Giá xăng dầu hôm nay 25/11: Giá xăng nhập giảm mạnh

Nguyễn Phương Thứ sáu, ngày 25/11/2022 08:12 AM (GMT+7)
Giá xăng dầu hôm nay 25/11: Giá dầu dao động nhẹ quanh mức thấp kỷ lục trong hai tháng, khi nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) đề xuất trần giá đối với dầu mỏ của Nga cao hơn giá dầu hiện nay, làm giảm lo ngại về sự thắt chặt nguồn cung.
Bình luận 0

Áp lực nguồn cung hạ nhiệt trong bối cảnh lo ngại nhu cầu dầu từ Trung Quốc sụt giảm do diễn biến của dịch Covid-19 khiến giá dầu hôm nay dao động nhẹ, bất chấp đồng USD tiếp đà suy yếu.

Giá xăng dầu hôm nay 25/11: Giá dầu thô nhích nhẹ 

Ghi nhận vào đầu giờ sáng ngày 25/11/2022, theo giờ Việt Nam, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI của Mỹ tăng 0,44% lên 78,425 USD/thùng vào lúc 7h46. Giá dầu thô Brent tăng 0,11% đứng ở mức 85,431 USD/thùng.

Giá xăng dầu hôm nay 25/11: Giá xăng nhập giảm mạnh - Ảnh 1.

Giá xăng dầu hôm nay 25/11: Giá dầu dao động nhẹ quanh mức thấp kỷ lục trong hai tháng

Giá xăng dầu hôm nay 25/11: Giá xăng nhập giảm mạnh - Ảnh 2.

Giá xăng dầu hôm nay 25/11: Giá dầu dao động nhẹ quanh mức thấp kỷ lục trong hai tháng

Giá xăng dầu hôm nay 25/11: Giá xăng nhập giảm mạnh - Ảnh 3.

Giá xăng dầu hôm nay 25/11: Giá dầu dao động nhẹ quanh mức thấp kỷ lục trong hai tháng

Giá xăng dầu hôm nay 25/11: Giá xăng nhập giảm mạnh - Ảnh 4.

Giá xăng dầu hôm nay 25/11: Giá dầu dao động nhẹ quanh mức thấp kỷ lục trong hai tháng

Giá dầu hôm nay dao động nhẹ trong bối cảnh thị trường ghi nhận khả năng nguồn cung dầu thô từ Nga sẽ không bị gián đoạn khi bị G7 áp trần giá.

Cụ thể, G7 được cho là sẽ xem xét áp giá trần với dầu thô Nga vận chuyển bằng đường biển trong khoảng 65-70 USD/thùng. Trong khi theo dữ liệu từ của Refinitiv, dầu thô Urals của Nga được giao đến Tây Bắc châu Âu đang có giá vào khoảng 62-63 USD/thùng, còn ở Địa Trung Hải vào khoảng 67-68 USD/thùng. Thông tin này đã gần như dẹp bỏ mọi lo ngại về sự gián đoạn nguồn cung dầu thô từ Nga.

Đà tăng của giá dầu ngày 25/11 bị chặn bởi đang chịu áp lực của sự gia tăng các ca nhiễm Covid-19 mới ở Trung Quốc làm dấy lên lo ngại nước này có thể áp dụng các biện pháp hạn chế đi lại, phòng chống dịch, qua đó ảnh hưởng đến nhu cầu tiêu thụ dầu.

Tại Mỹ, dữ liệu về dự trữ xăng của Mỹ tăng cao hơn dự kiến cũng khiến nhiều nhà đầu tư lo ngại nhu cầu năng lượng của nước này suy giảm.

Ở chiều hướng ngược lại, giá dầu hôm nay cũng được hỗ trợ bởi đồng USD suy yếu và dự trữ dầu thô Mỹ giảm.

Theo Cơ quan Thông tin Năng lượng Mỹ (EIA), tồn kho dầu của nước này trong tuần kết thúc ngày 18/11 đã giảm tới 3,7 triệu thùng, vượt xa con số dự báo giảm 1,1 triệu thùng được các nhà phân tích đưa ra trong một cuộc thăm dò của Reuters, xuống còn 431,7 triệu thùng.

Giá dầu giảm trong phiên 24/11 tại châu Á, quanh mức thấp kỷ lục trong hai tháng, khi nhóm các nước công nghiệp phát triển hàng đầu thế giới (G7) đề xuất trần giá đối với dầu mỏ của Nga cao hơn giá dầu hiện nay, làm giảm lo ngại về sự thắt chặt nguồn cung.

Cả hai loại dầu giảm hơn 3% trong phiên 23/11, khi có tin trần giá đối với dầu mỏ của Nga có thể cao hơn mức giá thị trường hiện nay.  Theo một quan chức Liên minh châu Âu (EU), G7 đang xem xét áp trần giá đối với dầu mỏ được vận chuyển bằng đường biển của Nga ở mức 65-70 USD/thùng, dù các chính phủ ở EU vẫn chưa đạt đồng thuận.

Mức trần giá cao hơn có thể thúc đẩy Nga tiếp tục xuất khẩu dầu, giảm rủi ro thiếu hụt nguồn cung trên thị trường toàn cầu. Khoảng giá được đề xuất cũng cao hơn nhận định của thị trường, từ đó làm giảm nguy cơ nguồn cung toàn cầu bị gián đoạn. Theo các quan chức EU, các chính phủ trong khu vực sẽ nối lại đàm phán về trần giá cho đến hết ngày 25/11.

Thông tin về mức giới hạn giá dầu Nga vẫn sẽ là nhân tố chính tác động đến giá dầu, nhằm giúp thị trường đánh giá liệu dòng chảy dầu từ Nga có bị hạn chế trong tương lai hay không. 

Hướng dẫn của Bộ Tài chính Mỹ được công bố trước đó cho biết mức trần giá sẽ không bao gồm chi phí bảo hiểm và vận chuyển. Trong trường hợp mức giá trần được thông qua lớn hơn 60 USD/thùng, nhiều khả năng nguồn cung dầu từ Nga sẽ không bị ảnh hưởng quá nhiều.

Về phía nhu cầu từ khu vực châu Á, 2 nguồn tin cho biết một số nhà máy lọc dầu của Ấn Độ đang trả số tiền tương đương với mức chiết khấu khoảng 25 đến 35 USD/thùng đối với dầu Urals của Nga so với mức chuẩn dầu Brent. Điều đó có nghĩa là Nga cũng đang bán mức giá 50-60 USD/thùng, thấp hơn mức giới hạn cho các nhà máy Ấn Độ. Một nguồn tin cho biết, ngay cả đối với dầu thô Urals có tính tới chi phí vận chuyển, Ấn Độ đang trả thấp hơn 15-20 USD/thùng so với dầu Brent, có nghĩa là ngay cả những lô hàng này cũng sẽ ngang bằng với giá trần.

Trong khi đó, trên thực tế, Trung Quốc và Ấn Độ cũng đang có dấu hiệu thận trọng hơn trong việc nhập khẩu dầu Nga trước ngày 5/12, nhưng nhiều khả năng sẽ chỉ là sự cân nhắc trong ngắn hạn, do xem xét các mức giá có lợi hơn và đồng thời, giải quyết những khó khăn trong việc vận chuyển.

Một yếu tố khác ảnh hưởng đáng kể tới giá dầu là triển vọng tiêu thụ tại Trung Quốc, khi mà số ca nhiễm đã ở sát ngưỡng 30,000 ca, cao nhất trong thời kỳ đại dịch. Yếu tố đáng chú ý cản trở đà giảm sâu của giá dầu là đà suy yếu của đồng Dollar Mỹ khi các quan chức Fed đồng loạt ủng hộ lãi suất sẽ tăng chậm hơn trong thời gian tới.

Giá xăng dầu tại thị trường trong nước

Tại thị trường trong nước, ngày 21/11, Liên Bộ Công Thương – Tài chính đã công bố giá cơ sở đối với các mặt hàng xăng dầu cho kỳ điều hành từ ngày 21/11.

Thông tin từ liên Bộ Công Thương - Tài chính, trong kỳ điều hành giá xăng dầu lần thứ 3 trong tháng 11, giá các mặt hàng xăng dầu đã giảm nhẹ sau 4 kỳ tăng liên tiếp.

Cũng trong kỳ điều hành này, liên Bộ Công Thương - Tài chính không chi Quỹ Bình ổn giá xăng dầu và thực hiện trích lập quỹ đối với xăng RON 95 là 200 đồng/lít, xăng E5 RON 92 là 250 đồng/lít; dầu diesel là 300 đồng/lít; dầu hỏa 0 đồng/lít; dầu mazut là 300 đồng/lít.

Theo đó, giá xăng dầu áp dụng từ 15 giờ ngày 21/11 cụ thể như sau, giá xăng E5 RON 92 không cao hơn 22.671 đồng/lít, giảm 40 đồng/lít. Giá xăng RON 95 không cao hơn 23.878 đồng/lít, giảm 80 đồng/lít.

Giá dầu diesel không cao hơn 24.801 đồng/lít, giảm 182 đồng/lít. Giá dầu mazut không cao hơn 24.640 đồng/lít, tăng 25 đồng/lít. Giá dầu hỏa không cao hơn 24.640 đồng/lít, giảm 107 đồng/lít.

Như vậy, sau 4 kỳ điều chỉnh vào các ngày 11/11, 1/11, 21/10 và 11/10, giá xăng dầu từ chiều ngày 21/11 đã quay đầu giảm nhẹ.

Giá xăng dầu hôm nay 25/11: Giá xăng nhập giảm mạnh - Ảnh 5.

Tại thị trường trong nước, ngày 21/11, Liên Bộ Công Thương – Tài chính đã công bố giá cơ sở đối với các mặt hàng xăng dầu cho kỳ điều hành từ ngày 21/11.

Sau khi thực hiện các mức chi, trích Quỹ bình ổn giá xăng dầu, hiện giá bán các loại xăng dầu được niêm yết phổ biến trên thị trường ngày 25/11 như sau: Giá xăng E5 RON 92: không cao hơn 22.671 đồng/lít (giảm 40 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành); thấp hơn xăng RON 95-III 1.116 đồng/lít; Xăng RON 95-III: không cao hơn 23.787 đồng/lít (giảm 80 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành); Dầu điêzen 0.05S: không cao hơn 24.801 đồng/lít (giảm 182 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành); Dầu hỏa: không cao hơn 24.640 đồng/lít (giảm 107 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành); Dầu mazut 180CST 3.5S: không cao hơn 14.785 đồng/kg (tăng 25 đồng/kg so với giá bán lẻ hiện hành).

Được biết, TP.HCM vừa có văn bản kiến nghị Thủ tướng về việc rút ngắn thời gian điều chỉnh giá xăng dầu còn 3 - 5 ngày/lần (kể cả ngày nghỉ) so với quy định hiện hành là 10 ngày. 

Bên cạnh đó, TP.HCM kiến nghị Thủ tướng chỉ đạo Bộ Tài chính rà soát và tính toán lại các mức chi phí trong cơ cấu tính giá cơ sở xăng, dầu như chi phí kinh doanh định mức, lợi nhuận định mức, đảm bảo hài hòa lợi ích giữa doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu và người tiêu dùng.

Đồng thời, đề nghị Bộ Công Thương chỉ đạo các thương nhân đầu mối chia sẻ nguồn lợi nhuận cho đại lý, cửa hàng bán lẻ một cách hợp lý, trong đó bảo đảm mức chiết khấu tối thiểu 500 đồng/lít.

Bộ Công Thương mới đây cũng đã họp với các đơn vị đầu mối nhằm đưa ra kịch bản về nguồn cung xăng dầu năm 2023, đảm bảo nguồn cung trong mọi tình huống, cũng như góp ý bổ sung, sửa đổi Nghị định số 95 và Nghị định số 83.

