Giá xăng dầu hôm nay 30/8: Xăng dầu trong nước sắp tăng rất mạnh?

Nguyễn Phương Thứ ba, ngày 30/08/2022 08:40 AM (GMT+7)
Giá dầu thô giảm trong phiên giao dịch sáng nay, sau khi tăng hơn 4% vào phiên trước nhờ triển vọng OPEC+ giảm sản lượng. Trong khi đó, bình quân giá thành phẩm xăng thị trường Singapore luôn ở mức trên 110 USD/thùng sau kỳ điều chỉnh gần nhất khiến giá trong nước dự báo có thể tăng mạnh trong kỳ điều chỉnh tới...
Bình luận 0

Kỳ vọng OPEC+ giảm sản lượng và đồng USD mạnh đã giúp giá dầu hôm nay biến động mạnh. Lo ngại suy thoái kinh tế làm giảm các nhu cầu năng lượng khiến giá dầu thô vẫn rất bất ổn.

Giá xăng dầu hôm nay 30/8: Giá dầu thô giảm trở lại 

Ghi nhận vào 8h18 sáng ngày 30/8/2022, theo giờ Việt Nam, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI đứng ở mức 96,803 USD/thùng, giảm 0,31% trong phiên. 

Trong khi đó, giá dầu Brent đứng ở mức 104,722 USD/thùng, giảm 0,35% trong phiên.

Giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 10/2022 cũng đứng ở mức 96,81 USD/thùng, giảm 0,20 USD/thùng trong phiên. Tuy nhiên, nếu so với cùng thời điểm ngày 29/8, giá dầu WTI giao tháng 10/2022 đã tăng tới 2,02 USD/thùng.

Trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 10/2022 đứng ở mức 104,87 USD/thùng, giảm 0,22 USD/thùng trong phiên nhưng đã tăng tới 4,39 USD so với cùng thời điểm ngày 29/8.

Giá xăng dầu hôm nay 30/8: Xăng dầu trong nước sắp tăng rất mạnh? - Ảnh 1.

Giá xăng dầu hôm nay 30/8

Giá xăng dầu hôm nay 30/8: Xăng dầu trong nước sắp tăng rất mạnh? - Ảnh 2.

Giá xăng dầu hôm nay 30/8

Giá xăng dầu hôm nay 30/8: Xăng dầu trong nước sắp tăng rất mạnh? - Ảnh 3.

Giá dầu thô giảm trong phiên giao dịch sáng nay, sau khi tăng hơn 4% vào phiên trước nhờ triển vọng OPEC+ giảm sản lượng.

Giá dầu biến động mạnh chủ yếu do lo ngại OPEC+ có thể thực hiện cắt giảm sản lượng, qua đó khiến nguồn cung dầu bị thắt chặt hơn trong thời gian tới.

Tiếp sau Ả Rập Xê-út và Các Tiêu vương quốc Ả rập Thống nhất, mới nhất Oman cũng cho biết sẽ ủng hộ nỗ lực giảm sản lượng dầu của OPEC+ để duy trì sự ổn định của thị trường.

Không chỉ từ OPEC+, nguồn cung dầu thô còn đang đứng trước nguy cơ bị thắt chặt hơn nữa bởi các lệnh cấm vận của EU đối với dầu thô Nga sẽ có hiệu lực vào cuối năm nay.

Ngoài ra, thị trường cũng dấy lên nhiều lo ngại về nguy cơ gián đoạn nguồn cung dầu từ Libya khi tình trạng bất ổn vẫn đang diễn ra. 

Ở diễn biến mới nhất, số lượng giàn khoan dầu khí của Mỹ được ghi nhận giảm lần đầu tiên vào tháng 8 sau hơn 2 năm.

Giá dầu hôm nay có thể được hỗ trợ bởi đồng USD yếu hơn khi Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) cũng phát tín hiệu về việc tăng lãi suất trong tháng tới.

Tuy nhiên, ở chiều hướng khác, giá dầu thô cũng đang chịu áp lực giảm giá mạnh bởi lo ngại suy thoái kinh tế sẽ làm giảm các nhu cầu năng lượng, trong đó có dầu thô.

Trước đó, giá dầu thô đã lấy lại được sắc xanh, bất chấp việc chịu lực bán trong đầu phiên sau khi một loạt các ngân hàng trung ương ở Hội nghị Jackson Hole thể hiện quyết tâm trong việc chống lạm phát.

