Giá xăng dầu hôm nay 7/11: Dầu bất ngờ giảm giá mạnh

Nguyễn Phương Thứ hai, ngày 07/11/2022 07:53 AM (GMT+7)
Giá xăng dầu hôm nay 7/11: Giá dầu phiên đầu tuần bất ngờ giảm mạnh sau khi tăng sốc ở phiên giao dịch cuối tuần trước. Dầu Brent giảm xuống mức giá hơn 96 USD/thùng.
Bình luận 0

Áp lực suy thoái kinh tế làm giảm nhu cầu dầu, trong khi nguồn cung dầu thô Nga sẽ không bị gián đoạn như lo ngại đã khiến giá dầu hôm nay sụt giảm mạnh.

Giá xăng dầu hôm nay 7/11: Giá dầu phiên đầu tuần bất ngờ giảm mạnh

Ghi nhận vào đầu giờ sáng ngày 7/11/2022, theo giờ Việt Nam, giá dầu thô ngọt nhẹ WTI giao tháng 1/2023 đứng ở mức 89,76 USD/thùng, giảm 1,69 USD/thùng trong phiên.

Trong khi đó, giá dầu Brent giao tháng 1/2023 đứng ở mức 96,98 USD/thùng, giảm 1,59 USD/thùng trong phiên.

Giá xăng dầu hôm nay 7/11: Dầu bất ngờ giảm giá mạnh - Ảnh 1.

Giá xăng dầu hôm nay 7/11: Giá dầu phiên đầu tuần bất ngờ giảm mạnh.

Giá xăng dầu hôm nay 7/11: Dầu bất ngờ giảm giá mạnh - Ảnh 2.

Giá xăng dầu hôm nay 7/11: Giá dầu phiên đầu tuần bất ngờ giảm mạnh.

Giá xăng dầu hôm nay 7/11: Dầu bất ngờ giảm giá mạnh - Ảnh 3.

Giá xăng dầu hôm nay 7/11: Giá dầu phiên đầu tuần bất ngờ giảm mạnh.

Giá xăng dầu hôm nay 7/11: Dầu bất ngờ giảm giá mạnh - Ảnh 4.

Giá xăng dầu hôm nay 7/11: Giá dầu phiên đầu tuần bất ngờ giảm mạnh.

Giá dầu hôm nay giảm mạnh trong bối cảnh thị trường ghi nhận khả năng dầu thô Nga vẫn sẽ được đảm bảo tiếp tục được giao dịch với một số điều kiện khi các lệnh cấm vận, trừng phạt của G7 có hiệu lực.

Cụ thể, theo một số nguồn tin từ G7, về mặt quy tắc, nếu dầu thô Nga vẫn đang ở trên biển, giá dầu phải được bán ở mức trần hoặc thấp hơn. Quy tắc này áp dụng cho cả trường hợp bán lại dầu.

“Sau khi đã dỡ hàng, dầu có thể được bán theo giá thị trường. Miễn không chở dầu qua đường biển một lần nữa, thì chúng tôi sẽ không xem đấy là dầu ‘nhập khẩu qua đường biển’ của Nga nữa”, nguồn tin cho biết.

Như vậy, nếu doanh nghiệp sử dụng tàu để vận chuyển dầu Nga đi nơi khác, giá bán dầu sẽ bị giới hạn trở lại, trừ khi dầu thô đã được tinh chế thành những sản phẩm khác.

Được biết, mục tiêu của kế hoạch áp trần giá dầu Nga là để đảm bảo doanh thu dầu thô của Moscow quay trở lại mức trước khi nổ ra cuộc xung đột Nga – Ukraine, đồng thời đảm bảo dầu thô Nga tiếp tục có mặt trên thị trường để tránh tình trạng bùng nổ giá.

Giá dầu ngày 7/11 giảm mạnh còn do lo ngại nhu cầu tiêu thụ dầu sụt giảm khi các ngân hàng trung ương, đặc biệt là tại các nền kinh tế lớn, quyết định tăng mạnh lãi suất có thể đẩy kinh tế toàn cầu sớm rơi vào tình trạng suy thoái.

