Nuôi lươn không bùn to bự dày đặc trong bể xi măng, nông dân 8X tỉnh Thái Bình bán 10 tấn lươn, thu tiền tỷ

Phạm Quân Thứ năm, ngày 31/12/2020 17:02 PM (GMT+7)
Nhiều năm nay gia đình anh Nguyễn Công Ninh (sinh năm 1987) ở thôn Tiên Sơn, xã Vũ Chính, Tp Thái Bình (tỉnh Thái Bình) đã thành công với mô hình nuôi lươn không bùn trong bể xi măng. Mỗi năm, anh nông dân 8X tỉnh Thái Bình này xuất bán 10 tấn lươn thương phẩm, doanh thu hàng tỷ đồng.
Bình luận 0

Clip: Nuôi lươn không bùn to bự dày đặc trong bể xi măng-mô hinh nuôi thủy sản, nuôi con đặc sản làm giàu của anh nông dân 8X Nguyễn Công Ninh, thôn Tiên Sơn, xã Vũ Chính, Tp Thái Bình (tỉnh Thái Bình).

Mê nuôi lươn quyết không nản chí

Với niềm đam mê chăn nuôi bất tận của mình nên hầu như con gì Ninh cũng từng nuôi qua. Số loài con anh Ninh đã từng nuôi nhiều đến mức giờ anh cũng không nhớ hết. 

Trong số những con mà Ninh từng nuôi, phải kể đến con thỏ. Trước khi thực hiện mô hình nuôi lươn không bùn trong bể xi măng, anh đã từng gắn bó với mô hình nuôi thỏ gần 10 năm liên tục. 

Có những thời điểm trang trại thỏ của gia đình Nguyễn Công Ninh nuôi trên 4,.000 con thỏ. Trang trại của anh nuôi nhiều thỏ nhất ở xã Vũ Chính.

Thái Bình: Nuôi lươn dày đặc trong bể xi măng, con nào con đấy cũng to bự, 8x có thu nhập khủng - Ảnh 2.

Mô hình nuôi lươn không bùn trong bể xi măng của anh Nguyễn Công Ninh, xã Vũ Chính, TP Thái Bình (tỉnh Thái Bình) đang được nhiều cán bộ, nông dân các địa phương quan tâm, tham quan, học tập...

Trong quá trình nuôi thỏ, Ninh tận dụng nguồn phân thỏ để nuôi thêm giun quế, vừa xử lý được nguồn phân tại chỗ, lại có thêm nguồn giun cho chăn nuôi.

Ban đầu, Ninh tận dụng nguồn giun quê nuôi gà, vịt ...Nhưng anh thấy dùng giun quế nuôi gà, vịt mang lại hiệu quả kinh tế chưa như kỳ vọng nên Ninh lại nghĩ đến dùng giun quế nuôi lươn.

Nghĩ là hành động, anh Ninh lên mạng Internet tìm đọc tài liệu về kỹ thuật nuôi lươn không bùn trong bể xi măng, tham khảo các cách chế biến thức ăn nuôi lươn không bùn; cách xây chuồng trại nuôi lươn không bùn; chế độ thay nước, vệ sinh bể nuôi lươn...

Đầu năm 2010, Ninh đầu tư xây hàng chục cái bể xi măng kiên cố. Sau đó anh nhờ người gom đi lươn đồng mà người dân đánh bắt ngoài đồng ruộng được để về nuôi thử. 

Do chưa biết cách thuần hóa lươn đồng và không am hiểu về tập tính của loài lươn đồng nên cứ thả bao nhiều là đàn lươn lăn ra chết bấy nhiêu, dù anh đã làm mọi cách.

Nhưng lạ đời, thất bại không khiến chàng trai đất lúa Thái Bình này dừng bước mà còn khiến anh lao vào sâu hơn.

Thất bại thuần hóa lươn đồng đến 3-4 năm liên tiếp mà anh Ninh vẫn chưa thức tỉnh, vẫn cố nuôi lươn cho bằng được. Đến giờ, Ninh còn cười bảo chắc ngày đó do bị nghiện nuôi lươn nên mới vậy, thất bại liên tục mà không chừa.

Anh Ninh nhớ lại, lượng lươn đồng bị chết năm sau luôn cao hơn năm trước, số lượng từ vài tạ lên đến cả 1 tấn/năm. 

Lươn đồng thả đến đâu chết đến đó, tốn kém không ít tiền của và thời gian. 

Với tính cách ưa khám phá, mày mò, và tình cần mẫn, kiên trì mãi về sau Ninh mới thuần hóa được loại lươn đồng này để nuôi không bùn trong bể xi măng.

Thái Bình: Nuôi lươn dày đặc trong bể xi măng, con nào con đấy cũng to bự, 8x có thu nhập khủng - Ảnh 3.

Nuôi đàn lươn dày nhung nhúc trong bể xi măng, trung bình mỗi 1m2 bể nuôi lươn anh Ninh thả nuôi với mật độ trên 100 con .

Tưởng thuần hóa là thành công lươn đồng là "ngon ăn" ngay, nhưng chàng thanh niên 8X Trần Công Ninh mới nhận ra một sự thật trớ trêu: Lươn đồng mà anh thuần hóa lớn quá chậm, không mang lại hiệu quả kinh tế. 

Có thời điểm, chàng nông dân trẻ này chán nản, tuyệt vọng vì bao nhiêu công sức, tiền bạc vậy mà kết quả nhận lại chỉ bằng con số 0 tròn trĩnh.

Quá ngán ngẩm, Trần Công Ninh lắc đầu chuyển hết sang nuôi cá trê. Anh nghĩ, dù sao nuôi cá trê cũng ít nhiều hiệu quả kinh tế hơn, có đồng ra đồng vào. 

Hàng ngày, sau khi chăm sóc đàn thỏ xong, Ninh lại cặm cụi đi bới giun quế cho đàn cá trê ăn, công việc vất vả nhưng thu nhập cũng khá.

Thái Bình: Nuôi lươn dày đặc trong bể xi măng, con nào con đấy cũng to bự, 8x có thu nhập khủng - Ảnh 4.

Trong quá trình nuôi lươn, anh Nguyễn Công Ninh (xã Vũ Chính, TP Thái Bình, tỉnh Thái Bình) không ngừng học hỏi kỹ thuật nuôi lươn không bùn trong bể xi măng, kinh nghiệm nuôi lươn, bổ sung các kiến thức mới để nuôi lươn sao cho hiệu quả nhất.

"Tuy nuôi lươn đồng bị thất bại nhưng tôi vẫn không biết mình thất bại ở đâu. Mãi sau này tôi mới biết nguyên nhân. Hồi đó cứ rảnh rỗi là tôi tranh thủ lên mạng Internet tìm hiểu, xem các mô hình nuôi lươn không bùn thành công người ta làm như thế nào để học hỏi" - Ninh nhớ lại.

Thành công với mô hình nuôi lươn không bùn

Sau khi lên mạng Internet, tham gia các nhóm mạng xã hội về nuôi lươn, anh tình cờ biết đến mô hình nuôi lươn không bùn ở miền Nam rất thành công và cho hiệu quả kinh tế rất cao. 

Cay cú vì nuôi lươn đồng nhiều năm mà vẫn thất bại, ngay sau khi nắm được thông tin, Ninh không quản đường xa, lặn lội vào tận nơi tìm hiểu, học hỏi kỹ thuật, kinh nghiệm nuôi lươn không bùn và không quen mua lươn giống về nuôi thử.

Thái Bình: Nuôi lươn dày đặc trong bể xi măng, con nào con đấy cũng to bự, 8x có thu nhập khủng - Ảnh 5.

Tại trang trại của anh Trần Công Ninh, xã Vũ Chính, TP Thái Bình (tỉnh Thái Bình) , bể nuôi lươn sinh sản được thiết kế giống ngoài tư nhiên, đúng theo tập tính sinh sản của loài lươn.

Sẵn có kiến thức trong tay và học hỏi thêm được nhiều kinh nghiệm sau chuyến đi thăm quan, anh Ninh bắt tay ngay vào nuôi lươn không bùn. 

Ngay trong lứa nuôi đầu tiên, Ninh đã thành công và mới biết nguyên nhân thất bại của những lần nuôi và thuần hóa lươn đồng các năm trước.

Với hàng nghìn con lươn giống, sau 6 tháng nuôi và chăm sóc đã đạt trọng lượng tới gần 200g/con, sau khi xuất bán lứa đầu tiên, Ninh lãi hàng chục triệu đồng.

Thấy cách nuôi lươn không bùn này hiệu quả, Trần Công Ninh chuyển toàn bộ 600m2 bể sang nuôi lươn không bùn với quy mô lớn. 

Để dành hết tâm huyết cho đàn lươn, Ninh "giải tán" hết các chuồng nuôi thỏ, tận dụng diện tích chuồng nuôi thỏ để nuôi giun quế làm thức ăn thêm cho đàn lươn.

Thái Bình: Nuôi lươn dày đặc trong bể xi măng, con nào con đấy cũng to bự, 8x có thu nhập khủng - Ảnh 6.

Trần Công Ninh cho biết, trong quá trình nuôi lươn không bùn trong bể xi măng, người nuôi phải thường xuyên vệ sinh và thay nước đảm bảo môi trường cho lươn phát triển..

Khoảng hơn 3 năm nay, năm nào Ninh cũng thả 60.000 con lươn giống. Trung bình mỗi năm anh xuất bán 10 tấn lươn thương phẩm, loại trên dưới 200g/con. Hiện nay đầu ra tương đối ổn định và giá lươn dao động từ 160.000-200.000 đồng/kg.

Dẫn phóng viên Báo điện tử DANVIET.VN đi thăm quan mô hình nuôi lươn không bùn lớn nhất nhì tỉnh Thái Bình này, Trần Công Ninh cho biết, giống lươn mà anh đang nuôi lớn nhanh, dễ nuôi, ít bệnh tật và thả được với mật độ dày và thích nghi tốt với mùa đông lạnh ở miền Bắc. 

Bể xi măng nuôi lươn nên xây theo hình chữ nhật, rộng không quá 10m2/bể, có ống thoát nước, thuận tiện cho chăm sóc cũng như vệ sinh bể nuôi.

Thái Bình: Nuôi lươn dày đặc trong bể xi măng, con nào con đấy cũng to bự, 8x có thu nhập khủng - Ảnh 7.

Thái Bình: Nuôi lươn dày đặc trong bể xi măng, con nào con đấy cũng to bự, 8x có thu nhập khủng - Ảnh 8.

Trần Công Ninh cho biết, mỗi bể nuôi lươn phải bố trí từ 2 đến 3 giá thể cho lươn trú ngụ theo tập tính của chúng.

Theo Trần Công Ninh, người nuôi lươn ở miền Bắc cần chú ý vào mùa đông, dùng nước giếng khoan bơm trực tiếp lên nuôi, nguồn nước này ấm áp giúp con lươn phát triển tốt ngay trong cả mùa đông. Vì vậy, ở ngoài Bắc nuôi lươn cũng giống như trong Nam, môt năm nuôi được 2 vụ, mỗi vụ kéo dài 6 tháng.

Cũng theo Ninh, trong bể nuôi lươn phải có từ 2 đến 3 giá thể cho lươn trú, mực nước trong bể nuôi luôn phải đạt 25 -30cm. 

Thức ăn của lươn chủ yếu là cám viên, ngoài ra người nuôi còn bổ xung thêm giun quế làm thức ăn cho lươn. Nuôi sau khoảng 6 tháng lươn sẽ đạt trọng lượng từ 160 -200gam/con, tỷ lệ hao hụt cực kì thấp.

Thái Bình: Nuôi lươn dày đặc trong bể xi măng, con nào con đấy cũng to bự, 8x có thu nhập khủng - Ảnh 9.

Thái Bình: Nuôi lươn dày đặc trong bể xi măng, con nào con đấy cũng to bự, 8x có thu nhập khủng - Ảnh 10.

Trần Công Ninh cho hay, chi phí sản xuất cho 1 kg lươn thành phẩm từ 60.000-80.000 đồng, lươn nuôi khoảng 6 tháng có thể xuất bán.

Thời gian cho lươn ăn tốt nhất vào buổi tối. Vì bản năng của lươn là đêm mới đi kiếm ăn. Cho lươn ăn vừa đủ tránh dư thừa gây ô nhiễm nguồn nước. Cần thường xuyên cọ rửa bể nuôi lươn và thay nước nước định kì. Thông thường thì 1 đến 2 ngày là vệ sinh và thay nước bể nuôi lươn 1 lần.

"Hiện nay tôi đã cho lươn sinh sản thành công. Ngoài cung cấp đủ lươn giống cho gia đình nuôi thành lươn thịt thương phẩm, tôi còn bán ra ngoài được một ít. Hiện nhu cầu về lươn giống của thị trường là rất lớn. Trong thời gian sắp tới tôi sẽ mở rộng quy mô nuôi lươn sinh sản, để đáp ứng như cầu về lươn giống cho bà con có nhu cầu nuôi" - Ninh tâm sự.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem