Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Đầu tháng 10/2022, TP.HCM và nhiều địa phương phía Nam như Bình Dương, Đắc Lắc, Tây Ninh, An Giang… thiếu xăng cục bộ. Nhiều nơi, đại lý không có xăng để bán phải treo biển hết xăng, đóng cửa, chăng dây.
Nhiều người dân có xe gần hết xăng vẫn phải chạy hàng km, qua các phường, quận, thậm chí ranh giới của tỉnh khác để mong đổ được xăng.
Ngày 11/10, Bộ Công Thương ra thông báo về tình hình đóng cửa của nhiều đại lý bán lẻ xăng dầu phía Nam trong ngày 10/10 gây xôn xao và nhấn mạnh đây là hiện tượng... "không phổ biến" dù hàng nghìn lượt người tại nhiều tỉnh phải xếp hàng chờ đổ xăng.
Bộ Công Thương khẳng định: "Chỉ có hơn 100 cửa hàng đóng cửa trong tổng số 17.000 cửa hàng đang hoạt động, hiện tượng này không phải phổ biến".
Thông báo của Bộ Công Thương phát đi ngay lập tức bị dư luận phản ứng rất dữ dội, ngày 12/10, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải phân trần: "Dù một cây xăng đóng cửa cũng là vấn đề". Ông Hải cho rằng: Dù số lượng đại lý đóng cửa là bao nhiêu thì Bộ Công Thương và các Bộ ngành cũng cần nhìn thẳng vào trách nhiệm, có biện pháp xử lý và giải quyết.
Ngày 22/10 tại Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên khẳng định, tình trạng cây xăng đóng cửa chỉ tập trung ở TP.HCM và các tỉnh phía Nam - khu vực trước đây phụ thuộc nhiều vào nguồn xăng trôi nổi.
"Dư luận cho rằng thiếu nguồn cung trong nước là hoàn toàn không chính xác", ông Diên nhấn mạnh.
Theo Bộ trưởng Bộ Công Thương, tình trạng cửa hàng xăng dầu đóng cửa, ngưng bán xăng dầu vừa qua không xảy ra trên phạm vi cả nước mà chỉ tập trung ở TP.HCM và các tỉnh phía Nam. Ngoài nguyên nhân doanh nghiệp bị lỗ, khu vực này trước đây có lượng đáng kể xăng dầu trôi nổi, kể cả xăng dầu lậu, giả. Vì thế, người kinh doanh không quan tâm tới chi phí định mức, chiết khấu cũng như chuyện mua hàng từ mối ổn định.
Theo Bộ trưởng, do lực lượng chức năng siết chặt, triệt phá hàng loạt đường dây buôn xăng dầu giả. Do đó, khi nguồn cung thế giới thiếu, giá biến động, chiết khấu thấp, doanh nghiệp kinh doanh xăng dầu kiếm ít tiền hơn so với trước đây, thận chí bị lỗ so với giai đoạn kinh doanh xăng trôi nổi.
Sáng nay, ngày 5/11, tại Quốc hội, Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên giải trình về tình hình nhiều cây xăng tại Hà Nội, TP.HCM không bán hoặc bán nhỏ giọt.
"Tình trạng đứt gãy cục bộ nguồn cung diễn ra thêm ở một số nơi, nhất là thành phố lớn, đông dân cư", ông Diên nói. Song ông Diên vẫn khẳng định, sản lượng xăng dầu trong nước và nhập khẩu đạt 86% kế hoạch năm. Với nguồn dự trữ của doanh nghiệp, nhập khẩu, sản xuất từ hai nhà máy lọc dầu... đảm bảo nguồn cung trong nước.
Bộ trưởng Diên cũng nhìn nhận, hệ thống kinh doanh xăng dầu đang có tình trạng đa tầng nấc, nên bị rối trong những tình huống như hiện nay. Việc này cũng làm tăng chi phí và "dứt khoát chi phí này cộng vào giá bán lẻ".
Trả lời báo chí về tình trạng nhiều cây xăng ở Hà Nội hết xăng, thiếu xăng, đóng cửa, bán nhỏ giọt mấy ngày gần đây, ngày 4/11, bà Trần Thị Phương Lan – Quyền Giám đốc Sở Công Thương Hà Nội cho biết: Do nguồn cung tăng đột biến và dồn về thị trường Hà Nội, do đó, một số cửa hàng diện tích nhỏ, bể chứa nhỏ không đáp ứng kịp nhu cầu. Trong khi dung tích cũng như dung lượng phục vụ cho người dân tăng đột biến trong một số thời điểm nhất định, dẫn đến một số cửa hàng bị thiếu hàng cục bộ và phải chờ nhập hàng về.
Bà Lan cho rằng, Hà Nội có 6 doanh nghiệp đầu mối và gần 20 thương nhân phân phối phục vụ cung ứng nhu cầu tiêu dùng trên địa bàn thành phố Hà Nội.
"Ngoài việc phục vụ thị trường 10 triệu dân của Hà Nội, chúng tôi cũng đang phải phục vụ một số thị trường lân cận do tình trạng một số nơi thiếu hụt nguồn cung, người dân, doanh nghiệp đang đổ dồn về thị trường Hà Nội mua xăng. Điều này đặt lên nhu cầu sức ép về nguồn cung rất lớn cho Hà Nội.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.