Ngoài ra, đồng USD phục hồi nhẹ cũng khiến giá dầu thô đi xuống.

Trước đó, chuyên gia trưởng của bộ phận Chiến lược Hàng hóa của ngân hàng ING, cho biết triển vọng vĩ mô ngày càng ảm đạm và thị trường dầu mỏ sẽ phải đối mặt một số sóng gió lớn trong thời gian tới. 

Trong khi đó, lo ngại về một cuộc suy thoái ở Mỹ - nước tiêu thụ dầu lớn nhất thế giới, đã tăng lên sau khi Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang (Fed) Jerome Powell cho biết còn "rất sớm" để nghĩ đến việc tạm dừng tăng lãi suất.

Ngân hàng trung ương Anh (BoE) cũng cảnh báo rằng kinh tế Anh có thể đã bước vào suy thoái và không tăng trưởng trong hai năm nữa.

Các nhà phân tích của ngân hàng ANZ cũng chỉ ra những dấu hiệu về nhu cầu yếu hơn ở châu Âu và Mỹ với lượng người lái xe ít hơn - điều này có thể làm giảm nhu cầu đối với sản phẩm chưng cất.

Càng nhấn mạnh những lo ngại về nhu cầu là việc Saudi Arabia đã hạ giá bán chính thức (OSP) tháng 12/2022 cho loại dầu thô Arab Light hàng đầu của họ sang châu Á. Việc cắt giảm phù hợp với dự báo của các nguồn tin thương mại dựa trên triển vọng nhu cầu của Trung Quốc yếu hơn. Quốc gia tỷ dân này vẫn tuân thủ các quy định nghiêm ngặt về phòng dịch Covid-19.

Giá dầu tuần trước đã trải nghiệm tuần tăng giá thứ 2 liên tiếp với dầu Brent tăng 2,9%, dầu WTI tăng gần 5%.

Sự leo dốc của dầu được cho là chịu tác động của sự không chắc chắn về việc tăng lãi suất trong tương lai của Fed, trong khi lệnh cấm của Liên minh châu Âu (EU) đối với dầu của Nga ngày một cận kề, cùng khả năng Trung Quốc nới lỏng một số biện pháp hạn chế sự lây lan nhanh của Covid-19.

Mặc dù leo dốc sốc ở phút chót (tới 5%), nhưng trong tuần qua, giá dầu cũng đã có hai phiên lao dốc.

Kỳ vọng sản lượng của Mỹ có thể tăng cùng nguồn cầu giảm ở Trung Quốc đã đẩy giá dầu giảm khoảng 1 USD ngay phiên giao dịch đầu tuần. Đến phiên giao dịch thứ 4 của tuần, giá dầu giảm khoảng 2% khi Trung Quốc tiếp tục áp dụng chính sách “Zero Covid” và đồng USD mạnh.

Cũng trong tuần trước, giá dầu đã có một phiên “đồng điệu” với đồng bạc xanh. Ở phiên giao dịch thứ 3 của tuần, đồng USD mạnh lên sau khi Fed quyết định tăng lãi suất khủng 75 điểm cơ bản lần thứ 4 trong năm. 

Dầu đang phải đối mặt với cả triển vọng kinh tế toàn cầu suy yếu và đồng USD tăng mạnh.

Trong tuần này, Cơ quan Thông tin năng lượng Mỹ (EIA) sẽ đưa ra triển vọng năng lượng trong ngắn hạn. Chỉ số giá tiêu dùng của Mỹ cũng sẽ được hé lộ. Các nhà đầu tư đang hóng những thông số quan trọng này để có cái nhìn sâu sắc về tốc độ lạm phát ở Mỹ và cũng để đoán định những bước đi tiếp theo của Fed để kiềm chế lạm phát vẫn ở mức cao ở nước này.

Giá xăng dầu tại thị trường trong nước 

Tại thị trường trong nước, ngày 1/11, Liên Bộ Công Thương – Tài chính đã công bố giá cơ sở đối với các mặt hàng xăng dầu cho kỳ điều hành từ ngày 1/11.

Trong kỳ điều hành giá xăng dầu ngày 1/11, giá xăng RON 95 tăng 410 đồng/lít, giá xăng E5 RON 92 tăng 380 đồng/lít, dầu diesel tăng 290 đồng/lít.

Cụ thể, xăng E5 RON92 sau khi tăng 380 đồng, giá bán ra 21.870 đồng/lít; xăng RON95 tăng 410 đồng, giá bán ra 22.750 đồng/lít. Tương tự, dầu diesel sau khi tăng 290 đồng, giá bán ra 25.070 đồng/lít; dầu hỏa tăng 120 đồng, giá bán ra 23.780 đồng/lít.

Giá xăng dầu hôm nay 7/11: Dầu bất ngờ giảm giá mạnh - Ảnh 5.

Bộ trưởng Công Thương cho biết Bộ đã có ý kiến đồng thuận với Bộ Tài chính trong việc cập nhật chi phí kinh doanh phát sinh cho doanh nghiệp xăng dầu trong kỳ điều hành ngày 11/11 tới.

Ở kỳ điều hành này, cơ quan điều hành ngừng chi quỹ bình ổn giá, đồng thời trích lập quỹ bình ổn giá xăng dầu với xăng E5 RON 92 ở mức 200 đồng/lít, xăng RON 95 là 300 đồng/lít, dầu mazut 500 đồng/kg, không trích lập quỹ đối với mặt hàng dầu diesel và dầu hỏa.

Đây là lần tăng giá liên tiếp thứ 3 của mặt hàng này tính từ giữa tháng 10 đến nay.

Như vậy, so với giá các mặt hàng nói trên vào đầu tháng 1/2022, mỗi lít xăng RON 95-III đang rẻ hơn khoảng 2.100 đồng/lít, còn dầu diesel đắt thêm 6.800 đồng.

Tại kỳ điều hành trước (21/10), giá xăng E5 RON 92 tăng thêm 200 đồng/lít, lên 21.490 đồng/lít; xăng RON 95 tăng 340 đồng/lít, lên 22.340 đồng/lít. Cùng với xăng, giá dầu cũng được điều chỉnh tăng mạnh, riêng dầu diesel tăng 600 đồng/lít, lên 24.780 đồng/lít.

Tính từ đầu năm đến nay, giá các mặt hàng xăng trong nước đã qua 29 kỳ điều chỉnh, trong đó 16 lần tăng, 12 lần giảm và 1 lần giữ nguyên.

Sau khi thực hiện trích lập và chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu tại Mục 1 nêu trên, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường ngày 7/11 như sau: Xăng E5 RON 92: không cao hơn 21.873 đồng/lít (tăng 377 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành), thấp hơn xăng RON 95-III 883 đồng/lít; Xăng RON 95-III: không cao hơn 22.756 đồng/lít (tăng 412 so với giá bán lẻ hiện hành); Dầu điêzen 0.05S: không cao hơn 25.070 đồng/lít (tăng 287 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành); Dầu hỏa: không cao hơn 23.783 đồng/lít (tăng 120 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành); Dầu mazut 180CST 3.5S: không cao hơn 14.082 đồng/kg (tăng 183 đồng/lít so với giá bán hiện hành).

Bộ Công Thương cho biết, đã có công văn gửi tới các Bộ, ngành, đơn vị gồm Bộ Công an, Bộ Tài chính, Bộ Giao thông vận tải, Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam, các Công ty Trách nhiệm hữu hạn Lọc hóa dầu Nghi Sơn, Bình Sơn và UBND các tỉnh, thành phố đề nghị tăng cường các biện pháp hỗ trợ nhằm bảo đảm nguồn cung ứng xăng dầu cho thị trường nội địa.

Theo Bộ Công Thương, trước diễn biến phức tạp của nguồn cung và giá cả xăng dầu thế giới, thời gian gần đây, thị trường xăng dầu trong nước có hiện tượng một số cửa hàng bán lẻ xăng dầu tại một số tỉnh, thành phố đóng cửa, tạm ngừng kinh doanh hoặc bán hàng với số lượng hạn chế đã gây ảnh hưởng nhất định đến tâm lý và đời sống sinh hoạt của người dân cũng như nhu cầu phục vụ sản xuất, kinh doanh của các tổ chức, doanh nghiệp.

Nhằm hỗ trợ và tạo điều kiện cho các doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu cung ứng kịp thời nguồn xăng dầu cho nhu cầu sản xuất của doanh nghiệp và tiêu dùng của người dân, Bộ Công Thương đề nghị Bộ Giao thông vận tải, Bộ Công an, chính quyền các địa phương xem xét, có phương án phân luồng, tạo điều kiện để các phương tiện vận chuyển xăng dầu được lưu thông, tiếp cận, cung ứng nguồn hàng kịp thời cho các cửa hàng bán lẻ xăng dầu, đặc biệt vào các khung giờ cao điểm.

Để bảo đảm duy trì việc cung ứng xăng dầu đầy đủ và liên tục cho thị trường trong nước, phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt của người dân và doanh nghiệp,  Bộ Công Thương yêu cầu  hai đơn vị đầu mối sản xuất xăng dầu là Công ty TNHH Lọc hóa dầu Nghi Sơn và Công ty cổ phần Lọc hóa dầu Bình Sơn duy trì hoạt động sản xuất ổn định của nhà máy lọc dầu, tăng công suất ở mức tối đa có thể để cung ứng xăng dầu cho thị trường trong nước.

Hai đơn vị này được yêu cầu có biện pháp hỗ trợ việc giao hàng nhanh cho doanh nghiệp đã đặt mua hàng theo các hợp đồng đã ký, hỗ trợ cung ứng cho các thương nhân đầu mối (kể cả các thương nhân đầu mối không ký kết hợp đồng dài hạn với nhà máy) để kịp thời bổ sung nguồn hàng cho các cửa hàng bán lẻ xăng dầu, đặc biệt tại các khu vực bị thiếu hàng cục bộ. Đồng thời điều chỉnh cơ cấu sản xuất cho phù hợp với nhu cầu của thị trường, tăng lượng sản xuất mặt hàng xăng để cung ứng cho thị trường trong nước.

Bộ Công Thương yêu cầu Tập đoàn Dầu khí Việt Nam chỉ đạo hai đơn vị đầu mối sản xuất xăng dầu nói trên những nhiệm vụ như trên.

Bộ Công Thương cũng đã có văn bản gửi Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam về việc bảo đảm duy trì việc cung ứng xăng dầu đầy đủ và liên tục cho thị trường trong nước, phục vụ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh và sinh hoạt của người dân và doanh nghiệp.

Bộ Công Thương cũng yêu cầu Tập đoàn Dầu khí quốc gia Việt Nam chỉ đạo Tổng công ty Dầu Việt Nam-Công ty cổ phần (Pvoil) chủ động nguồn hàng, có phương án nhập khẩu, mua trong nước để bảo đảm cung cấp đầy đủ xăng dầu cho thị trường trong nước, không để gián đoạn nguồn cung xăng dầu trong hệ thống kinh doanh, duy trì hoạt động bán hàng tại các cửa hàng bán lẻ xăng dầu của Tổng công ty và cung cấp đủ hàng cho các cửa hàng bán lẻ thuộc hệ thống phân phối của Tổng công ty; chia sẻ nguồn cung, chiết khấu cho các khách hàng một cách hợp lý để bảo đảm không gián đoạn việc cung ứng xăng dầu cho thị trường.


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem