Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Theo tìm hiểu, có tất cả 165 bè nuôi các loại cá nước ngọt thuộc làng bè Châu Đốc được hình thành từ những năm 60 của thế kỷ trước.
Những "căn nhà nổi" cùng các bè cá nép gần nhau, tạo thành "làng nổi" dọc sông sơn phủ màu sắc. Trong đó, mỗi nhà bè nuôi cá lồng được sơn một màu.
CLIP: Hàng trăm "căn nhà nổi" phủ đầy màu sắc đỏ, vàng, cam, lục, lam, tím tại ngã ba sông Châu Đốc, tỉnh An Giang. Video: H.X.
Các bè cá được sơn phủ theo thứ tự theo 6 màu gồm đỏ, vàng, cam, lục, lam, tím. Qua đó, đã tạo ra cung đường thủy rực rỡ với chiều dài hơn 1,1 km.
Làng bè Châu Đốc nuôi cá nước ngọt thuộc xã Đa Phước, huyện An Phú, tỉnh An Giang. Nơi đây đã trở thành địa điểm du lịch độc đáo được phát triển trong vài năm trở lại đây.
Để phát huy nét độc đáo của làng bè cũng như tạo sản phẩm đặc thù phục vụ khách du lịch, vừa qua, UBND tỉnh An Giang đã cho thực hiện công trình "Làng bè sắc màu ngã ba sông Châu Đốc".
Công trình có mức đầu tư hơn 2 tỷ đồng từ nguồn vốn sự nghiệp tỉnh do Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Đầu tư tỉnh An Giang làm chủ đầu tư. Mới đây công trình đã được đưa vào vận hành.
Công trình hy vọng tạo nên quang cảnh rực rỡ sắc màu, với điểm nhấn độc đáo khu vực ngã ba sông nhìn từ nhiều hướng. Đây sẽ là địa điểm lý tưởng để du khách thưởng lãm và chụp ảnh check-in.
Đến tham quan làng bè Châu Đốc, du khách có thể đi bằng ghe, trải nghiệm cuộc sống của người dân, cách nuôi trồng thủy sản.
Sau khi tham quan làng bè Châu Đốc, du khách có thể đến thăm làng Chăm hình thành trên 100 năm, thánh đường Hồi giáo, xem nghề dệt thổ cẩm truyền thống của người Chăm ở vùng đất Châu Đốc của tỉnh An Giang. Ảnh: H.X
Sản phẩm dệt lụa, dệt thổ cẩm đặc trưng của người Chăm Đa Phước (xã Đa Phước, huyện An Phú, tỉnh An Giang). Ảnh: H.X
Sau khi tham quan hàng trăm bè cá phủ đầy màu sắc tại làng bè Châu Đốc, du khách có thể đến thăm làng Chăm hình thành trên 100 năm, thánh đường Hồi giáo, xem nghề dệt lụa, dệt thổ cẩm truyền thống của người Chăm nơi đây.
Theo UBND tỉnh An Giang, việc sơn phủ hàng trăm bè cá nói trên, ngoài việc phát huy vẻ đẹp và nét độc đáo của làng bè ngã ba sông Châu Đốc còn giúp nâng cao nhận thức cho đồng bào dân tộc Chăm về việc giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
Đặc biệt là tập trung khôi phục làng nghề truyền thống dệt lụa, dệt thổ cẩm, đan, thêu, móc,...để tạo ra sản phẩm mang bản sắc đặc trưng của người Chăm Đa Phước (xã Đa Phước, huyện An Phú, tỉnh An Giang), đáp ứng yêu cầu phục vụ du khách khi đến tham quan. Đồng thời, việc sơn phủ màu sắc các nhà nổi còn nâng chất lượng và phát huy giá trị trong chuỗi tham quan du lịch khi du khách đến An Giang.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.