Bất chấp rủi ro cho thị trường chứng khoán trong môi trường lãi suất cao, Ngân hàng Goldman Sachs cho biết hàng hóa vẫn là lựa chọn đầu tư hàng đầu cho thời gian tới, đặc biệt khi họ cho rằng rủi ro suy thoái kinh tế bên ngoài khu vực EU là tương đối thấp. 

Trong khi đó, khủng hoảng năng lượng nghiêm trọng tại nhiều khu vực, bao gồm các đợt mất điện tại Trung Quốc và giá nhiên liệu tăng cao tại châu Âu đang khiến cho dầu, nguồn nhiên liệu được sử dụng phổ biến nhất trên thế giới là dầu thô trở thành khoản đầu tư hấp dẫn. Đặc biệt, các bất ổn tăng lên trong nguồn cung, cùng với các ẩn số như hành động của OPEC, cuộc nội chiến tại Libya, mùa bão sắp đến đỉnh tại Mỹ,… đã hỗ trợ cho giá dầu. 

Các quan chức Mỹ đang yêu cầu các nhà sản xuất ưu tiên cho thị trường nội địa thay vì gia tăng xuất khẩu dầu, có thể tạo động lực cho giá duy trì đà tăng. Trong nhóm năng lượng, giá khí tự nhiên đang ở mức quá cao và không tạo ra được điểm vào hấp dẫn nào.

Trong tuần này, Hội đồng Năng lượng EU sẽ tổ chức cuộc họp năng lượng bất thường để đối phó với giá năng lượng tăng cao. Hiện vẫn chưa rõ EU sẽ có biện pháp nào để đối phó với tình trạng này, đặc biệt khi họ khó có thể tác động vào nguồn cung. Tuy nhiên đây vẫn sẽ là một diễn biến các nhà đầu tư cần lưu ý, bên cạnh các thông tin xung quanh đàm phán hạt nhân Mỹ - Iran.

Giá xăng dầu hôm nay 30/8: Xăng dầu trong nước sắp tăng rất mạnh? - Ảnh 4.

Biểu đồ phân tích kỹ thuật giá dầu. Nguồn: MXV

Giá xăng dầu tại thị trường trong nước 

Tại thị trường trong nước, Liên Bộ Công Thương – Tài chính đã công bố giá cơ sở cho kỳ điều hành giá xăng dầu ngày 22/8.

Theo đó, giá xăng dầu được điều chỉnh cụ thể như sau: mỗi lít xăng RON 95-III giữ nguyên còn 24.660 đồng/lít; xăng E5 RON 92 hiện đang có giá là 23.720 đồng/lít cũng được giữ nguyên.

Giá dầu diesel từ mức 22.900 đồng tăng thêm 850 đồng/lít, giá sau điều chỉnh là 23.750 đồng/lít; dầu hỏa cũng tăng từ mức 23.320 đồng/lít thêm 750 đồng/lít, lên mức 24.070 đồng/lít; riêng dầu mazut giữ nguyên 16.540 đồng/kg như trước.

Giá xăng dầu hôm nay 30/8: Xăng dầu trong nước sắp tăng rất mạnh? - Ảnh 5.

Giá xăng dầu có thể tăng tới 2.000 đồng/lít.

Thông tin từ Bộ Công Thương, giá xăng dầu trong kỳ vừa qua diễn biến có tăng, có giảm nhưng xu hướng chung là tăng, nhất là dầu hỏa và dầu diesel tăng khá cao. Bình quân giá thành phẩm xăng dầu thế giới giữa 2 kỳ điều hành giá tăng từ 1-2% nhưng giá dầu tăng từ 4-5%.

Theo đó, nhà điều hành trích lập với xăng E5 RON 92 là 451 đồng/lít; xăng RON 95 là 493 đồng/lít; dầu diesel là 250 đồng/lít; dầu hỏa là 400 đồng/lít; dầu mazut là 641 đồng/kg. Đồng thời không chi sử dụng Quỹ bình ổn xăng dầu.

