Đơn vị được thành lập vào năm 1941 với quy mô tương đương một trung đoàn. Đến năm 1950, quy mô đơn vị được mở rộng với khoảng 3 trung đoàn. Các trung đoàn thuộc đặc nhiệm SAS được đánh số từ 21 đến 23, trong đó, trung đoàn 22 và 23 làm nhiệm vụ chiến đấu trực tiếp, đơn vị số 21 dự phòng trong các tình huống khẩn cấp.
SAS giúp đào tạo binh sĩ đặc nhiệm của các nước khác, huấn luyện kỹ năng chiến tranh du kích và tác chiến trong điều kiện bất ngờ.
Để được trở thành thành viên của SAS, bạn phải đảm bảo điều kiện có thể bơi liên tục 2 dặm trong vòng 1,5 giờ, chạy 4 dặm trong vòng 30 phút, sau đó, tiếp tục vào trong rừng sâu để tham gia khóa học sinh tồn, rèn luyện kỹ năng định hướng và làm đủ mọi thứ miễn sao bạn có thể sống sót ra khỏi đó. Mặc dù chỉ là những bài thực hành mang tính chất kiểm tra khả năng của ứng viên nhưng mức độ thử thách lại vô cùng khốc liệt.
Trung bình, mỗi đợt tuyển chọn SAS có khoảng 125 ứng viên, nhưng số người được phục vụ trong lực lượng này chỉ còn 10 người sau khóa huấn luyện. Giai đoạn đầu của khóa huấn luyện có tên là “Những ngọn đồi”. Đây là quá trình đào tạo khả năng chịu đựng về các sức khỏe và tinh thần của các binh sĩ. Quá trình này kéo dài 3 tuần với những bài tập hành quân mang trang bị tăng dần về khối lượng và độ dài.
Trong bài kiểm tra cuối cùng, các học viên sẽ phải mang 24,5kg trang thiết bị, hành quân 65km và phải hoàn thành dưới 24 tiếng mới đạt yêu cầu. Những người vượt qua bài tập “Những ngọn đồi” sẽ được chuyển vào rừng cho khóa huấn luyện tiếp theo.
Các học viên sẽ tìm cách để tồn tại và di chuyển trong rừng trong những điều kiện khắc nghiệt với giả thuyết đang ở sau phòng tuyến quân địch. Trong 4 tuần của giai đoạn 2, các học viên chỉ sống bằng đồ ăn sẵn, họ phải học các tồn tại trong rừng sao cho các trang thiết bị không bị khí hậu làm hư hỏng.
Mỗi đặc nhiệm SAS phải thuần thục các kỹ năng: Lặn, nhảy dù, bắn tỉa, chiến đấu tay không, chiến đấu trong môi trường khắc nghiệt ở sa mạc hay rừng núi.
Thành viên SAS được đánh giá có cùng thể hình và khả năng với lực lượng SEAL của Mỹ. Một số chuyên gia nhận định, sự tra tấn tinh thần và thể lực trong quá trình huấn luyện, tuyển chọn của SAS còn căng thẳng hơn cả cách mà SEAL làm với lính của họ.
Tên tuổi của SAS trở nên nổi tiếng khắp thế giới sau chiến dịch giải cứu thành công các con tin bị một nhóm khủng bố bắt cóc tại Đại sứ quán Iran ở London vào năm 1980. Ngoài ra, đơn vị còn hoàn thành xuất sắc nhiều nhiệm vụ khác.
V.Đ (VoThuat.vn)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.