Lễ tang nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu được tổ chức theo nghi thức quốc tang, bắt đầu từ 8h sáng nay 14/8 đến trưa 15/8. Ban lễ tang nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu có 35 thành viên do Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng làm trưởng ban.
Cũng trong sáng nay (14/8), tại Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản, Lễ viếng và mở sổ tang Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu đã được tổ chức trọng thể.
Tham dự Lễ viếng có Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Việt Nam tại Nhật Bản Vũ Hồng Nam, cùng toàn thể cán bộ, nhân viên Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản; đại diện cộng đồng người Việt Nam tại Nhật Bản; đại diện của Bộ Ngoại giao, tổ chức của Nhật Bản, Đại sứ các nước tại Nhật Bản.
10h15:
Sáng nay (14/8), tại Bắc Kinh, Đại sứ quán Việt Nam tại Trung Quốc đã tổ chức trọng thể Lễ viếng và mở sổ tang tưởng niệm nguyên Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Lê Khả Phiêu. Toàn thể cán bộ, nhân viên Đại sứ quán, các cơ quan đại diện của Việt Nam và đại diện cộng đồng người Việt Nam tại Trung Quốc đã tham dự lễ viếng.
10h00:
Tới viếng và chia buồn cùng gia quyến nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu, còn có nguyên Tổng Bí thư Nông Đức Mạnh; nguyên Chủ tịch nước Trần Đức Lương, Nguyễn Minh Triết, Trương Tấn Sang; nguyên Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tấn Dũng; nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An cùng nhiều đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Ðảng, Nhà nước. Nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng gửi vòng hoa viếng.
9h42:
9h40:
9h32:
9h30:
09:18:
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc xúc động ghi sổ tang: “Xin kính cẩn nghiêng mình tiễn đưa đồng chí Lê Khả Phiêu – Nhà lãnh đạo xuất sắc, có uy tín lớn của Đảng, Nhà nước và Nhân dân ta.
Đồng chí Lê Khả Phiêu mất đi là một tổn thất to lớn đối với Đảng, Nhà nước, Quân đội, Nhân dân ta, bạn bè, đồng chí, đồng đội và Gia quyến đồng chí; đồng thời để lại niềm tiếc thương sâu sắc trong lòng bạn bè quốc tế.
Xin nguyện noi gương đồng chí, tay nắm chặt tay, đoàn kết một lòng, vững bước tiến lên trên con đường cách mạng, ra sức phấn đấu vì mục tiêu xây dựng một nước Việt Nam “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”.
Xin vĩnh biệt người đồng chí, người Anh quý mến, mong Anh mãi bằng an yên nghỉ nơi cao xanh, vĩnh hằng”.
Cùng thời gian này, Hội trường 25B, đường Quang Trung, thành phố Thanh Hoá, tỉnh Thanh Hoá cũng tổ chức Lễ viếng nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu.
8h55:
8h50:
8h45:
8h40:
8h35:
8h30:
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân ghi sổ tang: "Vô cùng thương tiếc đồng chí nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu. Đồng chí là một người cộng sản chân chính, đã cống hiến cuộc đời cho sự nghiệp cách mạng Việt Nam. Đồng chí là một nhà lãnh đạo tâm huyết, trách nhiệm, nhà chính trị, quân sự đã có nhiều đóng góp cho sự nghiệp xây dựng Đảng, phát triển đất nước".
8h25:
8h15:
8h10:
8h00:
Tại Hà Nội: Vào lúc 7h00, gia quyến nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu vào viếng.
Sáng nay, các chiến sĩ tiêu binh đã thực hiện nghi lễ treo băng tang lên lá Quốc kỳ tại quảng trường Ba Đình, trước Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh ở Hà Nội.
Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu có mặt ở khắp các chiến trường Bắc - Trung - Nam, Lào, Campuchia, gần sáu mươi tuổi ông mới trở lại Hà Nội giữ nhiệm vụ phó chủ nhiệm, rồi chủ nhiệm Tổng cục Chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam.
Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu là người khởi động công tác chỉnh đốn Đảng, chống suy thoái, quan liêu, tham nhũng, gắn với việc ban hành và chỉ đạo thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 (lần hai).
Thời gian ông giữ chức Tổng bí thư cũng gắn với nhiều sự kiện đối ngoại, hội nhập quan trọng của đất nước. Năm 2000, Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu đã tiếp Tổng thống Mỹ Bill Clinton tại Hà Nội - sự kiện đánh dấu việc bình thường hóa hoàn toàn quan hệ Việt - Mỹ.
Những hình ảnh đầu tiên tại lễ Quốc tang nguyên Tổng bí thư Lê Khả Phiêu.
Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu từ trần lúc 2h52 ngày 7/8 ở tuổi 89, tại Hà Nội. Ông quê ở xã Đông Khê, huyện Đông Sơn, tỉnh Thanh Hóa.
Từ năm 1964 đến 1992, ông lần lượt giữ các chức vụ trong quân đội: Chính uỷ kiêm Trung đoàn trưởng; Phó chủ nhiệm chính trị quân khu Trị Thiên; Chủ nhiệm Chính trị Quân đoàn II; Phó chính uỷ kiêm Chủ nhiệm chính trị quân khu IX; Phó bí thư khu uỷ Khu IX; Thiếu tướng, Chủ nhiệm Chính trị, Phó tư lệnh chính trị mặt trận 719; Trung tướng, Phó chủ nhiệm Tổng cục Chính trị; thượng tướng, Chủ nhiệm Tổng cục Chính trị.
Năm 1991 tại Đại hội lần thứ VII của Đảng, ông là Uỷ viên Ban chấp hành Trung ương. Tháng 6/1992 tại hội nghị Trung ương 3 (khóa VII), ông được bầu vào Ban Bí thư; tháng 1/1994 được bầu vào Bộ Chính trị và tháng 4/1996 được phân công làm Thường trực Ban Bí thư.
Năm 1996, tại Đại hội lần thứ VIII, ông tiếp tục được bầu vào Ban chấp hành Trung ương, Ủy viên Ban thường vụ Bộ Chính trị, Thường trực Bộ Chính trị.
Ngày 26/12/1997 tại hội nghị Trung ương 4 (khoá VIII) ông được bầu làm Tổng Bí thư và giữ cương vị này đến tháng 4/2001.
Trong thông báo trước đó, Ban chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam nhấn mạnh, hơn 70 năm hoạt động cách mạng, nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu "có nhiều đóng góp to lớn với sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và dân tộc". Ông đã được tặng thưởng huân chương Sao vàng, huy hiệu 70 năm tuổi Đảng.
Để tỏ lòng thương nhớ ông, các cơ quan Đảng, Chủ tịch nước, Chính phủ, Mặt trận Tổ quốc tổ chức lễ tang theo nghi thức quốc tang.
Linh cữu được quàn tại Nhà tang lễ quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội. Lễ viếng từ 8h ngày 14/8 đến 12h ngày 15/8. Lễ truy điệu vào 12h30 cùng ngày, an táng tại nghĩa trang Mai Dịch, Hà Nội.
Cùng thời gian này, tại hội trường Thống nhất (TP.HCM), hội trường 25B đường Quang Trung (TP.Thanh Hóa) cũng tổ chức lễ viếng, truy điệu nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu.
Trong hai ngày quốc tang (14 và 15/8), các công sở, nơi công cộng treo cờ rủ và ngừng các hoạt động vui chơi giải trí.
Tin cùng chủ đề: Nguyên Tổng Bí thư Lê Khả Phiêu từ trần
Vui lòng nhập nội dung bình luận.