Sau khi thực hiện trích lập và không chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường ngày 30/8 như sau: Giá xăng E5 RON 92 niêm yết không cao hơn 23.725 đồng/lít; giá xăng RON 95-III niêm yết không cao hơn 24.669 đồng/lít; giá dầu diesel 0.05S niêm yết không cao hơn 23.759 đồng/lít; giá dầu hỏa niêm yết không cao hơn 24.056 đồng/lít; giá dầu mazut 180CST 3.5S niêm yết không cao hơn 16.548 đồng/kg.

Tính đến nay, giá xăng dầu đã trải qua 22 lần điều chỉnh giá, trong đó có 14 lần tăng và 8 lần giảm. Hiện, giá xăng E5 RON 92 và RON 95 trong nước đã xuống quanh mức 23.725-24.669 đồng/lít, tương đương mức giá vào tháng 2. 

Được biết, doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu dự đoán giá xăng trong nước nhiều khả năng sẽ tăng trong kỳ điều hành tới do dầu thế giới diễn biến bất thường.

Đến chiều 29/8, một số chủ cửa hàng kinh doanh xăng dầu cho biết, chiết khấu các mặt hàng xăng dầu vẫn 0 đồng và âm. Đặc biệt, dầu diesel thì không có hàng để bán trên diện rộng, nhiều đầu mối hứa với cửa hàng sang tuần mới có hàng về.

Trong khi đó, theo Bộ Công Thương, 2 nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn và Dung Quất đang gánh 80% lượng xăng dầu tiêu thụ trong nước và bảo đảm nguồn cung hoạt động đủ. Bên cạnh đó, nhập khẩu xăng dầu của các doanh nghiệp cũng có mức dự trữ thoải mái, vượt nhu cầu tiêu dùng. 

Tính toán thì ngày 1/9 (thời điểm điều chỉnh giá xăng dầu mới theo quy định) do rơi vào ngày nghỉ của cả nước, dự kiến cơ quan điều hành có thể dời sang ngày 5/9. 

Dữ liệu cập nhật của Bộ Công Thương cho thấy, giá xăng trên thị trường Singapore những ngày qua tăng so với giá tại kỳ điều chỉnh gần nhất. Cụ thể, tính đến 26/8, giá xăng A95 là 111,05 USD/thùng, xăng A92 là 108,1 USD/thùng, dầu diesel là 149,1 USD/thùng.

Doanh nghiệp kinh doanh đầu mối cho biết, với việc giá xăng thành phẩm tại thị trường Singapore và dầu thế giới tăng mạnh, nhà điều hành sẽ phải tính toán tăng giá bán lẻ mặt hàng này ở trong nước. Mức tăng còn tùy thuộc vào trích lập Quỹ Bình ổn giá xăng dầu và diễn biến giá dầu trước ngày điều chỉnh, nhưng với xu hướng hiện tại, giá xăng dầu được dự báo tăng khoảng 1.500 - 2.000 đồng/lít. Trường hợp Quỹ Bình ổn giá xăng dầu được nhà chức trách sử dụng thì mức tăng sẽ ít hơn.

Trong một diễn biến mới, Hiệp hội Xăng dầu Việt Nam (Vinpa) vừa có văn bản kiến nghị Bộ Công Thương điều hành giá bán lẻ xăng dầu sớm hơn, tức vào ngày 1/9. Nguyên nhân là tổng nguồn cung xăng dầu trong nước vẫn đáp ứng đủ nhu cầu tiêu dùng song giá thành phẩm thế giới, nhất là dầu diesel tăng mạnh từ sau kỳ điều hành ngày 22/8. Đến ngày 25/8, giá dầu diesel tăng 16,6% so với kỳ điều hành 22/8.

Trường hợp điều hành giá xăng dầu vào 5/9 thay vì 1/9, tức chậm hơn chu kỳ thông thường, Hiệp hội Xăng dầu lo ngại sẽ khiến giá bán lẻ xăng dầu trong nước có độ trễ nhất định, không phản ánh đúng xu hướng tăng của giá thế giới. Điều này gây khó khăn cho các thương nhân kinh doanh xăng dầu trong đảm bảo nguồn, nhất là tạo tâm lý găm hàng, đầu cơ gây bất ổn thị trường.

Theo Vinpa, việc điều chỉnh giá xăng dầu vào 1/9 sẽ giảm bớt khó khăn cho các doanh nghiệp, vừa thuận lợi cho các đơn vị trong tạo nguồn, phục vụ kỳ nghỉ lễ Quốc khánh.




Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem