Thoát nguy cơ ung thư tụy vì một việc ít người chú trọng
Nếu không đi khám sức khỏe định kỳ, bệnh nhân cũng không biết mình có khối u tụy lớn. Khối u có nguy cơ tiến triển ung thư nếu không được điều trị kịp thời.
Báo điện tử của Trung ương Hội Nông dân Việt Nam
Tổng biên tập: Nguyễn Văn Hoài
Phó Tổng Biên tập: Phan Huy Hà (Thường trực), Lưu Phan, Đỗ Thị
Sâm, Hoàng Sơn
Giấy phép số 115/GP-BTTTT cấp ngày 01/3/2022
Bản quyền thuộc về Báo điện tử Dân Việt.
Mọi hình thức sao chép lại thông tin, hình ảnh phải được sự đồng ý bằng văn bản .
Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Cô Lã Thị Thanh Huyền (Phó Hiệu trưởng Trường Phổ thông DTBT Tiểu học và THCS Tây Sơn) là giáo viên đầu tiên ở Kỳ Sơn (Nghệ An) bảo vệ thành công luận án tiến sĩ. Với niềm đam mê nghiên cứu khoa học, các đề tài của cô Huyền đều hướng đến học sinh người Mông – những đứa trẻ mà cô đã gắn bó trong hơn 20 năm dạy học.
Cô giáo vùng biên mê nghiên cứu
Những ngày cuối năm, cô Lã Thị Thanh Huyền vẫn bận rộn với đề tài nghiên cứu Biên soạn tài liệu và tổ chức dạy học song ngữ Việt – Mông cho học sinh dân tộc cấp tiểu học trên địa bàn huyện Kỳ Sơn. Đây là đề tài cô ấp ủ từ lâu và bắt đầu thực hiện khi nhận nhiệm vụ Phó Hiệu trưởng Trường Phổ thông DTBT Tiểu học và THCS Tây Sơn năm học 2020 - 2021.
Trước đó, cô Huyền đã có nhiều năm là giáo viên môn Ngữ văn tại các trường THCS ở xã Mường Lống, Na Ngoi có đại đa số học sinh là người Mông. Cô cho hay, khó khăn nhất là học sinh dù đã lên THCS nhưng tiếng Việt chưa thành thạo, kỹ năng giao tiếp kém do quen sống trong bản làng và nói tiếng Mông. Trong khi đó, phong tục cũ chỉ có đàn ông được đi học còn hầu hết các bà, các mẹ đều không được đi học, không biết nói tiếng Kinh.
“Đây là trở ngại lớn đối với việc dạy học môn Ngữ văn, bởi học sinh dân tộc thiểu số nói chung, người Mông nói riêng, việc tiếp cận văn bản đã như học ngoại ngữ. Đọc viết chưa thành thạo thì việc cảm thụ, hiểu được nội hàm văn chương là một điều… xa xỉ. Tôi không thể dạy theo giáo án thông thường, tiến trình bài giảng cũng phải xây dựng lại. Một bài học với học sinh miền xuôi có thể hoàn thành trong 1 - 2 tiết, nhưng ở trên này phải gấp đôi, gấp ba và dạy lại nhiều lần”, cô Huyền cho biết.
Để có thể dạy học hiệu quả, cô Lã Thị Thanh Huyền tranh thủ mọi nơi, mọi lúc để học tiếng Mông. Cô vào bản tìm hiểu những phong tục tập quán, làm quen với các từ ngữ hằng ngày. Rồi học từ chính học sinh của mình, cô trò phiên dịch cho nhau để cùng hiểu bài. Nhờ nỗ lực đó, Trường Phổ thông DTBT THCS Mường Lống có học sinh giỏi Văn. Cô Huyền cũng đạt nhiều danh hiệu tại các cuộc thi giáo viên giỏi.
Cô Lã Thị Thanh Huyền – Phó Hiệu trưởng Trường Phổ thông DTBT Tiểu học và THCS Tây Sơn, huyện Kỳ Sơn, Nghệ An. Ảnh: TG
Tuy nhiên, theo cô Huyền, dạy học Chương trình GDPT mới, để học sinh lên tới THCS mới thành thạo tiếng Việt thì quá muộn. Với am hiểu, tâm huyết và kinh nghiệm hơn 20 năm gắn bó với học trò, cô biên soạn tài liệu và giới thiệu đến các trường có học sinh người Mông. Cô vui mừng nói: “Đến nay, nhiều trường tiểu học dạy tài liệu tôi biên soạn và có phản hồi tích cực. Học sinh người Mông vốn đã thông thạo tiếng mẹ đẻ, nên việc học chữ khá nhanh.
Một đặc điểm nữa là người Mông có tính tự hào, tự tôn, giữ gìn bản sắc văn hóa, tiếng nói dân tộc rất cao. Vì vậy, khi được học tài liệu song ngữ Việt – Mông, các em rất hào hứng, tỏ ra yêu thích, chăm chỉ. Việc dạy học này giúp học sinh có phản xạ tốt khi tiếp cận với nội dung bài học bằng cả 2 ngôn ngữ cùng lúc. Sau này, khi học sách giáo khoa hay các tài liệu khác chỉ bằng tiếng Việt, các em tiếp nhận nhanh hơn, giảm bước “chuyển ngữ” để hiểu và nắm rõ nội dung”, cô phân tích.
Đề tài này được Sở Khoa học và Công nghệ tỉnh Nghệ An đánh giá cao, hướng dẫn và hỗ trợ phát triển hoàn thiện hơn. Trước đó, từ năm 2019, cô Lã Thị Thanh Huyền là giáo viên đầu tiên ở Kỳ Sơn bảo vệ thành công luận văn tiến sĩ với đề tài về Phương pháp dạy học Văn cho học sinh người Mông. Tâm huyết trăn trở của cô giáo người Kinh từ xuôi lên biên giới dạy học được dành trọn cho học sinh người Mông ở huyện Kỳ Sơn xa xôi này.
Cô Lã Thị Thanh Huyền bảo vệ luận văn tiến sĩ tại Trường ĐH Sư phạm Hà Nội năm 2019. Ảnh: NVCC
Cô gái phố thành người bản Mông
Quê ở thành phố Vinh (Nghệ An), Lã Thị Thanh Huyền từ nhỏ chưa từng phải vất vả chân lấm tay bùn. Tốt nghiệp Khoa Ngữ văn, Đại học Quốc gia Hà Nội, quay về quê, gia đình định hướng cho Huyền một công việc ở gần cho thuận tiện. Dù bố mẹ một mực ngăn cản, cô gái phố lại có quyết định bất ngờ khi đăng ký nguyện vọng lên công tác tại huyện biên giới Kỳ Sơn – cách nhà hơn 250km.
Nhận công tác ở phòng GD&ĐT, cô giáo trẻ được phân công vào xã Mường Lống – cách thị trấn Mường Xén thêm 50km nữa. Nơi đây được gọi tên là “cổng trời” xứ Nghệ, vì ở độ cao trên 1.500m và có 100% bà con người Mông sinh sống. Khoảng 20 năm về trước, lên cổng trời Mường Lống chỉ có con đường mòn ngoằn ngoèo nối dốc này sang dốc khác, hết ngọn núi này lại đến ngọn núi cao hơn.
Phải mất cả ngày đường, đi xe ôm lẫn đi bộ, cô giáo trẻ mới vào đến nơi. Gian ký túc xá cho giáo viên được lợp tạm bằng tranh tre. Thời tiết thì sáng sớm và chiều về sương mù bao phủ. Điều kiện sinh hoạt thiếu thốn, như một thế giới khác so với nơi cô sinh ra, lớn lên và nơi cô tốt nghiệp đại học trở về.
“Nhưng tôi không thấy sốc, bởi trước khi lên đây, tôi đã xác định ở vùng cao, vùng sâu như thế này, cuộc sống chắc chắn sẽ vô vàn gian khổ. Tôi hòa nhập dần dần để có thể làm quen với học trò, phụ huynh và dạy học nơi cổng trời”, cô Lã Thị Thanh Huyền kể.
Việc tìm hiểu bản sắc người Mông dần không phải là nhiệm vụ, yêu cầu đặc thù trong dạy học ở vùng cao mà trở thành trải nghiệm, bồi đắp tình cảm. Từ thấu hiểu, gắn bó, cô Huyền nên duyên với giáo viên cùng trường và cũng là người Mông ở xã Mường Lống. Vậy là cô gái thành phố đã “nhập bản Mông”, trở thành người con bản làng đúng nghĩa.
Lên Kỳ Sơn dạy học, cô Huyền trở thành người con của bản làng, am hiểu văn hóa Mông và giáo dục học sinh giữ gìn, phát huy bản sắc dân tộc mình. Ảnh: NVCC
Việc theo đuổi con đường nghiên cứu khoa học và nâng cao học hàm không phải giáo viên nào cũng làm được, kể cả ở vùng thuận lợi. Cô Huyền cũng nhận được nhiều câu hỏi, thắc mắc: Học tiến sĩ làm gì? Là giáo viên dạy học ở vùng cao liệu có cần phải học lên cao thế? Hoặc bảo vệ tiến sĩ, hay lao vào nghiên cứu khoa học liệu có lãng phí?
Cô Lã Thị Thanh Huyền tâm sự, nếu chỉ dạy học, những gì được đào tạo ở trường đại học đã đủ giúp cô có kiến thức, kỹ năng cho công việc của mình. “Tôi cũng từng nghĩ mình có bằng đại học là đạt chuẩn rồi. Nhưng thực tế dạy học, nếu giáo viên không tự làm mới, nâng cao năng lực bản thân thì không phát huy được tối đa năng lực học sinh theo đặc thù thực tiễn. Và như thế không chỉ giáo viên không nâng cao năng lực bản thân, mà chính học trò cũng sẽ thiệt thòi”, cô chia sẻ.
Vì vậy từ năm 2011, cô bắt đầu xuống núi thi cao học ở Khoa Ngữ văn, Trường Đại học Vinh. Đề tài Phương pháp dạy học cho học sinh người dân tộc Mông đã được cô Huyền đưa vào luận văn bảo vệ thạc sĩ thành công năm 2013. Sau đó, vì giá trị thiết thực của luận văn, cô tiếp tục được các giảng viên của Trường ĐH Vinh động viên phát triển, mở rộng hơn nữa đề tài này để làm nghiên cứu sinh.
Cô Huyền chuyển từ Mường Lống sang Na Ngoi, nơi có đại đa số học sinh người Mông và một số bản làng người Thái, Khơ Mú. Ngoài dạy học, cô còn có nhiệm vụ chăm sóc, quản lý học trò bán trú… Đây cũng là giai đoạn cuộc sống cô Huyền gặp biến cố lớn khi vợ chồng chia tay, con trai ở lại với bố tại Mường Lống, con gái theo mẹ. Lúc này, cô lại dồn tâm trí vào con cái, học trò và công việc.
Trường ĐH Vinh không đào tạo tiến sĩ chuyên ngành cô Huyền theo đuổi, nên cô phải dự tuyển làm nghiên cứu sinh tại Trường ĐH Sư phạm Hà Nội. Trong thời gian này, cô vừa đi học vừa đi dạy nên di chuyển liên tục từ Kỳ Sơn – Vinh – Hà Nội. Có thời điểm, cô phải xin tạm nghỉ công tác để tập trung nghiên cứu. Đến năm 2019, cô đã bảo vệ thành công và quay trở lại dạy học tại huyện biên giới.
“Luận án của tôi tập trung nội dung phương pháp dạy môn Văn – tiếng Việt cho học sinh người Mông. Bởi như đã nói, học sinh người Mông học Văn giống như phải qua một bước phiên dịch. Vì vậy, hướng các em đến năng lực giao tiếp nghe – nói – đọc tiếng Việt, yêu tiếng Việt thì sẽ hiểu và yêu môn học”, cô giáo vùng cao chia sẻ.
Nhìn lại hơn 20 năm dạy học ở Kỳ Sơn, cô Huyền không cho rằng mình vất vả hay phải chịu khổ. “Việc dạy học sinh dân tộc thiểu số, vượt rừng, leo dốc núi… đối với tôi đã thành bình thường. Bởi tôi đã coi Kỳ Sơn là quê hương của mình và muốn làm điều gì đó cho nơi đây”, cô tâm sự.
Chính vì vậy, cô Huyền không tự bằng lòng mà tiếp tục nghiên cứu bằng đam mê, trách nhiệm. Những gì cô sáng tạo từ thực tế đến nay được áp dụng, nhân rộng trong dạy học ở các nhà trường trên địa bàn huyện. “Tôi chưa bao giờ thấy việc mình bảo vệ tiến sĩ, làm nghiên cứu là lãng phí. Nguyện vọng của tôi là đề tài của mình đem lại giá trị cho giáo dục Kỳ Sơn, cho học trò người Mông thời điểm bây giờ hoặc sau này, kể cả khi tôi chuyển vị trí hay nơi công tác”, nữ tiến sĩ giãi bày.
“Như một cơ duyên, từ khi ra trường tới nay, tôi đều đến công tác ở những trường học thuộc vùng bà con dân tộc Mông sinh sống. Mường Lống là địa phương tôi có thời gian công tác dài nhất. Sau đó, tôi chuyển công tác sang Na Ngoi – xã biên giới có đại đa số học sinh người Mông”, cô giáo Lã Thị Thanh Huyền cho biết.
Với mong muốn mang nền giáo dục hiện đại đến gần hơn với học sinh vùng cao, UNICEF Việt Nam vừa triển khai hoạt động hỗ trợ ý nghĩa tại huyện Bảo Thắng, Lào Cai.
Nếu không đi khám sức khỏe định kỳ, bệnh nhân cũng không biết mình có khối u tụy lớn. Khối u có nguy cơ tiến triển ung thư nếu không được điều trị kịp thời.
Trung đoàn Biệt kích số 6 thuộc Lực lượng đặc nhiệm Ukraine tuyên bố tiêu diệt toàn bộ một trung đội lính Triều Tiên trong trận cận chiến ác liệt ở vùng Kursk, Nga.
Thanh tra Bộ Y tế vừa ra quyết định xử phạt Công ty TNHH mỹ phẩm Bityceuticals do thay đổi nội dung đã công bố và đã được cấp số tiếp nhận phiếu công bố của 40 sản phẩm mỹ phẩm nhưng chưa được sự chấp thuận.
Giữa không khí trang nghiêm và khẩn trương chuẩn bị cho buổi sơ duyệt diễu binh cấp Nhà nước tại trung tâm TP.HCM hôm nay 25/4, một khoảnh khắc đáng yêu và đầy bất ngờ đã thu hút sự chú ý của nhiều người.
Ông Nguyễn Đăng Quang, Chủ tịch HĐQT Masan Group tuyên bố tại Đại hội đồng Cổ đông thường niên: "Chúng ta không chỉ tham gia thị trường – mà phải dẫn dắt thị trường". Câu nói này không chỉ thể hiện triết lý kinh doanh của Masan mà còn phản ánh khát vọng vươn lên mạnh mẽ của một doanh nghiệp Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh gay gắt.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định quy định thời điểm xác định giá đất của quỹ đất thanh toán theo hợp đồng Xây dựng – Chuyển giao tại Khu đô thị mới Thủ Thiêm, TP.HCM.
Thông qua Dalat Best Dance Crew, ban tổ chức chương trình mong muốn lan tỏa tinh thần yêu nhảy múa, cổ vũ lối sống lành mạnh, tích cực của giới trẻ trên cả nước.
Cơ quan Cảnh sát điều tra Công an tỉnh Nam Định vừa ra quyết định bắt giữ 4 đối tượng liên quan chuyên án 425T.
Hậu vệ Việt kiều Gia Huy Phòng: ‘Tôi đang có kế hoạch học tiếng Việt’; HLV Guardiola có thể tái hợp với bà xã; Gyokeres muốn đầu quân cho Real; M.U tự tin vào khả năng giữ chân Mainoo; Văn Đức đưa vợ đi biển ‘hâm nóng’ tình cảm.
Những khoảnh khắc trang nghiêm, xúc động trước giờ diễn ra buổi sơ duyệt kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Một vụ sét đánh thương tâm đã xảy ra tại xã Nậm Ty (huyện Sông Mã, tỉnh Sơn La) khiến 1 người tử vong, 2 người bị thương được đưa đến Trạm Y tế xã điều trị.
Quán quân Sao Mai 2007 Lê Anh Dũng cho biết, anh muốn được cúi đầu tri ân đến những người đã đi qua chiến tranh – những nhân chứng sống của lịch sử tại chương trình "Bài ca chiến thắng".
Người đứng đầu Cơ quan Tình báo Quân sự Ukraine (HUR), ông Kyrylo Budanov hôm thứ Sáu 25/4 mạnh mẽ tuyên bố, Ukraine sẽ trả thù cho vụ tấn công đẫm máu mới đây của Nga nhắm vào thủ đô Kiev.
Dù đã sinh cho Phan Văn Đức 2 bé nhưng Võ Nhật Linh đã nhanh chóng lấy lại vóc dáng nuột nà đến khó tin.
Nông dân xóm Ruộng Mới thôn 5, xã Hàm Đức, huyện Hàm Thuận Bắc (tỉnh Bình Thuận) rất phấn khởi khi quyết định phá bỏ thanh long, chuyển sang cây trồng rau ngò gai (loại rau thơm, rau gia vị) dưới tán dừa xiêm, cánh đồng đẹp như phim, cắt rau gia vị bán đắt hàng.
Cho đến nay, "Truyện Kiều" của Nguyễn Du hay "Nhật ký trong tù" của Chủ tịch Hồ Chí Minh có lẽ là hai tác phẩm văn học Việt Nam được dịch ra tiếng nước ngoài nhiều nhất. Kết quả sưu tầm bước đầu của chúng tôi cho biết, "Nhật ký trong tù" đã được dịch ra 37 thứ tiếng trên thế giới với 56 bản dịch, trong đó tiếng Anh là ngôn ngữ có nhiều bản dịch nhất. Sau tiếng Anh là các thứ tiếng: Bengali (4 bản), Nhật (4 bản), Czech (4 bản). Bài này xin giới thiệu các bản dịch bằng tiếng Bengali, chưa được biết với bạn đọc Việt Nam.
Hưởng ứng phong trào thi đua chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát năm 2025, TP.Cần Thơ xây mới, sửa chữa 1.066 căn nhà cho hộ nghèo, hộ cận nghèo, hộ người có công với cách mạng.
Lễ hội Tình yêu năm 2025, Lễ hội Cowboy Town, bắn pháo hoa, trưng bày triển lãm với chủ đề “Con đường thống nhất” và biểu diễn múa rối nước miễn phí… là những hoạt động vui chơi, giải trí hấp dẫn trong dịp nghỉ lễ 30/4-1/5 tại Hà Nội.
Vận may tình yêu của 4 con giáp giống như một chú ngựa phi nước đại, không thể ngăn cản. Đồng thời sự nghiệp cũng lên như diều gặp gió.
Tên gọi Thủ Dầu Một không chỉ là địa danh hành chính mà còn là biểu tượng gắn bó máu thịt với bao thế hệ người dân Bình Dương – nơi hun đúc bản sắc, lưu giữ ký ức và thể hiện niềm tự hào của vùng đất từng vang danh bởi truyền thống đấu tranh cách mạng.
Hiện tại, Ban Quản lý Khu bảo tồn thiên nhiên Xuân Liên, huyện Thường Xuân (tỉnh Thanh Hóa) đã nhân giống được 45.320 cây lan rừng quý hiếm của 3 loài lan rừng bằng phương pháp nuôi cấy mô (30.000 cây/3 loài hoa lan rừng), phương pháp tách mầm (15.000 cây lan rừng/3 loài).
Ông Dương Quốc Thái, chủ cơ sở Cơ khí Quốc Thái (xã Hậu Mỹ Bắc B, huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang) là thợ cơ khí nghiên cứu chế tạo được nhiều sản phẩm, công cụ cơ khí độc đáo, đắc dụng thiết thực đáp ứng nhu cầu cơ giới hóa sản xuất nông nghiệp tại Đồng bằng sông Cửu Long.
Khi sắp xếp đơn vị hành chính tại thành phố Hà Nội, các trụ sở UBND quận, huyện trở thành tài sản dôi dư. Các chuyên gia kiến nghị nên chuyển giao trụ sở dôi dư cho các cơ quan Nhà nước khác có nhu cầu thay vì xây mới.
Làm việc với nhà đầu tư "siêu" dự án 1 tỷ USD từ Thụy Điển, ông Hồ Quốc Dũng – Bí thư Tỉnh uỷ Bình Định cho biết, cá nhân ông và ông Phạm Anh Tuấn – Chủ tịch UBND tỉnh, đều là người rất quyết liệt, đã nói là làm và đã hứa thì phải thực hiện, khi nhà đầu tư chọn Bình Định.
Chị Bùi Thị Châm, xóm Láu Ráy, xã Bình Sơn, huyện Kim Bôi, tỉnh Hòa Bình) đã biến 7ha đất đồi thành một mô hình kinh tế nông nghiệp tuần hoàn "khép kín", mang lại nguồn thu nhập đáng mơ ước, bảo vệ môi trường.
Tại kỳ họp việc sáp nhập xã, phường ở Quảng Trị, có một vấn đề đặc biệt mà HĐND tỉnh này phải dành nhiều thời gian bàn luận mới đi đến thống nhất.
Hai nhà thầu thi công dự án cao tốc đi qua địa phận tỉnh Đồng Nai là Biên Hòa – Vũng Tàu và Vành đai 3 – TP.HCM vừa được Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông đề nghị khen thưởng.
Vùng đất Hưng Yên, Thái Bình, Hải Dương và Hải Phòng nổi tiếng với truyền thống khoa bảng lâu đời, sản sinh nhiều nhân tài cho đất nước. Hải Dương dẫn đầu với 11 Trạng nguyên, tiếp theo là Hưng Yên và Hải Phòng cùng có 3 trạng nguyên, còn Thái Bình có 2 Trạng nguyên. Truyền thống hiếu học và khoa bảng đã trở thành niềm tự hào sâu sắc của người dân nơi đây.
Trong số hàng triệu con vịt được nuôi trong tỉnh Bình Thuận để cung cấp ra thị trường thì ở Tánh Linh, Đức Linh có thể nói là “vương quốc” nuôi vịt. Do thuận lợi về thời tiết, có nhiều cánh đồng rộng cả ngàn ha cộng thêm nguồn nước sông La Ngà quanh năm nên nơi đây hình thành vùng nuôi vịt chạy đồng lớn nhất tỉnh.
Để hình dung tầm vóc nữ doanh nhân này, chúng ta có thể nhìn vào chi tiết, đó là doanh nhân Bạch Thái Bưởi, được coi là “huyền thoại doanh nhân đất Việt” khi đó chỉ là thầu phụ cho nữ doanh nhân này với phần việc dựng lán trại cho phu ở...