Giá xăng dầu hôm nay 13/1: Dầu kỳ vọng tăng "nóng" lên mức 100 USD/thùng

Nguyễn Phương Thứ sáu, ngày 13/01/2023 08:17 AM (GMT+7)
Giá xăng dầu hôm nay 13/1: Giá xăng dầu tiếp tục leo dốc sau dữ liệu CPI của Mỹ và triển vọng nhu cầu ở Trung Quốc. Giá dầu Brent tăng gần mức 84 USD/thùng.
Bình luận 0

Kỳ vọng nhu cầu tiêu thụ dầu phục hồi mạnh, trong khi nguồn cung bị thắt chặt hơn tiếp tục tạo động lực hỗ trợ giá dầu hôm nay đi lên.

Giá xăng dầu hôm nay 13/1: Giá dầu thô tiếp đà đi lên, kỳ vọng lên mức 100 USD/thùng

Giá dầu thế giới được ghi nhận vào sáng ngày 13/1 (8h03 theo giờ Việt Nam) cụ thể như sau: Dầu thô WTI của Mỹ ổn định ở mức 78,411 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent ở mức 83,923 USD/thùng.

Trước đó, ghi nhận vào đầu giờ sáng ngày 13/1/2023, theo giờ Việt Nam, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 2/2023 đứng ở mức 78,27 USD/thùng, giảm 0,12 USD trong phiên. Tuy nhiên, nếu so với cùng thời điểm ngày 12/1, giá dầu WTI giao tháng 2/2023 đã tăng tới 0,68 USD/thùng.

Trong khi giá dầu Brent giao tháng 3/2023 đứng ở mức 83,71 USD/thùng, giảm 0,32 USD trong phiên nhưng đã tăng 0,96 USD so với cùng thời điểm ngày 12/1.

Giá xăng dầu hôm nay 13/1: Dầu kỳ vọng tăng "nóng" lên mức 100 USD/thùng - Ảnh 1.

Giá xăng dầu hôm nay 13/1: Giá dầu thô tiếp đà đi lên, kỳ vọng lên mức 100 USD/thùng

Giá xăng dầu hôm nay 13/1: Dầu kỳ vọng tăng "nóng" lên mức 100 USD/thùng - Ảnh 2.

Giá xăng dầu hôm nay 13/1: Giá dầu thô tiếp đà đi lên, kỳ vọng lên mức 100 USD/thùng

Giá xăng dầu hôm nay 13/1: Dầu kỳ vọng tăng "nóng" lên mức 100 USD/thùng - Ảnh 3.

Giá xăng dầu hôm nay 13/1: Giá dầu thô tiếp đà đi lên, kỳ vọng lên mức 100 USD/thùng

Giá xăng dầu hôm nay 13/1: Dầu kỳ vọng tăng "nóng" lên mức 100 USD/thùng - Ảnh 4.

Giá xăng dầu hôm nay 13/1: Giá dầu thô tiếp đà đi lên, kỳ vọng lên mức 100 USD/thùng

Giá dầu hôm nay có xu hướng đi lên chủ yếu nhờ kỳ vọng nhu cầu tiêu thụ dầu toàn cầu phục hồi, đặc biệt là các nền kinh tế lớn như Mỹ, Trung Quốc.

Theo dữ liệu vừa được Bộ Lao động Mỹ công bố, lạm phát Mỹ tháng 12/2022 được ghi nhận đúng như dự báo được đưa ra trước đó, và giảm mạnh so với tháng 11/2022. Đây được nhận định là cơ sở để Fed giảm tốc lãi suất.

Cụ thể, theo báo cáo từ Bộ Lao động Mỹ, CPI tháng 12/2022 của nước này là 6,5%, giảm đáng kể so với mức tăng 7% của tháng 11/2022.

Quyết định mở cửa trở lại nền kinh tế của Trung Quốc được đánh giá là động lực cho tăng trưởng, phục hồi kinh tế toàn cầu trong năm 2023, qua đó sẽ thúc đẩy mạnh nhu cầu tiêu thụ dầu toàn cầu.

Giới phân tích cũng cho rằng giai đoạn khó khăn nhất của kinh tế toàn cầu đã qua và giờ là giai đoạn tăng trưởng mới. Quá trình này sẽ được thúc đẩy mạnh hơn, nhanh hơn khi nhiều khả năng các ngân hàng trung ương sẽ cân nhắc lại lộ trình lãi suất.

