Giá xăng dầu hôm nay 1/9: Dầu thô đồng loạt giảm mạnh, xăng trong nước vẫn tăng?

Nguyễn Phương Thứ năm, ngày 01/09/2022 08:30 AM (GMT+7)
Giá xăng dầu hôm nay 1/9: Dầu thô đồng loạt giảm mạnh. Thông tin OPEC+ nâng mức dự báo dư cung dầu toàn cầu trong bối cảnh lo ngại suy thoái kinh tế và dịch bệnh diễn biến phức tạp khiến giá dầu hôm nay sụt giảm mạnh.
Bình luận 0

Giá dầu thô giảm mạnh trong phiên giao dịch sáng nay, do lo ngại về tình trạng suy yếu của nền kinh tế toàn cầu sẽ ảnh hưởng tới nhu cầu nhiên liệu, cộng với những hạn chế mới được triển khai tại Trung Quốc để ngăn chặn sự lây lan của Covid-19.

Giá xăng dầu hôm nay 1/9: Giá dầu chìm trong sắc đỏ

Ghi nhận vào đầu giờ sáng ngày 1/9/2022, theo giờ Việt Nam, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 10/2022 đứng ở mức 89,06 USD/thùng, giảm 0,49 USD/thùng trong phiên.

Trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 10/2022 đứng ở mức 96,49 USD/thùng, giảm 0,69 USD/thùng trong phiên.

Giá xăng dầu hôm nay 1/9: Dầu thô đồng loạt giảm mạnh, xăng trong nước vẫn tăng? - Ảnh 1.

Giá xăng dầu hôm nay 1/9

Giá xăng dầu hôm nay 1/9: Dầu thô đồng loạt giảm mạnh, xăng trong nước vẫn tăng? - Ảnh 2.

Giá xăng dầu hôm nay 1/9

Giá xăng dầu hôm nay 1/9: Dầu thô đồng loạt giảm mạnh, xăng trong nước vẫn tăng? - Ảnh 3.

Thông tin OPEC+ nâng mức dự báo dư cung dầu toàn cầu trong bối cảnh lo ngại suy thoái kinh tế và dịch bệnh diễn biến phức tạp khiến giá dầu hôm nay sụt giảm mạnh.

Giá dầu ngày 1/9 giảm mạnh trong bối cảnh thị trường ghi nhận triển vọng nhu cầu tiêu thụ kém lạc quan từ Trung Quốc và châu Âu do diễn biến tiêu cực của dịch Covid-19 cũng như lo ngại suy thoái kinh tế do lạm phát tăng cao.

Áp lực suy thoái kinh tế được dự báo sẽ lớn hơn khi các ngân hàng trung ương có thể tiến hành một đợt tăng lãi suất mới nhằm kiềm chế lạm phát.

Một số thành phố lớn của Trung Quốc đang áp đặt các biện pháp phong tỏa để hạn chế sự bùng phát dịch Covid-19, đe doạ sẽ làm nhu cầu tiêu thụ dầu thô của nước này thời gian tới giảm mạnh.

Ở diễn biến mới nhất, OPEC+ đã nâng mức dự báo dư cung trên thị trường dầu thô, qua đó tạo áp lực khiến giá dầu hôm nay đi xuống.

Cụ thể, Ủy ban Kỹ thuật chung của OPEC+ (JTC), bao gồm các thành viên Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) và một số nước liên minh, dự báo mức dư cung trên thị trường đầu mỏ năm nay sẽ đạt 900.000 thùng/ngày, tăng 100.000 thùng/ngày so với dự báo trước đó.

Giá dầu thô cũng đang chịu áp lực bởi thông tin Ả Rập Xê-út sẽ giảm giá bán dầu cho các quốc gia châu Á.

Tuy nhiên, ở chiều hướng ngược lại, giá dầu ngày 1/9 cũng được hỗ trợ bởi kỳ vọng nhu cầu tiêu thụ dầu ở Mỹ tích cực.

Dữ liệu thống kê từ Viện Dầu mỏ Mỹ (API) cho thấy dự trữ xăng của nước này đã giảm 3,4 triệu thùng, trong khi các sản phẩm chưng cất gồm dầu diesel và nhiên liệu bay đã giảm 1,7 triệu thùng trong tuần kết thúc ngày 26/8.

Cũng theo dữ liệu từ API thì dự trữ dầu thô của Mỹ đã tăng khoảng 593.000 thùng, trái ngược với dự báo giảm khoảng 1,5 triệut hùng được đưa ra trước đó.

Hiện thị trường đang hướng sự chú ý vào cuộc họp của OPEC+ vào ngày 5/9 tới.

Trước đó, thị trường liên tiếp đón nhận các tin tức kém tích cực, khiến cho sức mua trên thị trường bị hạn chế. Rạng sáng, số liệu từ Viện Dầu khí Mỹ API cho thấy tồn kho dầu của Mỹ tăng 592.000 thùng, trái lại với dự đoán của giới phân tích và những kỳ vọng cho rằng nhu cầu tiêu thụ dầu đang phục hồi trở lại.

Bên cạnh đó, các chỉ số Quản lý Thu mua (PMI) của Trung Quốc trong tháng 8 mới được công bố cũng không mấy khả quan, tạo ra một sức ép tiềm tàng đối với giá dầu. Cụ thể, chỉ số PMI sản xuất trong tháng 8 tăng nhẹ từ 49,2 lên 49,4 điểm, nhưng vẫn dưới mức 50, phản ánh sự suy yếu của cá hoạt động sản xuất. Chỉ số PMI phi sản xuất, tập trung vào lĩnh vực xây dựng và dịch vụ, giảm từ 53,8 xuống 52,6 điểm.

Các số liệu chỉ ra rằng nền kinh tế Trung Quốc vẫn chưa hồi phục, và nhà đầu tư khó có thể kỳ vọng vào việc nhu cầu tiêu thụ dầu sẽ gia tăng mạnh mẽ. Bên cạnh đó, kỳ Đại hội Đảng của Trung Quốc cũng đang tới gần và sẽ diễn ra vào ngày 16/10, nên có thể sẽ khó có bất kỳ thay đổi đáng kể nào về mặt chính sách để “vực dậy” nền kinh tế thứ hai toàn cầu.

Các nhà đầu tư vẫn đang chờ đợi báo cáo của Cơ quan Quản lý Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA). Nhà đầu tư cũng không nên loại trừ khả năng số liệu của EIA trái với số liệu của API. Ngoài ra, giá xăng trung bình ở Mỹ trong tuần qua tiếp tục giảm, từ 3,892 USD/gallon (3,79 lít) về 3,844 USD, nên có thể tiêu thụ nội địa sẽ được cải thiện hơn.

Về mặt xuất khẩu, tin tức OPEC có thể thắt chặt sản lượng dầu có thể thúc đẩy nhu cầu nhập khẩu dầu của Mỹ nhiều hơn để tích trữ, nên rất có thể tồn kho dầu của Mỹ sẽ không tăng quá mạnh như báo cáo của API.

Giá xăng dầu hôm nay 1/9: Dầu thô đồng loạt giảm mạnh, xăng trong nước vẫn tăng? - Ảnh 4.

Sở Giao dịch Hàng hoá Việt Nam (MXV).

Giá xăng dầu tại thị trường trong nước 

Tại thị trường trong nước, Liên Bộ Công Thương – Tài chính đã công bố giá cơ sở cho kỳ điều hành giá xăng dầu ngày 22/8.

Theo đó, giá xăng dầu được điều chỉnh cụ thể như sau: mỗi lít xăng RON 95-III giữ nguyên còn 24.660 đồng/lít; xăng E5 RON 92 hiện đang có giá là 23.720 đồng/lít cũng được giữ nguyên.

Giá dầu diesel từ mức 22.900 đồng tăng thêm 850 đồng/lít, giá sau điều chỉnh là 23.750 đồng/lít; dầu hỏa cũng tăng từ mức 23.320 đồng/lít thêm 750 đồng/lít, lên mức 24.070 đồng/lít; riêng dầu mazut giữ nguyên 16.540 đồng/kg như trước.

Giá xăng dầu hôm nay 1/9: Dầu thô đồng loạt giảm mạnh, xăng trong nước vẫn tăng? - Ảnh 5.

Tại cuộc họp Tổ Điều hành thị trường trong nước thường kỳ tháng 8 diễn ra sáng 31/8, đại diện Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam cho biết, những lo ngại về cung và cầu trên thế giới sẽ gây áp lực tăng giá lên giá xăng dầu trong nước trong kỳ điều hành tới.

Thông tin từ Bộ Công Thương, giá xăng dầu trong kỳ vừa qua diễn biến có tăng, có giảm nhưng xu hướng chung là tăng, nhất là dầu hỏa và dầu diesel tăng khá cao. Bình quân giá thành phẩm xăng dầu thế giới giữa 2 kỳ điều hành giá tăng từ 1-2% nhưng giá dầu tăng từ 4-5%.

Theo đó, nhà điều hành trích lập với xăng E5 RON 92 là 451 đồng/lít; xăng RON 95 là 493 đồng/lít; dầu diesel là 250 đồng/lít; dầu hỏa là 400 đồng/lít; dầu mazut là 641 đồng/kg. Đồng thời không chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu.

Sau khi thực hiện trích lập và không chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường ngày 1/9 như sau: Giá xăng E5 RON 92 niêm yết không cao hơn 23.725 đồng/lít; giá xăng RON 95-III niêm yết không cao hơn 24.669 đồng/lít; giá dầu diesel 0.05S niêm yết không cao hơn 23.759 đồng/lít; giá dầu hỏa niêm yết không cao hơn 24.056 đồng/lít; giá dầu mazut 180CST 3.5S niêm yết không cao hơn 16.548 đồng/kg. 

Tính đến nay, giá xăng dầu đã trải qua 22 lần điều chỉnh giá, trong đó có 14 lần tăng và 8 lần giảm. Hiện, giá xăng E5 RON 92 và RON 95 trong nước đã xuống quanh mức 23.725-24.669 đồng/lít, tương đương mức giá vào tháng 2. 

  • Giá xăng dầu hôm nay 30/8: Xăng dầu trong nước sắp tăng rất mạnh?ĐỌC NGAY

  • Giá xăng dầu sắp tăng mạnh, kiến nghị điều chỉnh ngay từ 1/9ĐỌC NGAY

  • Giá xăng dầu hôm nay 29/8: Dự báo "nóng" giá xăng dầu trong nướcĐỌC NGAY

  • Giá xăng dầu hôm nay 28/8: Dầu thô tăng mạnh, tuần đầy áp lựcĐỌC NGAY

  • Giá xăng dầu hôm nay 27/8: Dầu thô vẫn tăng giáĐỌC NGAY

Được biết, giá xăng dầu thành phẩm tham chiếu từ thị trường Singapore cập nhật đến ngày 26/8 cho biết, xăng E5 RON 92 giá 108,18 USD/thùng, xăng RON 95 là 111.05 USD/thùng, dầu diesel 149,03 USD/thùng, dầu hỏa 146,85 USD/thùng, dầu mazut 500,33 USD/thùng. Với dữ liệu này, một số thương nhân đầu mối tính toán, giá bán lẻ chưa tính Quỹ bình ổn vào ngày 1/9 ước tăng khoảng 400 đồng/lít xăng, dầu tăng 2.300 - 2.500 đồng/lít.

Đến chiều 30/8, một số chủ cửa hàng kinh doanh xăng dầu cho biết, chiết khấu các mặt hàng xăng dầu vẫn 0 đồng và âm. Đặc biệt, dầu diesel thì không có hàng để bán trên diện rộng, nhiều đầu mối hứa với cửa hàng sang tuần mới có hàng về.

Trong khi đó, theo Bộ Công Thương, 2 nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn và Dung Quất đang gánh 80% lượng xăng dầu tiêu thụ trong nước và bảo đảm nguồn cung hoạt động đủ. Bên cạnh đó, nhập khẩu xăng dầu của các doanh nghiệp cũng có mức dự trữ thoải mái, vượt nhu cầu tiêu dùng. 

Doanh nghiệp kinh doanh đầu mối cho biết, với việc giá xăng thành phẩm tại thị trường Singapore và dầu thế giới tăng mạnh, nhà điều hành sẽ phải tính toán tăng giá bán lẻ mặt hàng này ở trong nước. Mức tăng còn tùy thuộc vào trích lập Quỹ Bình ổn giá xăng dầu và diễn biến giá dầu trước ngày điều chỉnh.

Theo lịch, ngày 1/9 là tới đợt điều chỉnh giá bán lẻ xăng dầu, nhưng do trùng với dịp nghỉ lễ Quốc khánh 2/9, nên việc điều chỉnh có thể lùi lại đến 5/9. Tuy nhiên, Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam (Vinpa) có văn bản kiến nghị Bộ Công Thương điều hành giá bán lẻ xăng dầu sớm hơn, tức vào ngày 1/9. Nguyên nhân là tổng nguồn cung xăng dầu trong nước vẫn đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng song giá thành phẩm thế giới, nhất là dầu diesel tăng mạnh từ sau kỳ điều hành ngày 22/8. Đến ngày 25/8, giá dầu diesel tăng 16,6% so với kỳ điều hành 22/8.

Trường hợp điều hành giá xăng dầu vào 5/9 thay vì 1/9, tức chậm hơn chu kỳ thông thường, Hiệp hội Xăng dầu lo ngại sẽ khiến giá bán lẻ xăng dầu trong nước có độ trễ nhất định, không phản ánh đúng xu hướng tăng của giá thế giới. Điều này gây khó khăn cho các thương nhân kinh doanh xăng dầu trong đảm bảo nguồn, nhất là tạo tâm lý găm hàng, đầu cơ gây bất ổn thị trường.

Theo Vinpa, việc điều chỉnh giá xăng dầu vào 1/9 sẽ giảm bớt khó khăn cho các doanh nghiệp, vừa thuận lợi cho các đơn vị trong tạo nguồn, phục vụ kỳ nghỉ lễ Quốc khánh.

Tại cuộc họp Tổ Điều hành thị trường trong nước thường kỳ tháng 8 diễn ra sáng 31/8, đại diện Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam cho biết, những lo ngại về cung và cầu trên thế giới sẽ gây áp lực tăng giá lên giá xăng dầu trong nước trong kỳ điều hành tới.

 

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem