Tạo ra nền sản xuất hiện đại
Vừa qua, Hội nghị Trung ương 5 đã ban hành 3 nghị quyết về kinh tế, ông có đánh giá thế nào về các nghị quyết này?
GS - TS Đinh Trọng Thịnh.
Chúng ta đã chấp nhận đi theo nền kinh tế thị trường thì phải chấp nhận kinh tế tư nhân. Vì động lực chủ yếu và lực lượng chủ đạo của nền kinh tế thị trường chính là kinh tế tư nhân”.
GS - TS Đinh Trọng Thịnh
|
- Việc này cho thấy những quyết tâm của các cơ quan nhà nước về tái cấu trúc nền kinh tế ngày càng quyết liệt hơn. Nhìn lại nền kinh tế của nước ta trong thời gian qua cho thấy cũng đã có những chuyển biến tích cực, từ phát triển theo chiều rộng, khai thác khoáng sản, bán sản phẩm thô… đã chuyển sang giai đoạn đi sâu chế biến, ứng dụng các tiến bộ khoa học công nghệ, tạo ra một nền sản xuất hiện đại hơn.
Việc đưa ra 3 nghị quyết về kinh tế để thực hiện tái cấu trúc đã khẳng định chúng ta lấy cách mạng khoa học công nghệ làm nền tảng cốt lõi cho phát triển kinh tế. Thực tế cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đã tác động mạnh mẽ tới phát triển kinh tế thế giới, làm cho đời sống xã hội, an ninh quốc phòng có những phát triển vượt bậc. Nếu chúng ta không bắt kịp từ quá trình đổi mới bằng khoa học công nghệ sẽ trở thành lạc hậu.
Nhiều vấn đề trong nghị quyết đã có, vì sao tới nay vẫn chưa phát huy hiệu quả nên phải đưa vào nghị quyết để khẳng định sẽ quyết tâm thực hiện?
- Cũng như các nước trên thế giới, khu vực kinh tế nhà nước là thiếu năng động, nhưng các nước vẫn tồn tại khu vực này để cung cấp dịch vụ công. Còn chúng ta, chuyển từ nền kinh tế bao cấp sang kinh tế thị trường có sự quản lý của nhà nước, tức là trước đó đã có một thời gian dài toàn là kinh tế nhà nước. Thực tế cho thấy, trong thời gian qua, kế hoạch cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước gần như năm nào cũng không hoàn thành. Nhiều doanh nghiệp nhà nước hoạt động hiệu quả không cao, đầu tư dàn trải, mất vốn nên việc cải tổ, cổ phần hóa là cần thiết. Chính việc đầu tư không hiệu quả làm cho doanh nghiệp nhà nước trở thành “vật cản” của quá trình phát triển kinh tế trong nền kinh tế thị trường. Do đó, có tới 3 nghị quyết về kinh tế trong thời điểm hiện nay để tạo điều kiện cho khu vực kinh tế khác phát triển là một vấn đề quan trọng.
Có nhiều doanh nghiệp của nhà nước đã lỗ hàng nghìn tỷ đồng. Việc tiến hành cổ phần hóa, thậm chí cho phá sản, thà “đau” một lần nhưng sẽ có lợi lâu dài, nếu càng để, thua lỗ của các doanh nghiệp này càng nhiều hơn.
Phát huy hiệu quả kinh tế tư nhân
Theo PGS - TS Đinh Trọng Thịnh, kinh tế tư nhân có đóng góp lớn vào GDP, giải quyết việc làm và an sinh xã hội. Ảnh: I.T
Trong 3 nghị quyết lần này cũng có một điểm được nhiều người quan tâm là khi nhắc tới phát triển kinh tế tư nhân, nghị quyết khẳng định sẽ ưu tiên trên mọi lĩnh vực mà pháp luật không cấm, quan điểm của ông thế nào?
- Theo tôi, phát triển kinh tế tư nhân là điều bắt buộc. Trước đây chúng ta là nền kinh tế bao cấp, khi mở cửa, chưa có chính sách đầy đủ cho kinh tế tư nhân phát triển. “Cái nhìn” của cơ quan quản lý đối với kinh tế tư nhân thực tế cũng chưa thay đổi được nhiều. Nếu vẫn giữ cách nhìn, quan điểm cũ, quản lý như cũ mà không ưu tiên, ưu đãi cho kinh tế tư nhân phát triển thì khu vực kinh tế tư nhân sẽ còn tiếp tục khó khăn, khó phát triển.
Chính vì thế, gần đây mới có những thay đổi về cơ chế chính sách và thể chế luật pháp để thay đổi kinh tế tư nhân. Khu vực kinh tế tư nhân vẫn cảm thấy như là “con nuôi” không được các cơ quan quản lý nhà nước cũng như xã hội nhìn nhận, đánh giá vị thế, vai trò của họ. Mặc dù họ có rất nhiều đóng góp về giải quyết việc làm, đóng góp vào GDP, giải quyết các vấn đề an sinh xã hội.
Đã đến lúc các cơ quan quản lý phải nhìn nhận, thay đổi suy nghĩ của mình, làm cho các cơ chế chính sách của Nhà nước phát huy hiệu quả của kinh tế tư nhân.
Chủ trương đã rõ ràng, để biến thành hiện thực trong thời gian tới theo ông cần có bước cụ thể như thế nào?
- Cả 3 nghị quyết về kinh tế đều có hỗ trợ nhau trong việc thực hiện phát triển nền kinh tế. Cần có những kế hoạch mang tính cụ thể. Theo tôi, đầu tiên là phải có kế hoạch, lộ trình thực hiện việc cải tổ kinh tế, biến cơ chế chính sách thành hoạt động thực tiễn. Từ trước tới nay ta cứ nói có cơ chế nhưng cơ chế không đi vào thực tế, chỉ là trên giấy thì sẽ làm mất lòng tin của doanh nghiệp với cơ quan nhà nước.
Xin cảm ơn ông!
Vui lòng nhập nội dung bình luận.