Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Theo ông Chu Thắng Trung, – Phó Cục trưởng Cục Phòng vệ thương mại, khi có thông tin nước ngoài tiến hành các vụ kiện phòng vệ thương mại, cơ quan chức năng Việt Nam có chức năng xử lý, hỗ trợ và tiếp nhận doanh nghiệp.
Khi doanh nghiệp tham gia vào các vụ kiện (hầu kiện), cơ quan nhà nước cũng sẽ tham gia vào các vụ kiện như theo dõi tính pháp lý, theo dõi việc nguyên đơn có tuân thủ đúng quy định, quy trình của WTO về PVTM hay không.
"Chúng tôi cố gắng dự báo hàng nào, thị trường nào trong tương lai gần có thể bị rủi ro cao hơn. Chúng tôi cung cấp thông tin cảnh báo sớm, để trước khi sự việc xảy đến. Từ việc cảnh báo sớm, chúng tôi có chương trình chia sẻ, giúp DN nắm được vấn đề, vai trò của họ trong vấn đề rủi ro ra sao. Trước khi sự việc xảy ra thì nắm được rõ quy trình", lãnh đạo Cục PVTM, Bộ Công Thương nêu.
Theo ông Trung, khi nước nhập khẩu khởi xướng điều tra, cơ quan chức năng của Việt Nam sẽ tư vấn cho DN thủ tục cụ thể để DN biết được và họ làm việc này, việc kia, cơ quan Nhà nước có thể gợi ý cho họ cân nhắc, xử lý.
"Giai đoạn nhất định trong vụ kiện, có thể chúng tôi sẽ gợi ý họ trả lời, tiếp cận vấn đề. Ngoài ra, Cục PVTM sẽ theo dõi sát sao nước nhập khẩu điều tra PVTM có đúng cam kết và đúng quy định hay không? theo các hiệp đinh thương mại tự do song và đa phương", ông Trung nói.
Theo đại diện Cục PVTM, Bộ Công Thương: Là đại diện hợp pháp cho doanh nghiệp, Cục PVTM sẽ trao đổi song phương để đảm bảo điều tra công bằng, khách quan, minh bạch đúng điều ước quốc tế để bảo vệ quyền và lợi ích của DN Việt.
"Có vụ việc xảy ra, dù hãn hữu, chúng ta sẵn sàng đưa khiếu nại ra cơ chế giải quyết tranh chấp được quốc tế thừa nhận như WTO nếu nước nhập khẩu áp đặt điều tra không phù hợp với cam kết quốc tế", ông Trung nói.
Theo ông Trung: "Tất nhiên, như tôi nói vấn đề rất hãn hữu thôi, nếu xảy ra chúng tôi sẵn sàng. Còn chủ yếu chúng ta thông qua hiệp hội, bởi không đơn lẻ DN chiến đấu được mà phải nhiều DN hoặc tổ chức, hiệp hội. DN nên làm những gì? Chúng tôi cần liên kết, DN định làm như nào, cung cấp gì cho cơ quan điều tra. Trên cơ sở nắm thông tin trong phản hồi, nắm được bức tranh tổng thể, chúng tôi sẽ tư vấn cho DN, hiệp hội, điều phối được hiệu quả nhất".
Vị này thông tin, từ 2015, Hoa Kỳ đã ban hành một đạo luật mới về thực thi thương mại, theo đó giao thẩm quyền cho cơ quan Hải quan Hoa Kỳ để đẩy mạnh điều tra gian lận thương mại, gian lận xuất xứ. Trên cơ sở đó họ đã rất tích cực điều tra các hành vi chuyển tải bất hợp pháp.
Đối với Việt Nam cũng có khoảng 1 vài vụ việc liên quan đến một vài doanh nghiệp cá biệt bị điều tra. Họ điều tra doanh nghiệp cá biệt chứ không đánh giá cả ngành sản xuất. Đây là hoạt động thông thường ở cá nước và vẫn đang diễn ra. Trong bối cảnh dịch chuyển chuỗi giá trị gia tăng, dịch chuyển thương mại toàn cầu, có một vài trường hợp cá biệt liên quan và rất nhiều quốc gia khác có vụ việc điều tra như vậy.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.