Nắng bụi, mưa bùn, người dân Đà Nẵng khốn khổ chờ đường dân sinh "thay áo"
Việc sửa chữa, mở rộng đường dân sinh kéo dài khiến đời sống của người dân tại đường Bình Hoà 2, Bình Hoà 3, gặp nhiều khó khăn, sống cảnh nắng bụi, mưa bùn.
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị
Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép số 115/GP-BTTTT cấp ngày 01/3/2022
Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Đó là chia sẻ của PGS.TS Nguyễn Đình Thọ – Viện trưởng Viện Chiến lược, Chính sách Tài nguyên và Môi trường (Bộ Tài nguyên và Môi trường) để xây dựng một nền nông nghiệp bền vững và giảm thiểu ô nhiễm ngay từ gốc.
Dân Việt đã có cuộc trò chuyện với PGS.TS Nguyễn Đình Thọ về những điểm mới trong Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia, cũng như vai trò, giải pháp giúp người dân, đặc biệt là nông dân, thực hiện hiệu quả công tác giám sát và bảo vệ môi trường tại cơ sở.
Quyết định số 450/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, với mục tiêu ngăn chặn xu hướng gia tăng ô nhiễm, suy thoái môi trường; giải quyết các vấn đề môi trường cấp bách; từng bước cải thiện, phục hồi chất lượng môi trường; ngăn chặn sự suy giảm đa dạng sinh học; góp phần nâng cao năng lực chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu; bảo đảm an ninh môi trường, xây dựng và phát triển các mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh, các-bon thấp, phấn đấu đạt được các mục tiêu phát triển bền vững 2030 của đất nước. So với giai đoạn trước, chiến lược bảo vệ môi trường trong giai đoạn này có gì mới, thưa ông?
- Có thể nói, thế giới hiện nay đang đối mặt với ba cuộc khủng hoảng toàn cầu liên quan đến biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường và suy giảm đa dạng sinh học. Chính vì vậy, chiến lược bảo vệ môi trường của chúng ta tập trung vào giải quyết ba vấn đề này. Những điểm mới trong chiến lược bao gồm việc đẩy mạnh nhiệm vụ phòng ngừa, ngăn chặn tình trạng ô nhiễm, cũng như giải quyết các vấn đề liên quan đến biến đổi khí hậu và suy giảm đa dạng sinh học.
Bên cạnh đó, chúng ta đã đưa các yêu cầu về lồng ghép mô hình kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn và kinh tế các-bon thấp vào quá trình phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, trong đó có lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn và nông dân. Ngoài các nội dung trên, chiến lược bảo vệ môi trường cũng có những điểm mới, đó là tăng cường các nhiệm vụ liên quan đến ứng phó và thích ứng với biến đổi khí hậu, chống ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ô nhiễm nhựa và sử dụng các vật liệu nhựa sử dụng một lần trong nông nghiệp, nuôi trồng và đánh bắt thủy hải sản.
Cùng với đó, các yêu cầu về bảo vệ đa dạng sinh học cũng được nâng cao, cùng với việc nhấn mạnh ứng dụng mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh và chuyển đổi số trong nông nghiệp để xây dựng một nền nông nghiệp hiện đại càng được nhấn mạnh trong chiến lược bảo vệ môi trường.
Trong Chiến lược bảo vệ môi trường quốc gia đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2050, vai trò của Ủy ban Mặt trận tổ quốc, các tổ chức đoàn thể, trong đó có Hội Nông dân Việt Nam được xác định như thế nào, thưa ông?
- Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức xã hội quần chúng luôn được đặt yêu cầu là lực lượng quan trọng để thúc đẩy việc thực hiện các chiến lược quốc gia, trong đó có chiến lược về bảo vệ môi trường. Đặc biệt là yêu cầu về đào tạo, hướng dẫn, nâng cao nhận thức cho nông dân để đáp ứng được yêu cầu về bảo vệ môi trường.
Thứ hai, hướng dẫn người dân và các tổ chức xã hội quần chúng thực hiện vai trò giám sát và phản biện xã hội, giúp cho nhà nước, người dân và doanh nghiệp thực hiện tốt các yêu cầu liên quan đến chiến lược bảo vệ môi trường.
Thứ ba, thông qua các tổ chức xã hội quần chúng, chiến lược bảo vệ môi trường mong muốn và hướng dẫn người dân lồng ghép mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh và kinh tế các-bon thấp vào phát triển nông nghiệp, phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội cũng như xuất khẩu, mở rộng quy mô nền kinh tế đất nước và đẩy mạnh vai trò của nông nghiệp, đảm bảo an ninh lương thực.
Vai trò của các tổ chức xã hội quần chúng luôn đóng vai trò hỗ trợ người dân thực hiện tốt các yêu cầu trong luật bảo vệ môi trường, đồng thời đưa ra các biện pháp đào tạo, hướng dẫn và hỗ trợ người dân thực hiện tốt hơn những yêu cầu này.
Vậy thưa ông, làm thế nào để các cấp Hội Nông dân, người nông dân tham gia nhiều hơn vào công tác giám sát thực hiện chính sách pháp luật về môi trường?
- Thời gian qua, vai trò giám sát của người dân trong công tác bảo vệ môi trường đã có những chuyển biến tích cực. Người dân ngày càng quan tâm hơn đến các vấn đề môi trường, biến đổi khí hậu và suy giảm đa dạng sinh học. Họ chủ động hơn trong việc giám sát, phản ánh các vi phạm liên quan đến môi trường tại địa phương mình sinh sống.
Bên cạnh đó, cộng đồng đã đóng vai trò đáng kể trong việc phát hiện, thông báo và cung cấp thông tin cho cơ quan quản lý nhà nước về các hành vi vi phạm như xả thải trái phép, hủy hoại tài nguyên thiên nhiên, ứng phó biến đổi khí hậu,...
Đặc biệt, vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức đoàn thể quần chúng ngày càng được nâng cao, thông qua việc tổ chức các lớp tập huấn, đào tạo, hướng dẫn tuyên truyền, nâng cao nhận thức và kỹ năng giám sát cho người dân. Họ cũng tham gia tích cực vào hoạt động phản biện chính sách và góp phần định hình dư luận xã hội.
Đây chính là ba điểm mạnh giúp cho cộng đồng, người dân có thể giám sát các vấn đề ô nhiễm môi trường, biến đổi khí hậu và suy giảm đa dạng sinh học được tốt hơn. Tuy nhiên, bên cạnh những điểm mạnh, vẫn còn một số hạn chế cần khắc phục.
Trước hết, mặc dù người dân được quan tâm nhưng kiến thức chuyên môn của người dân về môi trường còn hạn chế. Điều này khiến họ gặp khó khăn khi tham gia giám sát, đặc biệt là trong những tình huống phức tạp liên quan đến công nghệ xử lý chất thải hoặc các hành vi vi phạm tinh vi của doanh nghiệp.
Thứ hai, cơ chế pháp lý để bảo vệ người dân khi thực hiện quyền giám sát còn chưa đầy đủ. Nhiều trường hợp người dân phản ánh vi phạm môi trường nhưng lại không được bảo vệ thỏa đáng, thậm chí còn bị đe dọa về tinh thần hoặc cuộc sống.
Thứ ba, vẫn còn thiếu các công cụ và nền tảng công nghệ hỗ trợ người dân trong việc thu thập thông tin, gửi phản ánh và theo dõi tiến trình xử lý của cơ quan chức năng.
Về giải pháp, tôi cho rằng cần tập trung vào các hướng chính như sau:
Một là, cần đào tạo, nâng cao nhận thức và kỹ năng giám sát môi trường cho người dân, đặc biệt ở các vùng nông thôn, nơi chịu nhiều tác động từ ô nhiễm.
Hai là, tăng cường vai trò của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức xã hội, không chỉ ở khâu tuyên truyền mà còn đồng hành cùng người dân trong quá trình giám sát và phản ánh.
Ba là, đầu tư vào ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số, tạo ra các nền tảng giúp người dân gửi thông tin, theo dõi phản hồi và tham gia hiệu quả vào quá trình bảo vệ môi trường.
Cuối cùng là cần có cơ chế bảo vệ người giám sát, để người dân yên tâm, không lo ngại bị trả đũa khi phát hiện và lên tiếng về các vi phạm môi trường.
Giám sát lĩnh vực môi trường là vấn đề khá nhạy cảm. Vậy theo ông, làm thế nào để người nông dân mạnh dạn và chủ động hơn khi tham gia giám sát việc thực thi chính sách môi trường ở địa phương?
- Trước hết, vai trò của Mặt trận Tổ quốc, Hội Nông dân và các tổ chức chính trị - xã hội là hết sức quan trọng trong việc hỗ trợ người dân nâng cao nhận thức và thực hiện trách nhiệm công dân của mình trong bảo vệ môi trường. Họ chính là cầu nối giúp người dân hiểu rằng, giám sát không chỉ là quyền mà còn là trách nhiệm, nhằm hỗ trợ cơ quan quản lý và cộng đồng cùng giám sát hiệu quả các vấn đề như biến đổi khí hậu, ô nhiễm môi trường hay suy giảm đa dạng sinh học.
Trong lĩnh vực nông nghiệp – vốn là một hệ thống mang tính tuần hoàn tự nhiên – người nông dân vừa là người tạo ra sản phẩm, vừa là người trực tiếp tác động đến môi trường. Nếu hệ sinh thái sản xuất bị mất cân bằng, việc ô nhiễm là khó tránh khỏi. Do đó, Luật Bảo vệ môi trường 2020 đã đặt ra yêu cầu tại Điều 142 về việc áp dụng mô hình kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp, hướng đến xây dựng một hệ thống lương thực bền vững – "from farm to fork" (từ trang trại đến bàn ăn).
Để người dân thực hiện được vai trò giám sát trong chuỗi giá trị nông nghiệp này, họ cần được đào tạo, hướng dẫn, cung cấp công cụ và công nghệ phù hợp. Đây cũng là lý do tại sao chuyển đổi xanh và chuyển đổi số trở thành yêu cầu tất yếu. Chúng ta cần trang bị cho nông dân những kỹ năng công nghệ cơ bản, ứng dụng số, phần mềm giám sát, để họ có thể giám sát chính hành vi của mình và của cộng đồng.
Bên cạnh đó, công tác tuyên truyền – nâng cao nhận thức – phải đi đôi với việc bảo vệ người dân khi họ đứng lên phản ánh vi phạm. Không chỉ cần khuyến khích họ tham gia, chúng ta còn phải đảm bảo an toàn pháp lý và cộng đồng cho những người dũng cảm lên tiếng.
Và có một điều rất quan trọng, người nông dân cần hiểu rằng, giám sát không phải chỉ là giám sát người khác, mà là tự giám sát chính mình. Hôm nay mình có vứt bao bì thuốc bảo vệ thực vật ra ruộng không? Có đốt rơm rạ sau thu hoạch gây khói bụi không? Có sử dụng quá liều phân bón hóa học không? Tự mình thay đổi chính là khởi đầu cho thay đổi lớn của cả cộng đồng.
Tóm lại, muốn phát huy được vai trò giám sát của người dân trong bảo vệ môi trường, cần có sự kết hợp đồng bộ giữa nhận thức, công nghệ, và chính sách hỗ trợ, từ đó hình thành một thế hệ nông dân mới – biết giám sát chính mình, và góp phần giám sát cộng đồng.
Trân trọng cám ơn ông!
Chính thức tên tỉnh mới là Hưng Yên sau sáp nhập tỉnh Thái Bình, cùng nghĩ về một danh nhân quê lúa là quan to nhà Nguyễn đi sang Mỹ đầu tiên, “tổng công trình sư” biến bến Ninh Hải xưa là cửa biển Hải Phòng, nay là cảng Hải Phòng.
Việc sửa chữa, mở rộng đường dân sinh kéo dài khiến đời sống của người dân tại đường Bình Hoà 2, Bình Hoà 3, gặp nhiều khó khăn, sống cảnh nắng bụi, mưa bùn.
Từ những khoản vay chính sách ban đầu, nhiều hộ dân ở huyện Hưng Hà (tỉnh Thái Bình) đã thành công với mô hình VAC, gia trại và trang trại đa dạng, từng bước vươn lên thoát nghèo, làm giàu bền vững ngay trên chính mảnh đất quê hương.
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhấn mạnh, vấn đề quan trọng nhất trong cuộc cách mạng tinh gọn, tổ chức bộ máy tại các cơ quan Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội lần này sẽ là chuyển đổi trạng thái từ "thụ động" sang "chủ động, kiến tạo" tiếp nhận, giải quyết các vấn đề hành chính, vướng mắc của nhân dân, doanh nghiệp.
Al Ahly vs Inter Miami là trận khai mạc của FIFA Club World Cup 2025 và cuộc so tài này hứa hẹn sẽ rất hấp dẫn với nhiều bàn thắng được ghi.
Lịch công bố điểm thi vào lớp 10 năm 2025-2026 của Quảng Ngãi thế nào, mời thí sinh theo dõi.
Lịch công bố điểm thi vào lớp 10 năm 2025-2026 của Hải Dương thế nào, mời thí sinh theo dõi.
Nữ diễn viên Kim Tae Hee thừa nhận bắt đầu cảm thấy lo lắng vì ngoại hình khi bước sang tuổi 35, thời điểm kết hôn và có con.
Trước khi sáp nhập với Lâm Đồng, Đắk Nông ghi nhận gần 500 cán bộ, công chức, viên chức và người lao động xin nghỉ hưu trước tuổi, nghỉ việc.
Ngày 13/6, tại Nhà hát Phạm Thị Trân (thành phố Hoa Lư, tỉnh Ninh Bình), diễn ra Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ công nhận tỉnh Ninh Bình hoàn thành nhiệm vụ xây dựng nông thôn mới (NTM) năm 2024 đã diễn ra trọng thể, đánh dấu một cột mốc lịch sử cho sự phát triển của vùng đất Cố đô.
Thời gian gần đây, trên nền tảng video và mạng xã hội TikTok xuất hiện một số tài khoản mạo danh Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC). Các tài khoản này sử dụng tên gọi gần giống với thương hiệu chính thức của EVNNPC, cùng với logo, hình ảnh nhận diện và các nội dung liên quan đến ngành Điện lực nhằm tạo lòng tin với người dùng.
Anh Đinh Văn Linh, sinh năm 1982, trú tại thôn Minh Kha xã Đồng Thái, nay là phường Đồng Thái, quận An Dương, thành phố Hải Phòng đã từ bỏ công việc trong nhà máy để về trồng dưa công nghệ cao, ươm trồng lan rừng quý, bước đầu thành công cho thu nhập tốt.
Lịch công bố điểm thi vào lớp 10 năm 2025-2026 của Thanh Hóa thế nào, mời thí sinh theo dõi.
Quá trình thực hiện khai thác, chế biến khoáng sản, Công ty TNHH MTV Phát Đạt ở Hòa Bình đã báo cáo, kê khai không trung thực về trữ lượng đá khai thác, khai man chứng từ kế toán..., gây thiệt hại hàng tỷ đồng tiền thuế cho Nhà nước.
Ngày 14/6, tin từ Tỉnh ủy Quảng Bình, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã thống nhất chủ trương cho 20 cán bộ thuộc diện Tỉnh ủy quản lý được nghỉ hưu trước tuổi theo nguyện vọng cá nhân.
Những năm qua, việc nâng cao trình độ dân trí, đặc biệt là xóa mù chữ cho đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) vùng cao, luôn được Đảng và Nhà nước đặc biệt quan tâm. Đây là một chiến lược quan trọng, mang tính bền vững, góp phần cải thiện chất lượng cuộc sống và thúc đẩy công cuộc giảm nghèo đa chiều một cách hiệu quả.
Do thiếu sót của Công ty CP Dược Trung ương 3 trong quá trình giám sát thực hiện việc tiêu hủy nên xảy ra việc lượng lớn thuốc bị vứt bỏ tại bãi rác tự phát ven đường Đà Nẵng.
Sáng ngày 6/3/1946, quân Pháp kéo toàn bộ hạm đội vào Hải Phòng với mệnh lệnh đổ bộ bằng mọi giá. Nhưng chỉ vài giờ sau, một bản hiệp định lịch sử được ký giữa chính phủ Hồ Chí Minh và Pháp – biến trận đánh quy mô lớn thành một cuộc đối đầu ngoại giao nghẹt thở. Bentre, chiến dịch từng được tính toán như đòn đánh quyết định để tái chiếm miền Bắc, cuối cùng lại dừng bước trước bàn đàm phán..
Sau khi báo Dân Việt đăng tải bài viết Dự án cầu 36 tỷ ở Bình Định: Lộ dấu hiệu “tuồn” đất trái phép ra ngoài, ông Tố Hiếu Trung – Chủ tịch UBND huyện Vĩnh Thạnh (Bình Định) đã yêu cầu, cơ quan chuyên môn khẩn trương kiểm tra, tham mưu UBND huyện xử lý, trước ngày 17/6/2025.
Liên đoàn Lao động tỉnh Lai Châu vừa tổ chức hội nghị Ban Chấp hành lần thứ bảy (mở rộng) khóa XIII, nhiệm kỳ 2023 - 2028.
Lực lượng Bộ đội Biên phòng liên tiếp triệt phá nhiều vụ án lớn, bắt giữ các đối tượng có hành vi mua bán, vận chuyển trái phép chất ma túy trên địa bàn tỉnh Sơn La.
Khoảng 300 năm trước, một vị danh tướng đã mang loài cây dược liệu quý về trồng trên quê hương, nay gọi là Sâm Thổ Hào. Sâm Thổ Hào có tính hàn, giúp bồi bổ cơ thể được người tiêu dùng ưa chuộng. Sâm Thổ Hào khô đang được người dân (xã Thanh Hà, huyện Thanh Chương, Nghệ An) bán với giá 3 triệu đồng/kg.
Phạm Công Lộc là đối tượng cầm đầu đường dây tổ chức đánh bạc và đánh bạc qua mạng với tổng giao dịch hơn 2.000 tỷ đồng, hoạt động trên nhiều địa phương.
Viện Kiểm sát nhân dân tỉnh Hải Dương cho biết, 6 tháng đầu năm 2025, các chỉ tiêu nghiệp vụ đã hoàn thành, nhiều chỉ tiêu vượt theo Hệ thống chỉ tiêu nghiệp vụ của Ngành (QĐ139) và chỉ tiêu Quốc hội giao (Nghị quyết 96).
FIFA Club World Cup 2025 có thể sẽ là đấu trường mà tiền đạo Harry Kane tỏa sáng để giành danh hiệu tập thể thứ hai trong sự nghiệp.
Từ ngày 1/7/2025, các khách hàng tổ chức của ngân hàng chỉ được thực hiện rút tiền, giao dịch thanh toán bằng phương tiện điện tử trên tài khoản thanh toán sau khi đã hoàn thành xác thực thông tin sinh trắc học của người đại diện hợp pháp.
Thành phố Tân An, tỉnh Long An được xem là cửa ngõ đi vào TP HCM, đồng thời là địa bàn quan trọng nối liền các tỉnh miền Đông (trong đó có tỉnh Tây Ninh) với các tỉnh miền Tây Nam Bộ.
Khẳng định chủ trương xây dựng quân đội theo hướng "cốt tinh, không cốt đông", Đại tướng Phan Văn Giang, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, cho biết phương án chính vẫn là tập trung nâng cao chất lượng cán bộ quân sự tại chỗ thay vì đưa ồ ạt sĩ quan chính quy về xã.
The Matrix One giai đoạn 2 là phần tiếp theo của tổ hợp căn hộ cao tầng do MIK Group phát triển, tọa lạc tại khu vực giao giữa Lê Quang Đạo, Mễ Trì và Châu Văn Liêm. Giai đoạn 1 của dự án đã được bàn giao và có cư dân về ở, các tiện ích cơ bản đã đưa vào khai thác.
Thám hoa Quách Đình Bảo (1434 - 1507) người làng Phúc Khê, nay thuộc xã Thái Phúc (huyện Thái Thụy, tỉnh Thái Bình). Là một người học rộng đỗ cao, lại gặp thời vua sáng tôi hiền, ông đã thỏa chí thi thố tài năng và để lại khá nhiều công tích truyền đời, trong đó có việc tập hợp danh sách tiến sỹ đỗ 10 khoa đầu tiên ở thời Lê sơ để khắc bia dựng ở Quốc Tử Giám Hà Nội.
Theo Bộ Tài chính, nguyên nhân chậm trễ chủ yếu do công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương một số nơi còn chưa quyết liệt.