Bộ trưởng Công Thương Nguyễn Hồng Diên đưa ra hai kịch bản dự kiến về phân giao tổng nguồn xăng dầu tối thiểu năm 2023. Theo đó, kịch bản 1, tỷ lệ tăng trưởng 10% so với năm 2022, tương đương 25 triệu 900 nghìn m3, tấn; kịch bản 2, tăng trưởng 15%, tương đương 26 triệu 760 nghìn m3, tấn. Sản lượng này phải được phân bổ từng tháng, quý. Mỗi tháng, quý căn cứ vào số liệu thực hiện trên phần mềm quản lý, sẽ áp dụng từ 1/1/2023 để có điều chỉnh phù hợp.

Bộ Tài chính cũng vừa xây dựng 4 kịch bản áp thuế bảo vệ môi trường (BVMT) theo biến động giá nhiên liệu thế giới trong năm 2023 mà không phải xin ý kiến Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Bộ này kiến nghị 4 mức thuế áp dụng trong năm sau đối với xăng dầu tương ứng với kịch bản giá dầu thô thế giới. Cụ thể, trường hợp giá dầu thô thế giới dưới 70 USD/thùng, thuế BVMT với xăng sẽ quay trở về mức 4.000 đồng/lít, nhiên liệu bay 3.000 đồng/lít, dầu diesel 2.000 đồng/lít.

Đây cũng là mức thuế BVMT kịch khung trong biểu thuế suất BVMT với xăng dầu hiện nay. Trường hợp 2, giá dầu thô ở ngưỡng 70 - 80 USD/thùng, mức thuế suất BVMT với xăng, dầu và mỡ nhờn giảm 25% so với mức trần. Tức là, mỗi lít xăng sẽ chịu 3.000 đồng thuế BVMT, nhiên liệu bay 2.250 đồng; dầu diesel 1.500 đồng.

Trường hợp 3, nếu giá dầu thô thế giới 80 - 100 USD/thùng, thuế BVMT với xăng, dầu và mỡ nhờn còn một nửa so với quy định khung thuế: xăng là 2.000 đồng/lít, nhiên liệu bay là 1.500 đồng/lít, dầu diesel là 1.000 đồng/lít… Trường hợp cuối cùng, khi giá dầu vọt trên mốc 100 USD/thùng, mức thuế BVMT áp dụng với xăng, nhiên liệu bay cùng là 1.000 đồng/lít, dầu diesel 500 đồng/lít...

Các chuyên gia cho rằng, chính sách thuế BVMT theo đề xuất của Bộ Tài chính cơ bản chỉ làm tăng giá xăng dầu. Điều này không có lợi cho cả người dân và nền kinh tế. Theo nhiều chuyên gia, nên bỏ hẳn thuế này để hỗ trợ người dân và doanh nghiệp. Nếu muốn tính, các Bộ ngành phải có nghiên cứu và chứng minh bằng cơ sở khoa học rõ ràng.

Giá xăng nhập đã không còn duy trì mức trên 100 USD/thùng như thời gian qua. Liên tiếp trong nhiều ngày qua, giá xăng A95 nhập từ Singapore liên tục giảm. Theo dữ liệu mới nhất của Bộ Công Thương, giá xăng nhập chỉ còn 96 USD/thùng. Đây là mức giá thấp nhất trong nửa tháng qua.

Trước đó, giá xăng trong nước (A95) đã 4 lần tăng liên tiếp vì giá xăng nhập tăng cao cũng như cơ quan quản lý nhà nước điều chỉnh mức chi phí cơ sở.

Trong kỳ điều chỉnh xăng ngày 21/11 vừa qua, giá xăng A95 giảm nhẹ 80 đồng, chấm dứt các đợt tăng liên tiếp. Nguyên nhân giá xăng giảm trong thời gian qua là do giá dầu thô toàn cầu giảm mạnh. Thậm chí, giá dầu đã về vùng giá 70 USD/thùng.

Sự hạ nhiệt của giá dầu đến từ việc Trung Quốc vẫn chưa từ bỏ chính sách "Zero Covid". Đồng thời, nhóm các nước G7 đang xem xét áp đặt giá trần với dầu Nga, cũng như kho dự trữ xăng dầu của Mỹ đang tăng trở lại.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem