Con rể hoàng gia, được cung nữ "thử hàng" trước khi cưới, cuộc sống "đội vợ lên đầu" không dễ làm

Tùy Ý/Theo SH Chủ nhật, ngày 28/06/2020 06:29 AM (GMT+7)
Sử nhà Minh còn ghi lại, mỗi ngày Phò mã đều phải chào hỏi công chúa 4 lần, lúc ăn cơm cũng phải đứng bên cạnh hầu hạ. Nếu như một sinh hoạt vợ chồng phải được nhũ mẫu của công chúa đồng ý, còn phải hạn chế thời gian.
Bình luận 0

Thời cổ đại, quý tộc hoàng thất hưởng thụ vinh hoa phú quý, khiến người đời ghen tị, ngưỡng mộ không ngừng. Cũng chính bởi vậy, rất nhiều người khát vọng có thể tiến vào hoàng cung, gia nhập hoàng thất hoặc cưới được công chúa làm vợ. Như thế, nửa đời sau cũng không phải lo nghĩ chuyện cơm ăn, áo mặc.

Thế nhưng, cuộc sống hào nhoáng trong nhung gấm lụa là cũng không mấy sung sướng như mọi người vẫn nghĩ. Mặc dù thời cổ đại địa vị của đàn ông rất cao, một người đàn ông có thể lấy 5 thê 7 thiếp là chuyện bình thường. Song, khi lấy công chúa, trở thành Phò mã, sự tình không còn đơn giản.

Con rể hoàng gia không dễ làm, cuộc sống vô cùng khốn khổ - Ảnh 1.

Trên thực tế "Phò mã Đô úy" ban đầu chỉ đơn giản là một chức quan. Khi hoàng đế đi vi hành thì đi theo để bảo vệ hoàng đế. Đến thời Hán Minh Đế Lưu Trang, ông chỉ định Phò mã Đô úy Hàn Quang lấy Quán Đào công chúa Lưu Hồng Phu. Hàn Quang cũng chính là phò mã đầu tiên, mở đầu khái niệm "Chồng của Công chúa gọi là Phò mã".

Tiếp là thời Ngụy Tấn, rất nhiều Phò mã Đô úy đều lấy công chúa. Sau, đến nhà Đường, sách "Đường Hội Yếu" trực tiếp lấy Phò mã như một danh từ riêng chỉ đến chồng của công chúa. Từ đây, Phò mã cũng thành chuyên xưng của chồng của các công chúa.

Nhiều người cho rằng sau khi cưới được công chúa, con đường làm quan của Phò mã sẽ rộng mở thênh thăng, dễ dàng đạt được chức vị cao, bổng lộc tốt. Nghĩ như vậy cũng không sai, dù gì là con rể hoàng gia, đường làm quan cũng thuận lợi hơn nhiều. Thế nhưng, bên cạnh những thuận lợi thì khó khăn cũng muôn vàn. 

Con rể hoàng gia không dễ làm, cuộc sống vô cùng khốn khổ - Ảnh 2.

Không những thế, để đề phòng Phò mã lợi dụng tình cảm của công chúa để lũng đoạn triều đình, đe dọa cướp ngôi báu, đa số Phò mã đều không được chỉ định làm những nhiệm vụ quan trọng. Chức vị thực sự của Phò mã tuy có cao thật nhưng cũng chỉ là hữu danh vô thực, công việc nhàn tản, có tiếng không có miếng.

Sử sách ghi chép lại, Phò mã phải tuân thủ vô số quy tắc, quy củ. Ngay từ vòng tuyển chọn ban đầu, Phò mã phải là người tướng mạo tuấn mỹ, dáng vóc cao ráo, thân thể khỏe mạnh. Trước khi cưới còn bị kiểm tra khả năng sinh lý bằng cung nữ thử hôn. 

Nếu năng lực sinh lý đạt yêu cầu mới được thông qua, ngược lại thể lực không đảm bảo, sinh lý yếu, khả năng cao sẽ bị tiêu trừ hôn ước.

Con rể hoàng gia không dễ làm, cuộc sống vô cùng khốn khổ - Ảnh 3.

Sau khi kết hôn, Phò mã cũng không sung sướng là bao. Ngoài chuyện sinh hoạt được nâng tầm, lợi ích của việc làm Phò mã hầu như chỉ là hư danh. Mặc dù xã hội cổ đại nam tôn nữ ti, nhưng nếu cưới công chúa, toàn bộ gia đình Phò mã vẫn phải giữ lễ quân - thần với công chúa. Bởi công chúa là thành viên hoàng thất, là quân chủ. Phò mã và gia đình phò mã vẫn chỉ là mệnh hạ thần, phận bề tôi.

Sử nhà Minh còn ghi lại, mỗi ngày Phò mã đều phải chào hỏi công chúa 4 lần, dỗ công chúa vui vẻ, lúc ăn cơm cũng phải đứng bên cạnh hầu hạ. Nếu như một sinh hoạt vợ chồng phải được nhũ mẫu của công chúa đồng ý, còn phải hạn chế thời gian. Đặc biệt, tuyệt đối không được có suy nghĩ cưới thêm vợ bé.

Như vậy có thể thấy, dù cưới được công chúa tuyệt sắc giai nhân, tiền tiêu không phải nghĩ nhưng làm Phò mã cũng không nhàn hạ, sung sướng gì.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem