cover

Phạm Hưng

  • Ảnh
  • Thứ hai, 11/11/2024 | 11:08
Toàn cảnh 5 dự án trên “đất vàng” vừa bị Hà Nội điểm tên vì chậm triển khai, chậm đưa vào sử dụng - Ảnh 1.

Mới đây, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Trần Sỹ Thanh đã chủ trì cuộc họp nghe báo cáo và chỉ đạo giải quyết những nội dung tồn tại, vướng mắc đối với một số dự án đầu tư chậm triển khai, chậm đưa vào sử dụng trên địa bàn.

Cụ thể, một số dự án đầu tư chậm triển khai, chậm đưa vào sử dụng được nhắc đến gồm: Dự án đầu tư xây dựng Công viên văn hóa, du lịch vui chơi giải trí Kim Quy (xã Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh); Dự án đầu tư xây dựng Khu nhà ở cho học sinh, sinh viên tại Khu đô thị Pháp Vân - Tứ Hiệp (phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai); Dự án đầu tư xây dựng Khu nhà ở tái định cư thuộc Khu đô thị Đền Lừ III (quận Hoàng Mai); Dự án đầu tư xây dựng Trung tâm nghiên cứu chuyển giao công nghệ và giám định công nghệ tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc (huyện Thạch Thất).


Dự án đầu tư xây dựng Công viên văn hóa, du lịch vui chơi giải trí Kim Quy (xã Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh)

Đây là dự án công viên lớn bậc nhất Thủ đô (tại xã Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh). Dự án quy mô hơn 100 ha, tổng vốn khoảng 4.600 tỷ đồng, khởi công từ tháng 9/2016 và cam kết cuối năm 2018 đưa vào sử dụng giai đoạn 1, nhưng đến nay dự án “tầm cỡ” này vẫn chỉ là một khu đất hoang.


Toàn cảnh 5 dự án trên “đất vàng” vừa bị Hà Nội điểm tên vì chậm triển khai, chậm đưa vào sử dụng - Ảnh 2.

Toàn cảnh khu đất dự án đầu tư xây dựng Công viên văn hóa, du lịch vui chơi giải trí Kim Quy (xã Vĩnh Ngọc, huyện Đông Anh).

img
img

Được biết, trên tổng diện tích hơn 100ha, Công viên Kim Quy sẽ là một tổ hợp vui chơi giải trí và sự kiện đẳng cấp quốc tế, quy tụ các công viên chủ đề và công viên giải trí tầm cỡ khu vực với ý tưởng hiện đại bậc nhất thế giới hiện nay.

Toàn cảnh 5 dự án trên “đất vàng” vừa bị Hà Nội điểm tên vì chậm triển khai, chậm đưa vào sử dụng - Ảnh 3.

Đối với dự án đầu tư xây dựng Công viên văn hóa, du lịch vui chơi giải trí Kim Quy, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh khẳng định dự án mang thương hiệu, hình ảnh của doanh nghiệp và cũng là công trình mỹ quan của Thủ đô, do đó nhà đầu tư cần có tầm nhìn dài hạn, tổng thể, tập trung nguồn lực để thực hiện, triển khai nhanh. Với vướng mắc khác liên quan đến quyết định chủ trương đầu tư của dự án nêu trên, Chủ tịch Hà Nội yêu cầu địa phương, sở, ngành nỗ lực giải quyết theo đúng quy định của pháp luật.


Dự án đầu tư xây dựng Khu nhà ở cho học sinh, sinh viên tại Khu đô thị Pháp Vân - Tứ Hiệp (phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai)

Dự án xây dựng Khu nhà ở sinh viên Pháp Vân – Tứ Hiệp nằm trong khu đô thị Pháp Vân - Tứ Hiệp (phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai) được khởi công xây dựng từ năm 2009 với tổng vốn đầu tư 1.900 tỷ đồng, gồm 6 hạng mục tòa nhà (A1 đến A6), mục tiêu ban đầu dự án nhằm đáp ứng chỗ ở cho khoảng 22.000 học sinh, sinh viên các trường đại học, cao đẳng trên địa bàn Hà Nội.


Toàn cảnh 5 dự án trên “đất vàng” vừa bị Hà Nội điểm tên vì chậm triển khai, chậm đưa vào sử dụng - Ảnh 4.

Toàn cảnh 6 hạng mục tòa nhà (từ A1 đến A6) khu nhà ở sinh viên Pháp Vân – Tứ Hiệp nằm trong khu đô thị Pháp Vân - Tứ Hiệp (phường Hoàng Liệt, quận Hoàng Mai). Đầu năm 2015, tòa nhà A1, A5, A6 hoàn thành đi vào hoạt động, còn tòa nhà A2, A3 xây xong phần thô, sau đó dừng thi công và bị bỏ hoang cho tới nay vì liên quan đến vấn đề nguồn vốn xây dựng. Riêng nhà A4 chưa thể triển khai do vướng mắc việc giải phóng mặt bằng.

Toàn cảnh 5 dự án trên “đất vàng” vừa bị Hà Nội điểm tên vì chậm triển khai, chậm đưa vào sử dụng - Ảnh 5.

Theo thông tin nêu trong kết luận của Chủ tịch Hà Nội tại cuộc họp mới đây về tình hình 5 dự án chậm triển khai, chậm đưa vào sử dụng, Hà Nội dự kiến hoàn thành cải tạo tòa A2, A3 tại khu ký túc xá Pháp Vân - Tứ Hiệp thành nhà ở xã hội cho thuê năm 2026.

img
img

Sau hơn chục năm bỏ hoang, tòa nhà A2, A3 xuất hiện tình trạng sắt thép hoen rỉ, nền xi măng rêu mốc, nhiều dãy nhà của dự án này luôn trong tình trạng cỏ cây mọc um tùm, ngày càng xuống cấp gây lãng phí lớn.

Toàn cảnh 5 dự án trên “đất vàng” vừa bị Hà Nội điểm tên vì chậm triển khai, chậm đưa vào sử dụng - Ảnh 6.

Theo các chuyên gia, khu vực này có mật độ dân cư đông đúc, vị trí gần Vành đai 3, cao tốc Pháp Vân và nhiều bệnh viện lớn. Vì thế, cần tận dụng những ưu thế này để phát triển thành nhà ở xã hội cho người dân.


Dự án đầu tư xây dựng Khu nhà ở tái định cư thuộc Khu đô thị Đền Lừ III (quận Hoàng Mai)

Được hoàn thiện từ năm 2017, khu nhà ở tái định cư thuộc Khu đô thị Đền Lừ III bao gồm ba tòa chung cư cao hơn 10 tầng, tọa lạc tại vị trí “đắc địa” trên phố Tân Mai (quận Hoàng Mai, Hà Nội) nhưng đến nay vẫn chưa có ai đến ở.


Toàn cảnh 5 dự án trên “đất vàng” vừa bị Hà Nội điểm tên vì chậm triển khai, chậm đưa vào sử dụng - Ảnh 7.

Toàn cảnh khu nhà ở tái định cư thuộc Khu đô thị Đền Lừ III bao gồm ba tòa chung cư cao hơn 10 tầng

img
img

Hiện tại, 3 tòa nhà cao tầng tại khu tái định cư Đền Lừ III vẫn bị bỏ hoang, xuống cấp nghiêm trọng dù được xây dựng để phục vụ tái định cư cho người dân bị thu hồi đất.

Toàn cảnh 5 dự án trên “đất vàng” vừa bị Hà Nội điểm tên vì chậm triển khai, chậm đưa vào sử dụng - Ảnh 8.

Lối vào sảnh tòa nhà xuống cấp, nhếch nhác, cỏ dại mọc, nhiều điểm tường bong tróc, cửa kính xập xệ, nhiều chỗ còn bị vỡ, người dân tận dụng mặt bằng làm kho hàng.

Toàn cảnh 5 dự án trên “đất vàng” vừa bị Hà Nội điểm tên vì chậm triển khai, chậm đưa vào sử dụng - Ảnh 9.

Đối với dự án Khu nhà ở tái định cư thuộc Khu đô thị Đền Lừ III, Chủ tịch UBND thành phố cũng chỉ đạo UBND quận Hoàng Mai đầu tư dự án cải tạo, sửa chữa các hạng mục dự án Khu nhà ở tái định cư thuộc Khu đô thị Đền Lừ III bảo đảm khang trang, sạch đẹp, phục vụ tốt nhất đời sống người dân sau khi được bàn giao nhà tái định cư.


Dự án đầu tư xây dựng Trung tâm nghiên cứu chuyển giao công nghệ và giám định công nghệ tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc (huyện Thạch Thất)

Dự án đầu tư xây dựng Trung tâm Nghiên cứu chuyển giao công nghệ và giám định công nghệ tại khu công nghệ cao Hòa Lạc (huyện Thạch Thất, Thành phố Hà Nội) do Sở Khoa học - Công nghệ Hà Nội làm chủ đầu tư, với diện tích đất được giao vào năm 2012 là gần 2,1 ha. Dự án có tổng mức đầu tư gần 600 tỷ đồng. Trong đó, chi phí thiết bị là hơn 400 tỷ đồng, chi phí xây dựng là hơn 110 tỷ đồng, chi phí tư vấn đầu tư xây dựng là gần 7 tỷ đồng.


Toàn cảnh 5 dự án trên “đất vàng” vừa bị Hà Nội điểm tên vì chậm triển khai, chậm đưa vào sử dụng - Ảnh 10.

Sau gần 3 năm được giao đất, tháng 10/2015, Trung tâm được khánh thành và là công trình trọng điểm chào mừng Đại hội Đảng bộ Thành phố Hà Nội lần thứ XVI. Năm 2017, Trung tâm được giao cho Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng dân dụng Thành phố Hà Nội tiếp nhận. Cùng thời điểm này, UBND Thành phố Hà Nội có quyết định hợp nhất trung tâm này với Trung tâm Công nghệ sinh học và Công nghệ thực phẩm, Trung tâm Ứng dụng tiến bộ KH-CN, lấy tên là Trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ.

Toàn cảnh 5 dự án trên “đất vàng” vừa bị Hà Nội điểm tên vì chậm triển khai, chậm đưa vào sử dụng - Ảnh 11.

Theo ghi nhận, sau nhiều năm bị bỏ hoang, nhiều hạng mục xây dựng tại trung tâm Ứng dụng tiến bộ khoa học và công nghệ đã xuống cấp.

img
img

Về hiện trạng đầu tư và lắp đặt thiết bị, chủ đầu tư đã thực hiện 33/34 gói thầu (còn 1 gói thầu chưa hoàn thành là gói thầu số 32 mua sắm và lắp đặt bộ phận sản xuất pin).

Toàn cảnh 5 dự án trên “đất vàng” vừa bị Hà Nội điểm tên vì chậm triển khai, chậm đưa vào sử dụng - Ảnh 12.

Đối với dự án đầu tư Trung tâm này, Chủ tịch UBND Thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh khẳng định có biểu hiện của lãng phí. Do đó, người đứng đầu chính quyền Thành phố đã giao Thanh tra Thành phố Hà Nội đẩy nhanh tiến độ thanh tra, sớm có kết luận, kiến nghị phương án xử lý, giải quyết tồn tại, vướng mắc của dự án. Giao Sở Khoa học - Công nghề Hà Nội khẩn trương nghiên cứu, cập nhật quy định hiện hành, xây dựng phương án có tính khả thi để quản lý, khai thác, sử dụng tài sản công theo quy định mới để sử dụng, khai thác, phát huy hiệu quả xã hội.

Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem