Trong những năm 1860, Mỹ đã thử nghiệm vũ khí sinh học bằng việc phát tán mầm bệnh dịch tả cho những bộ lạc da đỏ. Năm 1900, các bác sĩ quân y Mỹ ở Philippines có liên quan đến 5 trường hợp tù nhân nhiễm dịch hạch và 29 tù nhân mắc chứng tê phù. Ít nhất 4 người trong số đó đã chết. Năm 1915, một bác sĩ làm việc trong chương trình trợ cấp chính phủ đã cho 12 tù nhân ở Mississippi tiếp xúc với pellagra – một căn bệnh ảnh hưởng đến hệ thống thần kinh trung ương.
Sau Chiến tranh thế giới I, Mỹ đã phát triển vũ khí hóa học và sản xuất hàng triệu thùng khí mù tạt và Lewisite. Hàng ngàn binh lính Mỹ đã tiếp xúc với số vũ khí hóa học để “kiểm tra hiệu quả của mặt nạ phòng độc và quần áo bảo hộ”. Bộ Cựu chiến binh Mỹ từ chối công nhận tình trạng khuyết tật của các binh sĩ trong vụ thí nghiệm trên. Trên thực tế, quân đội Mỹ sử dụng khí mù tạt để giải tán người biểu tình chống nước này tại Puerto Rico và Philippines trong những năm 1920 – 1930.
Năm 1931, tiến sĩ Cornelius Rhoads – người sau này làm việc cho Viện nghiên cứu điều tra y tế Rockefeller – đã cho lây nhiễm tế bào ung thư cho hàng chục người. Sau đó, tiến sĩ Rhoads tiếp tục đầu quân cho Cơ quan vũ khí sinh học thuộc Quân đội Mỹ và Ủy ban Năng lượng nguyên tử – nơi mà ông giám sát các thí nghiệm bức xạ trên hàng ngàn công dân Mỹ. Trong bản ghi nhớ với Bộ Quốc phòng, tiến sĩ Rhoads cho biết có thể dùng bom vi trùng đúng cách để tiêu diệt nhiều mục tiêu.
Năm 1942, bác sĩ quân y và Hải quân Mỹ thử nghiệm lây nhiễm vi khuẩn sốt rét trên 400 tù nhân ở Chicago và tìm ra phương pháp chữa bệnh cho họ. Hầu hết các tù nhân đều là người da đen và không ai được thông báo về những rủi ro của cuộc thử nghiệm.
Kết thúc Chiến tranh thế giới II, quân đội Mỹ đưa vũ khí sinh học vào biên chế. Tiến sĩ Shiro Ishii – người đứng đầu đơn vị vũ khí sinh học thời chiến thuộc Hoàng gia Nhật Bản đã sử dụng một loạt các tác nhân sinh học và hóa học nhằm chống lại quân đội Trung Quốc và lực lượng Đồng minh. Ông Ishii cũng điều hành một trung tâm nghiên cứu lớn ở Mãn Châu – nơi ông thực hiện thí nghiệm vũ khí sinh học trên các tù nhân chiến tranh Trung Quốc, Nga và Mỹ. Cụ thể, ông cho tù nhân nhiễm mầm bệnh uốn ván, phát triển bọ chét nhiễm bệnh dịch hạch, phụ nữ bị mắc bệnh giang mai, thực hiện mổ xẻ tù nhân khi họ còn sống và cho phát nổ quả bom chứa vi trùng trên cổ của hàng chục người đàn ông. Trong một thỏa thuận với tướng Douglas MacArthur, Ishii sở hữu hơn 10.000 trang kết quả nghiên cứu vũ khí sinh học cho quân đội Mỹ và dùng nó để tránh bị truy tố vì những tội ác chiến tranh đã gây ra. Sau này, ông còn được mời giảng dạy tại Ft. Detrick – trung tâm vũ khí sinh học của quân đội Mỹ ở Frederick, Maryland.
Năm 1950, Hải quân Mỹ đã rải xuống một lượng lớn Serratia marcescens – tác nhân vi khuẩn gây bệnh ở San Francisco làm bùng phát dịch bệnh giống như viêm phổi và gây ra cái chết của ít nhất là một người đàn ông có tên Ed Nevins.
Một năm sau đó, Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai đã tố cáo quân đội Mỹ và CIA sử dụng các tác nhân sinh học tại Triều Tiên và Trung Quốc. Thủ tướng Chu tuyên bố 25 tù nhân chiến tranh Mỹ cáo buộc cường quốc số 1 thế giới đã phát tán mầm bệnh muỗi và bọ chét mang dịch sốt vàng (bệnh sốt gây vàng da) và tờ rơi tuyên truyền chứa vi khuẩn dịch tả ở Mãn Châu và Triều Tiên.
Từ năm 1950 – 1953, quân đội Mỹ phát tán đám mây hóa học tại 6 thành phố của nước này và Canada. Các cuộc thử nghiệm trên dùng để kiểm tra khả năng phát tán của vũ khí hóa học. Theo các hồ sơ quân đội, số vũ khí hóa học trên được sử dụng ở Winnipeg, Canada – nơi có nhiều báo cáo về các trường hợp mắc bệnh đường hô hấp có liên quan đến cadmium – một hóa chất có độc tính cao.
Savannah, Georgia, Avon Park và Florida là những địa điểm thực hiện các cuộc thí nghiệm vũ khí sinh học của quân đội Mỹ những năm 1956 – 1957. Các nhà nghiên cứu vũ khí sinh học của quân đội đã thả hàng triệu con muỗi tại hai thị trấn để kiểm tra khả năng lây lan dịch bệnh sốt vàng, sốt xuất huyết của đàn côn trùng. Kết quả là hàng trăm người dân mắc bệnh, bị sốt, suy hô hấp, thai lưu, viêm não và thương hàn. Sau đó, các nhà nghiên cứu thuộc quân đội Mỹ đã đóng giả thành những nhân viên y tế công cộng để đến kiểm tra tình trạng sức khỏe nạn nhân. Nhiều trường hợp tử vong được báo cáo.
Năm 1965, quân đội Mỹ và công ty hóa chất Dow đã tiêm chất dioxin vào cơ thể 70 tù nhân (đa số là người da đen) tại nhà tù tiểu bang Holmesburg ở Pennsylvania. Các tù nhân bị ảnh hưởng nghiêm trọng nhưng không được tiếp cận phương pháp điều trị nào trong suốt 7 tháng. Một năm sau đó, quân đội Mỹ đã sử dụng vũ khí hóa học trên trong các cuộc chiến tranh.
Từ năm 1966 – 1972, Mỹ đã rải hơn 12 triệu gallonsof chất độc da cam (một loại chất độc dùng diệt cỏ, lá cây) trên khoảng diện tích 18.000 km2 ở lãnh thổ Việt Nam, Lào và Campuchia. Chính phủ Việt Nam ước tính hơn 500.000 người thương vong do tiếp xúc với hóa chất độc hại trên. Những dị tật bẩm sinh ở những thế hệ sau vẫn còn xuất hiện tại những nơi mà Mỹ đã đổ chất độc da cam.
Trong một tài liệu ghi chép về vụ thí nghiệm bí mật vẫn chưa được công bố, quân đội Mỹ đã phát tán một tác nhân vi khuẩn chưa được biết đến trong hệ thống tàu điện ngầm New York năm 1966. Người ta vẫn không biết thử nghiệm trên gây ra loại bệnh nào.
Năm 1969, tiến sĩ D.M. McArtor kiêm phó giám đốc Cơ quan nghiên cứu và công nghệ trực thuộc Bộ Quốc phòng Mỹ đề nghị cung cấp nguồn tài chính 10 triệu USD để phát triển một tác nhân sinh học tổng hợp.
Năm 1971, các trường hợp đầu tiên ghi nhận dịch bệnh liên cầu lợn ở Cuba. Một điệp viên CIA sau đó thừa nhận rằng, ông đã được chỉ thị reo rắc mầm bệnh virus này cho người Cuba sống lưu vong ở Panama. Sau đó, những người này tiếp tục mang virus về Cuba vào tháng 3/1991.
Năm 1980, hàng trăm người Haiti bị nhốt trong trại giam ở Miami và Puerto Rico đã trở thành vật thí nghiệm chất gynecomasia sau khi các bác sĩ Mỹ tiêm thuốc vào cơ thể họ. Những người mắc hội chứng gynecomasia, bất kể đàn ông hay phụ nữ đều có phần ngực phát triển to bất thường.
Năm 1981, Chủ tịch Cuba Fidel Castro cáo buộc CIA là thủ phạm gây ra đợt bùng phát bệnh sốt xuất huyết ở nước này. Trận dịch bệnh đó đã cướp đi sinh mạng của 188 người, trong đó có 88 trẻ em. Năm 1988, một nhà lãnh đạo Cuba sống lưu vong có tên Eduardo Arocena đã thừa nhận “tuồn” một số vi trùng mang mầm bệnh về nước hồi năm 1980.
Tới năm 1985, dịch bệnh sốt xuất huyết lại xảy ra ở Managua, Nicaragua. Gần 50.000 người mắc bệnh với các triệu chứng sốt. Cuối cùng, hàng chục người đã chết.
Năm 1996, chính phủ Cuba một lần nữa cáo buộc Mỹ thực hiện cuộc chiến sử dụng vũ khí sinh học. Cụ thể là nó có liên quan đến một ổ dịch bọ trĩ palmi – loài côn trùng có thể khiến cây khoai tây, cây cọ và một số thực vật khác chết. Loại vũ khí sinh học này xuất hiện từ ngày 12/12/1996. Chính phủ Mỹ đã sử dụng máy bay để rải số tác nhân sinh học đó xuống Cuba.
Kết thúc chiến tranh vùng Vịnh, quân đội Mỹ đã cho phát nổ một kho vũ khí hóa học tại Kamashiya, Iraq. Năm 1996, Bộ Quốc phòng Mỹ cuối cùng cũng thừa nhận, đã có hơn 20.000 binh sĩ Mỹ tiếp xúc với chất VX, khí độc thần kinh sarin trong khi thực hiện sứ mệnh của nước này ở Kamashiya.