Giá dầu hôm nay có xu hướng tăng còn do lo ngại nguồn cung thắt chặt hơn khi quyết định áp trần giá dầu đối với dầu thô Nga có hiệu lực.

Ở diễn biến mới nhất, theo hãng tin AP, Hạ viện Mỹ ngày 12/1 đã bỏ phiếu thông qua dự luận cấm bán dầu từ kho dự trữ chiến lược của Mỹ cho Trung Quốc.

Giá dầu ngày 13/1 cũng được thúc đẩy bởi dự báo về việc giá dầu lên 100 USD/thùng của Goldman Sachs.

Theo Goldman Sachs dự kiến giá dầu Brent sẽ giao dịch ở mức 105 USD/thùng vào quý IV/2023 và cho biết nhu cầu dầu sẽ tăng 2,7 triệu thùng mỗi ngày trong năm nay.

Dự báo giá dầu của Goldman Sachs được đưa ra trong bối cảnh Trung Quốc vừa công bố hạn ngạch nhập khẩu dầu kỷ lục sau khi mở cửa trở lại nền kinh tế, cho phép 44 nhà máy lọc dầu tư nhân nhập khẩu 111,82 triệu tấn dầu thô. 

Giá dầu thô tăng hơn 1% trong phiên giao dịch ngày thứ năm (12/1) nhờ dữ liệu cho thấy giá tiêu dùng Mỹ giảm trong tháng 12 và triển vọng nhu cầu lạc quan tại Trung Quốc.

Chỉ số giá tiêu dùng của Mỹ giảm 0,1% trong tháng 12, gợi ý rằng lạm phát đang giảm dần. Trong khi nhà nhập khẩu dầu hàng đầu thế giới - Trung Quốc đang mở cửa lại nền kinh tế sau khi kết thúc các lệnh hạn chế Covid-19 nghiêm ngặt, thúc đẩy hy vọng nhu cầu dầu cao hơn.

Chốt phiên giao dịch, giá dầu Brent giao sau tăng 1,7% lên 82,56 USD/thùng, trong khi dầu thô WTI  của Mỹ tăng 1,3% lên 78,39 USD/thùng.

Thị trường dầu cũng được hỗ trợ bởi sự sụt giảm xuống đáy 9 tháng của đồng USD so với đồng euro sau khi dữ liệu lạm phát dấy lên triển vọng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) sẽ ôn hoà hơn đối với chinh sách nâng lãi suất.

Giá xăng dầu tại thị trường trong nước 

Tại thị trường trong nước, Liên Bộ Công Thương – Tài chính đã công bố giá cơ sở đối với các mặt hàng xăng dầu cho kỳ điều hành từ 15h ngày 11/1. Tại kỳ điều hành chiều 11/1, xăng E5 vẫn giữ nguyên giá bán lẻ hiện hành, ở mức 21.352 đồng/lít; xăng A95 cũng giữ nguyên mức giá bán lẻ hiện hành ở mức 22.154 đồng/lít.

Các mặt hàng dầu được điều chỉnh giảm. Cụ thể, dầu diesel giảm 517 đồng/lít so với mức bán lẻ hiện hành ở mức 21.634 đồng/lít; dầu hoả giảm 958 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành về mức 21.809 đồng/lít; dầu mazut giảm 374 đồng/kg so với giá bán lẻ hiện hành về mức 13.366 đồng/kg.

Giá xăng dầu hôm nay 12/1: Tăng mạnh, doanh nghiệp muốn tự quyết giá xăng dầu - Ảnh 5.

Tại thị trường trong nước, Liên Bộ Công Thương – Tài chính đã công bố giá cơ sở đối với các mặt hàng xăng dầu cho kỳ điều hành từ 15h ngày 11/1.

Kỳ này, nhà điều hành thực hiện trích lập Quỹ Bình ổn giá xăng dầu đối với dầu diesel ở mức 605 đồng/lít (như kỳ trước), dầu hỏa ở mức 650 đồng/lít (kỳ trước 200 đồng/lít); dầu mazut ở mức 300 đồng/kg (kỳ trước không trích lập).

Thực hiện chi Quỹ Bình ổn giá xăng dầu đối với mặt hàng xăng E5 ở mức 121 đồng/lít; xăng A95 ở mức 103 đồng/lít.

Sau khi thực hiện trích lập và chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu nêu trên, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường ngày 13/1 như sau: Xăng E5 RON 92 không cao hơn 21.352 đồng/lít (giữ nguyên so với giá bán lẻ hiện hành), thấp hơn xăng RON 95-III 802 đồng/lít; Xăng RON 95-III không cao hơn 22.154 đồng/lít (giữ nguyên so với giá bán lẻ hiện hành); Dầu điêzen 0.05S không cao hơn 21.634 đồng/lít (giảm 517 đồng/lít so với mức bán lẻ hiện hành); Dầu hỏa không cao hơn 21.809 đồng/lít (giảm 958 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành); Dầu mazut 180CST 3.5S không cao hơn 13.366 đồng/kg (giảm 374 đồng/kg so với giá bán lẻ hiện hành).

Liên Bộ Công Thương-Tài chính cho biết, phương án điều hành giá xăng dầu nêu trên nhằm góp phần bảo đảm thực hiện mục tiêu kiểm soát lạm phát và bình ổn thị trường; bảo đảm biến động giá xăng dầu trong nước cơ bản phù hợp với biến động của giá xăng dầu thế giới.

Thị trường xăng dầu thế giới kỳ điều hành lần này chịu ảnh hưởng của các yếu tố như: Diễn biến tình hình dịch bệnh Covid-19 tại Trung Quốc và việc Trung Quốc chính thức gỡ bỏ hầu hết các hạn chế xuất nhập cảnh; nhu cầu khí đốt tại Hoa Kỳ và châu Âu có xu hướng giảm; nguy cơ suy thoái kinh tế toàn cầu…

Các yếu tố này tác động làm giá xăng dầu có diễn biến tăng giảm đan xen nhưng nhìn chung là giảm.

Được biết, Bộ Tài chính vừa có văn bản số 1689/BTC/QLG gửi Bộ Công Thương liên quan đến đề nghị xây dựng Nghị định sửa đổi, bổ sung Nghị định số 95/2021/NĐ-CP và Nghị định số 83/2014/NĐ-CP về kinh doanh xăng dầu.

Theo đó, đối với thống nhất đầu mối quản lý nhà nước về xăng dầu, tại dự thảo báo cáo của Bộ Công Thương có đánh giá sơ bộ và đưa ra 3 phương án; đồng thời đánh giá ưu, nhược điểm của từng phương án. Tuy nhiên, chưa đề xuất lựa chọn phương án để báo cáo.

Vì vậy, Bộ Tài chính đề nghị Bộ Công Thương lựa chọn phương án 3 để báo cáo Chính phủ. Phương án 3 theo đề xuất của Bộ Công Thương là đối với nội dung điều hành giá xăng dầu và rà soát, hướng dẫn, tính toán các chi phí kinh doanh xăng dầu đưa về một đầu mối là Bộ Công Thương thực hiện. Các Bộ, ngành khác theo chức năng nhiệm vụ được giao, thực hiện quản lý nhà nước đối với mặt hàng xăng dầu theo quy định.

Về vấn đề này, Bộ Tài chính cũng đã có đánh giá và đề xuất cụ thể tại công văn số 11280/BTC-QLG ngày 1/11/2022. Theo Bộ Tài chính, một số nhiệm vụ thuộc điều hành giá xăng dầu như giám sát trích lập, sử dụng Quỹ bình ổn giá, rà soát tính toán công bố các khoản định mức để tính giá cơ sở, đề nghị giao thống nhất về một đầu mối là Bộ Công Thương (cơ quan chủ trì điều hành giá, quản lý các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu) để tránh phát sinh những bất cập trong khâu tổ chức thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính. Bộ Tài chính chỉ thực hiện chức năng thanh, kiểm tra theo đúng quy định.

Về Quỹ Bình ổn giá xăng dầu, Bộ Công Thương có đánh giá sơ bộ và đưa ra 3 phương án. Cụ thể, phương án 1 giữ nguyên như hiện hành. Phương án 2 tiếp tục giữ Quỹ Quỹ Bình ổn giá xăng dầu, nhưng có sửa đổi theo hướng quy định nguyên tắc sử dụng Quỹ, giảm dần sự can thiệp của nhà nước về giá xăng dầu. Phương án 3 bỏ Quỹ Bình ổn giá xăng dầu và đánh giá ưu, nhược điểm của từng phương án. Tuy nhiên, chưa đề xuất lựa chọn phương án để báo cáo.

Vì vậy, Bộ Tài chính đề nghị Bộ Công Thương - cơ quan chủ trì điều hành trích lập, sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu đánh giá để lựa chọn một phương án cụ thể; đồng thời lấy ý kiến của các cơ quan liên quan và đối tượng chịu tác động để hoàn thiện, báo cáo Chính phủ xem xét, quyết định.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem