Vụ cứu hộ ở Thủy điện Rào Trăng 3: Tiếp tục tìm hàng chục người mất tích

DV Thứ ba, ngày 13/10/2020 14:37 PM (GMT+7)
Liên quan sự cố tại Thủy điện Rào Trăng 3, tổng số người chết, mất tích hiện tại là 30 người gồm 17 công nhân (3 chết đã tìm thấy thi thể, 14 người mất tích) và 13 cán bộ, chiến sĩ đoàn cứu hộ vẫn chưa liên lạc được. 5 công nhân bị thương ở Rào Trăng 4 được đưa tới bệnh viện.
Bình luận 0

Những hình ảnh trên đường vào hiện trường vụ sạt lở do phóng viên Dân Việt gửi về:

Trên đường vào Thủy điện Rào Trăng 3

* Tiếp tục cập nhật...

Chiều nay (13/10) Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về Phòng chống thiên tai đã có mặt tỉnh Thừa Thiên - Huế để kiểm tra tình hình mưa lũ và công tác cứu hộ, cứu nạn sạt lở đất có thể làm nhiều người bị vùi lấp ở thủy điện Rào Trăng 3. Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế cũng vừa quyết định hoãn tổ chức Đại hội Đảng bộ để tập trung ứng phó thiên tai.

Ngay sau khi máy bay hạ cánh tại sân bay Phú Bài, Phó Thủ tướng và đoàn công tác tiếp tục di chuyển bằng ô tô về khu vực Nhà máy thủy điện Rào Trăng 3, xã Phong Xuân, huyện Phong Điền.

Báo cáo Phó Thủ tướng và Đoàn công tác, Trung tướng Nguyễn Doãn Anh, Tư lệnh Quân khu 4 cho biết công tác cứu hộ cứu nạn gặp nhiều khó khăn do điều kiện thời tiết và khối lượng đất đá sạt lở rất lớn. Bộ đội công binh đang dùng mọi phương tiện để mở đường vào khu vực Nhà máy thủy điện, hiện các lực lượng còn cách hiện trường vụ sạt lở khoảng 2km. 

CẬP NHẬT vụ cứu hộ ở Thủy điện Rào Trăng 3: Tìm thấy thi thể 3 người chết, đã liên lạc với nhóm công nhân - Ảnh 2.

2 máy bay trực thăng đã có mặt tại sân bay Phú Bài chuẩn bị cho vụ cứu hộ ở Thuỷ điện Rào Trăng 3.

Theo Tuổi trẻ, chiều tối 13/10, công tác tìm kiếm 13 người mất tích khi đi cứu nạn thủy điện Rào Trăng 3 vẫn đang tiếp tục. Tin từ Ban chỉ huy phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn Thừa Thiên Huế cho biết lực lượng cứu hộ đã dùng 2 canô ngược dòng hồ thủy điện Hương Điền lên thủy điện Rào Trăng 4 để tiếp thức ăn, thức uống, thuốc men… cho nhóm công nhân bị mắc kẹt tại đây.

Lực lượng cũng đã đưa 5 công nhân bị thương trong nhóm này lên canô và chở về cấp cứu tại Bệnh viện Đa khoa Bình Điền (Bình Tiến, thị xã Hương Trà). Các nạn nhân đã về tới bệnh viện. Những người còn lại vẫn bị mắc kẹt tại thủy điện Rào Trăng 4.

17h: 

Ông Nguyễn Đại Thành, đại diện chủ đầu tư dự án thủy điện Rào Trăng 3 cho biết, chính thức có 17 công nhân thi công dự án gặp nạn do sạt lở, trong đó 3 người chết và 14 người mất tích. Ông Thành nói, ông chờ đợi từ sáng đến giờ vẫn chưa nghe thông tin thi thể 3 người này được đưa ra ngoài.

16h20: 

Ông Phan Thanh Hùng, Chánh Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn tỉnh Thừa Thiên Huế cho biết: sau khi nhận được thông tin sạt lở ở thủy điện Rào Trăng 3, Ban đã cố gắng kết nối liên lạc với thủy điện Rào Trăng 4 qua hệ thống vô tuyến nhưng không được. Đây là 2 thủy điện đều nằm ở thượng nguồn sông Bồ. Đến chiều 13/10, Đài thông tin duyên hải Huế đã kết nối được với thủy điện Rào Trăng 4. 

Văn phòng Ban Chỉ huy Phòng chống thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cũng đã kết nối được 2 đơn vị trên trên cùng tần số và nắm được 1 số thông tin. Cụ thể: hiện tại công nhân nhà máy thủy điện Rào Trăng 4 an toàn, nhưng bị cô lập vì sạt lở, lương thực chỉ đủ còn 1 ngày. Có 40 công nhân từ nhà máy thủy điện Rào Trăng 3, trong đó có 3 chuyên gia người Ấn Độ đã di chuyển theo đường rừng đến thủy điện Rào Trăng 4. Hiện nay, đường vào khu vực này bị sạt lở nặng và nước chảy xiết.

15h30: 

CẬP NHẬT: 13 cán bộ, chiến sĩ mất liên lạc khi cứu hộ ở Thủy điện Rào Trăng 3 - Ảnh 2.

Xe cứu thương đang được tăng cường điều động đến hiện trường, sẵn sàng ứng cứu người gặp nạn. Ảnh: Dân trí

Thời điểm hiện tại, đường dẫn vào xã Phong Xuân, huyện Phong Điền, Thừa Thiên Huế - nơi có công trình Thuỷ điện Rào Trăng 3 - đang bị sạt lở nặng, cản trở và gây nguy hiểm cho công tác tiếp cận cứu hộ.

Theo Dân trí, xe cứu thương đang được tăng cường điều động đến hiện trường, sẵn sàng ứng cứu người gặp nạn.

15h: 

Trao đổi với phóng viên, Thiếu tướng Phạm Văn Tỵ - Phó Chánh Văn phòng Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố thiên tai và tìm kiếm cứu nạn cho biết: Hiện Phó Tư lệnh Quân khu 4 Nguyễn Văn Man cùng 12 cán bộ, chiến sĩ gặp nạn, mất liên lạc.

"Các lực lượng vẫn đang tích cực cơ động vào hiện trường. Hiện nay toàn bộ đường cơ động vào hiện trường dài khoảng 20km bị sạt lở đất đá rất nhiều, gây khó khăn cho các lực lượng tiếp cận hiện trường. Chúng tôi đang tổ chức mở đường và đưa lực lượng tiếp cận thủy điện để tìm kiếm những người mất tích" - Thiếu tướng Phạm Văn Tỵ thông tin.

CẬP NHẬT: 13 cán bộ, chiến sĩ mất liên lạc khi cứu hộ ở Thủy điện Rào Trăng 3 - Ảnh 1.

CẬP NHẬT: 13 cán bộ, chiến sĩ mất liên lạc khi cứu hộ ở Thủy điện Rào Trăng 3 - Ảnh 2.

CẬP NHẬT: 13 cán bộ, chiến sĩ mất liên lạc khi cứu hộ ở Thủy điện Rào Trăng 3 - Ảnh 3.

Rất nhiều phương tiện, trang thiết bị đã được huy động để cứu hộ, cứu nạn cho các công nhân, cán bộ, chiến sĩ đang mắc kẹt trong khu vực sạt lở.

CẬP NHẬT: 13 cán bộ, chiến sĩ mất liên lạc khi cứu hộ ở Thủy điện Rào Trăng 3 - Ảnh 1.

CẬP NHẬT: 13 cán bộ, chiến sĩ mất liên lạc khi cứu hộ ở Thủy điện Rào Trăng 3 - Ảnh 2.


Trước đó, trưa 13/10, theo nguồn tin của Thanh Niên, các lực lượng cứu hộ vẫn đang nỗ lực tiếp cận hiện trường để ứng cứu vụ sạt lở thủy điện Rào Trăng 3 (thuộc thượng nguồn sông Bồ, xã Phong Xuân, huyện Phong Điền, tỉnh Thừa Thiên - Huế).

CẬP NHẬT: 13 cán bộ, chiến sĩ mất liên lạc khi cứu hộ ở Thủy điện Rào Trăng 3 - Ảnh 1.

Xe đặc chủng, xe cứu thương cũng đã tập kết nhưng chưa thể vào khu vực xảy ra sự cố. Ảnh: Thanh Niên

Sáng cùng ngày, Ban Chỉ huy tiền phương của tỉnh Thừa Thiên - Huế và Quân khu 4 họp khẩn để tìm phương án cứu hộ cứu nạn đối với sự cố sạt lở thủy điện Rào Trăng 3. Ông Lê Trường Lưu, Bí thư Tỉnh ủy Thừa Thiên - Huế; Trung tướng Nguyễn Doãn Anh, Tư lệnh Quân khu 4 và ông Phan Ngọc Thọ, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế, cùng có mặt tại khu vực được thiết lập để chỉ huy công tác cứu hộ. Lực lượng cứu hộ được huy động gồm quân đội, công an, y tế...

Theo nguồn tin của Thanh Niên, đoàn ứng cứu đầu tiên do ông Nguyễn Thanh Bình, Phó chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế, dẫn đầu cùng lực lượng Bộ chỉ huy Quân sự tỉnh và Quân khu 4 vào tới trạm bảo vệ rừng, cách Phong Xuân khoảng 18km thì trời tối và vẫn đang mắc kẹt giữa rừng.

CẬP NHẬT: 13 cán bộ, chiến sĩ mất liên lạc khi cứu hộ ở Thủy điện Rào Trăng 3 - Ảnh 2.

Các lực lượng và phương tiện cứu hộ, cứu nạn gồm xe đặc chủng, xe cứu thương cũng đã tập kết nhưng chưa thể vào khu vực xảy ra sự cố vì đường độc đạo vào nhà máy này hiện đang sạt lở và nhiều tuyến qua ngầm, trần vẫn đang ngập sâu. Ảnh: Thanh Niên

Tại xã Phong Xuân, các lực lượng và phương tiện cứu hộ, cứu nạn gồm xe đặc chủng, xe cứu thương cũng đã tập kết nhưng chưa thể vào khu vực xảy ra sự cố vì đường độc đạo vào nhà máy này hiện đang sạt lở và nhiều tuyến qua ngầm, trần vẫn đang ngập sâu.

Nguồn tin này cũng cho biết vụ sạt lở có 1 người tử vong và có 10 công nhân đi bộ ra khỏi khu vực bị sạt, đưa theo 1 thi thể của người tử vong ra ngoài. Số người còn kẹt lại bên trong khu vực sạt lở vẫn chưa được xác định.

CẬP NHẬT: 13 cán bộ, chiến sĩ mất liên lạc khi cứu hộ ở Thủy điện Rào Trăng 3 - Ảnh 3.

Các lực lượng và phương tiện cứu hộ, cứu nạn gồm xe đặc chủng, xe cứu thương cũng đã tập kết nhưng chưa thể vào khu vực xảy ra sự cố. Ảnh: Thanh Niên

Trước đó, thông tin từ VOV: Sáng 13/10, ông Dương Văn Quý, Phó Giám đốc Công ty  cổ phần Thủy điện Rào Trăng 3 cho biết, Công ty sẽ thuê trực thăng bay lên khu vực thủy điện để xác minh thông tin thủy điện sạt lở ảnh hưởng đến nhiều người. Tuy nhiên, hiện chưa rõ khi nào trực thăng sẽ đến Huế do thời tiết vẫn còn rất xấu.

CẬP NHẬT: 13 cán bộ, chiến sĩ mất liên lạc khi cứu hộ ở Thủy điện Rào Trăng 3 - Ảnh 4.

Các phương tiện đã tập kết nhưng chưa thể vào khu vực xảy ra sự cố. Ảnh: Thanh Niên

Như đã thông tin, một số người dân đã gọi điện cầu cứu đến lãnh đạo tỉnh, cho biết họ đang gặp nạn, mắc kẹt tại nhà điều hành của công trình thủy điện Rào Trăng 3 vì đất sạt lở.

Nhận được thông tin, Đoàn cứu hộ cứu nạn đầu tiên do Phó chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế Nguyễn Thanh Bình phụ trách đã lên đường và suốt đêm 12/10 và vẫn đang trên đường vào thủy điện xảy ra sự cố.

Đoàn thứ 2 do Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên - Huế Phan Ngọc Thọ dẫn đầu cùng với lực lượng cứu hộ của Bộ chỉ huy quân sự tỉnh tìm cách đến hiện trường để ứng cứu nhưng phải quay trở lại vì trời tối và đường đi bị sạt lở, ngập lũ.

Như Dân Việt đã thông tin: Được tin mưa lũ đã gây sạt lở đất tại khu vực Trạm kiểm lâm số 7 và công trình thủy điện Rào Trăng 3, khiến nhiều cán bộ, chiến sĩ trong đoàn đi cứu hộ, cứu nạn và người của công trường thuỷ điện bị vùi lấp, Thủ tướng yêu cầu: Bộ trưởng Quốc phòng; Chủ tịch Ủy ban Quốc gia ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn; Trưởng ban Ban chỉ đạo Trung ương về phòng chống thiên tai; Bí thư, Chủ tịch UBND tỉnh Thừa Thiên Huế, Tư lệnh Quân khu 4 khẩn trương chỉ đạo các lực lượng, phương tiện cần thiết, phù hợp để tổ chức tìm kiếm, cứu nạn kịp thời các nạn nhân bị vùi lấp.

Lãnh đạo Chính phủ nêu rõ "lực lượng tham gia tìm kiếm cứu nạn phải bảo đảm an toàn tuyệt đối về người và phương tiện và khẩn trương khắc phục sự cố".

Nhà máy thủy điện Rào Trăng 3 được cấp phép đầu tư vào đầu tháng 11/2008 (vị trí tại xã Phong Xuân, huyện Phong Điền, Thừa Thiên - Huế), Công ty TNHH Tư vấn xây dựng Trường Sơn làm chủ đầu tư. Nhà máy có công suất lắp máy 11MW, với tổng nguồn vốn đầu tư 290,8 tỷ đồng. Diện tích đất dự kiến sử dụng là 11,1ha; trong đó diện tích khu vực lòng hồ là 8,8ha, còn lại là khu vực nhà máy, tuyến áp lực, tuyến năng lượng và công trình phụ trợ. Đến nay, Nhà máy thủy điện Rào Trăng 3 đã hoàn tất 90% hạng mục xây dựng.


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem