Meta, công ty "mẹ" của Facebook lao dốc: Giá trị vốn hoá giảm sốc

Huỳnh Dũng Thứ năm, ngày 10/02/2022 08:38 AM (GMT+7)
Giá trị vốn hóa công ty mẹ Facebook, Meta sụt giảm nghiêm trọng dường như đã nhanh chóng cấp cho công ty này một tấm lót bạc mới: miễn là họ tránh được các biện pháp chống độc quyền nghiêm trọng đang được Hạ viện Hoa Kỳ xem xét.
Bình luận 0

Cụ thể, trong phiên giao dịch ngày 8/2, vốn hóa của công ty Meta đóng cửa ở mức dưới 600 tỷ USD lần đầu tiên kể từ tháng 5/2020. Cổ phiếu Meta giảm 2,1% phiên này ở mức 220,18 USD / cổ phiếu. Cổ phiếu của công ty đã giảm 35% cho đến nay trong năm nay và hiện đang ở mức thấp nhất kể từ tháng 7 năm 2020. Điều này hiện đưa vốn hóa công ty về mức 599,32 tỷ USD.

Cách đây không lâu, Meta đã cùng Apple, Microsoft, Amazon và Alphabet lọt vào top 5 công ty về giá trị vốn hóa thị trường Mỹ. Hôm nay, Meta đã rơi xuống vị trí thứ 8, sau cả Tesla, Berkshire Hathaway và lần đầu tiên bị NVIDIA vượt mặt khi vốn hóa Nvidia đóng cửa ở mức 627 tỷ USD.

Facebook tụt hậu so với giá trị vốn hóa thị trường của Nvidia, hiện là công ty lớn thứ tám ở Mỹ. Ảnh: @AFP.

Meta tụt hậu so với giá trị vốn hóa thị trường của Nvidia, hiện là công ty lớn thứ tám ở Mỹ. Ảnh: @AFP.

Không chỉ dừng tại đó, sự sụt giảm tạm thời này đưa Meta ra khỏi câu lạc bộ độc quyền của các công ty công nghệ Mỹ lớn giá trị vốn hóa hơn 600 tỷ USD, bao gồm Apple Inc., Amazon.com Inc., Microsoft Corp. và Alphabet Inc., công ty mẹ của Google.

Trong khi đó, cũng vào tuần trước, sau khi Meta công bố kết quả kinh doanh quý 4/2021 với lượng người dùng hàng tháng giảm mạnh, cổ phiếu công ty giảm 26%, kéo giá trị vốn hóa tụt gần 240 tỷ USD – mức giảm vốn hóa mạnh nhất trong một phiên giao dịch của bất kỳ công ty nào trên thế giới từ trước đến nay.

Các chuyên gia quốc tế nhận định, việc vốn hóa của công ty Meta đóng cửa ở mức dưới 600 tỷ USD có thể là một mốc lý tưởng mới, hay nói cách khác là trong cái rủi lại có cái may. Bởi 600 tỷ USD cũng chính là con số mà các nhà lập pháp trong Hạ viện Mỹ lựa chọn làm ngưỡng cho một gói dự luật về chống độc quyền đang được soạn thảo để nhằm vào các hãng công nghệ lớn (Big Tech). Nếu vốn hóa của Meta duy trì dưới mốc này, công ty có thể tránh được những trở ngại mà dự luật đặt ra đối với hoạt động kinh doanh và mua bán-sáp nhập của công ty. Trong khi đó, những "ông lớn" công nghệ khác như Amazon, Alphabet, Apple và Microsoft sẽ rơi vào tầm kiểm soát nếu áp dụng theo quy định mới. Các công ty này là mục tiêu của dự luật chống độc quyền tại Hạ viện Hoa Kỳ sẽ thay đổi cách các công ty tương tác với các đối thủ cạnh tranh và trong một số trường hợp, nó sẽ đe dọa các mô hình kinh doanh cốt lõi của họ. 

Tuy nhiên, luật này có thể không thể được hiện thực áp dụng sớm vì có thể mất một thời gian dài để cấu lập quy trình bộ luật. Cũng không loại trừ khả năng trong tương lai, nội dung của dự luật cũng có thể được điều chỉnh và có thể vẫn áp dụng đối với các hãng công nghệ có mức vốn hóa giảm dưới ngưỡng đề ra.

Meta, công ty mẹ của Facebook tiếp tục trượt dốc và hiện đã sụt giảm rất nhiều trong tuần qua khiến công ty có giá trị thấp hơn nhà sản xuất chip Nvidia. Ảnh: @AFP.

Meta, công ty mẹ của Facebook tiếp tục trượt dốc và hiện đã sụt giảm rất nhiều trong tuần qua khiến công ty có giá trị thấp hơn nhà sản xuất chip Nvidia. Ảnh: @AFP.

Bên cạnh đó, dự luật của Thượng viện cũng đặt ra ngưỡng vốn hóa thị trường thấp hơn là 550 tỷ đô la, mức này rõ ràng sẽ vẫn chiếm được Meta - cho đến thời điểm hiện tại. Mặt khác, kể từ khi công bố thu nhập quý 4 vào tuần trước, Meta đã trượt dài. Những cải tiến về quyền riêng tư của Apple đã gây ra sự sụt giảm về số lượng người dùng và công ty đã cảnh báo về các vấn đề phía trước. Cổ phiếu đã giảm kỷ lục sau khi triển vọng quý đầu tiên của Meta không như mong đợi.

Sự sụt giảm giá trị vốn hóa của Meta xảy ra khi công ty đang xem xét các hoạt động kinh doanh hiện tại của mình, chẳng hạn như Facebook, Instagram và WhatsApp, và hướng tới metaverse, một thế giới ảo dựa trên công nghệ mới. Giám đốc điều hành Mark Zuckerberg thông báo Meta đã lỗ ròng 10 tỷ đô la vào năm 2021 do Meta đầu tư vào metaverse.

Rachel Jones, một nhà phân tích của công ty nghiên cứu GlobalData cho biết: "Meta đang hy sinh mô hình kinh doanh cốt lõi của mình vì niềm đam mê với metaverse. Vì thế mà vô số cơ hội sẽ mất đi trong lúc công ty này sẽ mất ít nhất một thập kỷ nữa để thực sự bắt đầu với metaverse".

Laura Hoy, một nhà phân tích cổ phiếu tại Hargreaves Lansdown cho biết: "CEO Mark Zuckerberg của Meta có thể muốn đưa thế giới vào một thực tế khác, nhưng kết quả quý 4 đáng thất vọng đã nhanh chóng khiến bong bóng metaverse của anh ấy vỡ tung ra". Còn Kenneth Broux, chiến lược gia tại Societe Generale ở London cho biết: "Triển vọng thu nhập của Meta và các công ty khác bị tụt hạng khiến thị trường ngạc nhiên". Trong khi đó, Edward Moya, nhà phân tích thị trường cấp cao tại Oanda, cho biết: "Bản nhạc huy hoàng đã dừng lại đối với Meta. Gã khổng lồ truyền thông xã hội đang gặp khó khăn vì cạnh tranh gia tăng, chi phí siêu chênh lệch tăng và tốc độ tăng trưởng bằng không. Và cuộc xóa sổ khổng lồ là một lời nhắc nhở rõ ràng về quy mô của các công ty công nghệ lớn nhất thế giới".

Các nhà phân tích đang chỉ ra sự cạnh tranh gay gắt mà Meta hiện phải đối mặt từ các đối thủ và thực tế là doanh thu thấp hơn kỳ vọng là những nguyên nhân gây lo ngại. Michael Nathanson, một nhà phân tích tại công ty môi giới Moffett Nathanson đặt tiêu đề cho ghi chú của mình là "Facebook: Sự khởi đầu của kết thúc?"Ông viết: "Những đợt cắt giảm này diễn ra rất sâu". Còn Youssef Squali, một nhà phân tích tại Truist Securities viết: "Meta đang ở giữa một cơn bão đỏ lửa hoàn chỉnh".

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem