các thủ tục hành chính hoặc các giao dịch khác, người dân chỉ cần mang thẻ Căn cước công dân gắn chip, không cần mang theo nhiều loại giấy tờ khác, cũng như không còn tốn chi phí để công chứng, chứng thực giấy tờ…
Thẻ CCCD gắn chip. Ảnh CAND
Một trong những thông tin quan trọn về CCCD gắn chip mà người dân cần lưu ý là về thời hạn sử dụng của chúng. Quy định của Luật căn cước công dân 2014, bộ Công an đã cho ban hành mẫu thẻ CCCD gắn chip có thời hạn sử dụng theo nguyên tắc của Điều 21 Luật căn cước công dân 2014. Cụ thể như sau:
- Thẻ căn cước công dân phải được đổi khi công dân đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi.
- Trường hợp thẻ căn cước công dân được cấp, đổi, cấp lại trong thời hạn 2 năm trước tuổi quy định nêu trên này thì vẫn có giá trị sử dụng đến tuổi đổi thẻ tiếp theo.
Điều này đồng nghĩa, CCCD dù là mã vạch hay gắn chip đều có thời hạn sử dụng đến khi người được cấp đủ 25 tuổi, đủ 40 tuổi và đủ 60 tuổi. Nếu đã được cấp trong 2 năm trước các mốc tuổi này, thì vẫn được sử dụng đến mốc tuổi tiếp theo.
Lệ phí cấp căn cước công dân gắn chip
Người dân làm CCCD gắn chip trong năm 2021 sẽ được áp dụng mức lệ phí theo Thông tư 112/2020/TT-BTC và Thông tư 47/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính. Cụ thể như sau:
- Chuyển từ CMND sang thẻ Căn cước công dân gắn chip: 15.000 đồng
- Đổi thẻ Căn cước khi bị hư hỏng; thay đổi họ, tên, chữ đệm, đặc điểm nhận dạng; xác định lại giới tính, quê quán, có sai sót về thông tin trên thẻ và khi công dân có yêu cầu: 25.000 đồng
- Cấp lại thẻ Căn cước khi bị mất; khi trở lại quốc tịch Việt Nam: 35.000 đồng.
Tuy nhiên, kể từ ngày 01/01/2022, các khoản lệ phí nêu trên sẽ tăng gấp đôi. Người dân cần lưu ý thông tin này để đi làm Căn cước công dân sớm ngay trong tháng 12/2021 để được hưởng hỗ trợ về lệ phí.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.