Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Ở trong nước, tình hình cung ứng xăng dầu vẫn tồn tại nhiều vấn đề, dự trữ xăng dầu của Việt Nam chỉ trong từ 5-7 ngày, dù trong quý II cung ứng xăng dầu từ Nghi Sơn cho các nhà bán lẻ được cam kết đủ, song trước diễn biến khó lường từ thị trường thế giới, giá xăng dầu trong nước có nguy cơ vẫn tăng mạnh.
Trong khi đó, quỹ bình ổn giá trong xăng dầu đã âm gần 170 tỷ đồng, trong đó nhiều doanh nghiệp xăng dầu âm số lớn như PVoil âm 1.000 tỷ đồng, PVN âm 400 tỷ đồng…
Về giá xăng dầu thế giới, giao dịch phiên 16/5 giờ Việt Nam, dầu thô WTI của Mỹ tăng nhẹ 0,6% lên mức 108,02 USD/thùng; dầu Brent biển Bắc tăng 0,83% lên mức hơn 112,14 USD/thùng.
Mới đây, trước diễn biến xấu của nguồn cung xăng dầu từ Nga do đã khiến Cơ quan năng lượng Quốc tế (IEA), Tổ chức các nước xuất khẩu dầu mỏ (OPEC) đặt nhiều quan ngoại lên nguồn cung xăng dầu và giá loại nhiên liệu chiến lược này.
Theo đó, việc EU đang xem xét cấm nhập xăng dầu từ Nga có thể đẩy nguồn cung dầu thô ngày trở lên khan hiếm hơn, trong khi các nước thành viên OPEC không tăng sản lượng khai thác thêm.
Trong khi đó, Trung Quốc dù vẫn duy trì chính sách zero Covid-19 song ngày 16/5 đã cho doanh nghiệp tại Thượng Hải hoạt động trở lại. Việc này có thể thúc đẩy chuỗi sản xuất hồi phục và đẩy giá xăng dầu tăng cao hơn so với dự kiến.
Thông tin đáng lo ngại từ Srilanka, ngày 16/5, Chính phủ nước này tuyên bố hết xăng dầu dự trữ và không tìm được nguồn tài chính nhập khẩu các mặt hàng thiết yếu. Đây là khủng hoảng thiếu hụt nguồn cung an ninh năng lượng tồi tệ tiếp theo giữa bối cảnh quốc đảo nam Á này rơi vào tình cảnh vỡ nợ.
Theo số liệu cập nhật của Tổng cục Hải quan, hết tháng 4/2022, Việt Nam đã nhập hơn 2,9 triệu tấn dầu thô, tăng hơn 200.000 tấn, kim ngạch ước đạt 2,1 tỷ USD, tăng 900 triệu USD; mặt xăng dầu thành phẩm ước nhập khoảng 3,4 triệu tấn, tăng gần 700.000 tấn, kim ngạch gần 3,3 tỷ USD, tăng gần 1 tỷ USD so với 4 tháng năm 2021.
Tuy nhiên, lượng xăng dầu thành phẩm nhập về trong tháng 4 vẫn giảm so với tháng 3 trước đó, theo số liệu của hải quan, cả nước chỉ nhập hơn 789.000 tấn xăng dầu thành phẩm, giảm gần 40% so với tháng trước (giảm khoảng 500.000 tấn).
Động thái giảm nhập xăng dầu thành phẩm gây lo ngại nguồn cung xăng dầu không được đảm bảo, giá cả có thể leo thang bất chấp động thái của Bộ Công Thương cho phép 10 doanh nghiệp đầu mối được tăng nhập khẩu xăng dầu trong quý II/2022 dự kiến lên khoảng 2,4 triệu tấn. Tuy nhiên, bất chấp điều này, lượng xăng dầu thành phẩm nhập khẩu của Việt Nam trong tháng 4 đã giảm nửa triệu tấn.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.