Vỉa hè khắp nơi ở Hà Nội bị "nuốt trọn" đẩy người đi bộ xuống lòng đường, chính quyền phớt lờ?

Tú Anh Thứ tư, ngày 22/12/2021 10:02 AM (GMT+7)
Trên địa bàn Hà Nội, tình trạng tái lấn chiếm vỉa hè, lòng đường để kinh doanh, buôn bán xuất hiện nhiều trên các tuyến phố Hà Nội không chỉ vi phạm pháp luật, làm mất mỹ quan đô thị mà còn gây mất an toàn giao thông.
Bình luận 0
Vỉa hè khắp nơi ở Hà Nội bị "nuốt trọn" đẩy người đi bộ xuống lòng đường, chính quyền phớt lờ? - Ảnh 1.

Ghi nhận của PV Dân Việt cho thấy, cuộc sống mưu sinh khiến nhiều hộ dân có nhà mặt đường vô tư, thậm chí ngang nhiên chiếm dụng diện tích vỉa hè, lòng đường chung trước cửa nhà, thành sở hữu riêng để kinh doanh, bày bán hàng hóa bất kể giờ nào. Trong ảnh: Các cửa hàng kinh doanh ăn uống, "chợ cóc" ngang nhiên lấn chiếm vỉa hè trên phố Cầu Gỗ (phường Hàng Bạc, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội).

Vỉa hè khắp nơi ở Hà Nội bị "nuốt trọn" đẩy người đi bộ xuống lòng đường, chính quyền phớt lờ? - Ảnh 2.

Trên phố Hàng Mã (phường Hàng Bồ, quận Hoàn Kiếm) cũng diễn ra tình trạng tương tự, việc chủ kinh doanh bày bán hàng hóa tràn ra vỉa hè đã "đẩy" người đi bộ phải xuống lòng đường đi lại.

Vỉa hè khắp nơi ở Hà Nội bị "nuốt trọn" đẩy người đi bộ xuống lòng đường, chính quyền phớt lờ? - Ảnh 3.

Tại quận Đống Đa, tình trạng chiếm dụng vỉa hè, lòng đường cũng diễn ra thường xuyên. Trong ảnh: Các phương tiện giao thông trên đường Nguyễn Hy Quang (phường Ô Chợ Dừa, quận Đống Đa) dừng đỗ tràn lan, cả lòng đường và vỉa hè gây bức xúc cho người dân.

Vỉa hè khắp nơi ở Hà Nội bị "nuốt trọn" đẩy người đi bộ xuống lòng đường, chính quyền phớt lờ? - Ảnh 4.

Tương tự, trên địa bàn quận Cầu Giấy cũng thường xuyên diễn ra tình cảnh này, đặc biệt khu vực vỉa hè dọc sông Tô Lịch luôn bị chiếm dụng. Ảnh chụp trên đường Nguyễn Ngọc Vũ (phường Trung Hòa, quận Cầu Giấy).

Vỉa hè khắp nơi ở Hà Nội bị "nuốt trọn" đẩy người đi bộ xuống lòng đường, chính quyền phớt lờ? - Ảnh 5.

Qua tìm hiểu thực tế, tình trạng chiếm dụng vỉa hè, lòng đường Hà Nội hiện nay xuất phát từ sự thiếu quyết liệt từ các lực lượng chức năng, quản lý trật tự đô thị từ cấp phường đến quận.

Vỉa hè khắp nơi ở Hà Nội bị "nuốt trọn" đẩy người đi bộ xuống lòng đường, chính quyền phớt lờ? - Ảnh 6.

Sự thiếu quyết liệt này là nguyên nhân chính dẫn đến việc tái vi phạm diễn ra tràn lan. Mặt khác, việc xử phạt hành chính cho tồn tại khiến không ít hộ kinh doanh “nhờn luật”. Trong ảnh: Các sạp bán hoa, đồ ăn được bày bán tràn lan trên đường Nguyễn Trãi (Thanh Xuân, Hà Nội).

Vỉa hè khắp nơi ở Hà Nội bị "nuốt trọn" đẩy người đi bộ xuống lòng đường, chính quyền phớt lờ? - Ảnh 7.

Trong các đề xuất, kiến nghị của Ban Đô thị và các Đoàn kiểm tra liên ngành của TP.Hà Nội đều yêu cầu các lực lượng chức năng ở cơ sở phải thực hiện nghiêm. Nếu ở đâu để xảy ra vi phạm nhiều, thì người đứng đầu địa bàn phải chịu trách nhiệm. Trong ảnh: Vi phạm xảy ra tại khu vực đầu đường Nguyễn Trãi (đoạn chợ Ngã Tư Sở, phường Thượng Đình, quận Thanh Xuân).

Vỉa hè khắp nơi ở Hà Nội bị "nuốt trọn" đẩy người đi bộ xuống lòng đường, chính quyền phớt lờ? - Ảnh 8.

Nhiều vỉa hè bị chiếm dụng để phương tiện giao thông sau một thời gian dài đã xuống cấp. Chị Nguyễn Thanh Thúy (Cầu Giấy, Hà Nội) chia sẻ bản thân chị "rất bức xúc trước tình trạng lấn chiếm vỉa hè lòng đường trên tuyến phố Nguyễn Ngọc Vũ cũng như nhiều tuyến đường, phố trên địa bàn Hà Nội". "Tôi là người dân thường xuyên đi bộ, song nhiều khi đang đi trên vỉa hè lại gặp hàng dài xe máy chắn không có lối để đi, toàn phải đi xuống lòng đường, vừa đi vừa phải tránh xe cộ qua lại rất nguy hiểm", chị Thúy nói.

Vỉa hè khắp nơi ở Hà Nội bị "nuốt trọn" đẩy người đi bộ xuống lòng đường, chính quyền phớt lờ? - Ảnh 9.

Thời gian qua, mặc dù lực lượng chức năng đã vào cuộc xử lý các vi phạm, song tình trạng này vẫn thường xuyên diễn ra. Trong ảnh: Lực lượng công an trật tự phường Trung Hoà (Cầu Giấy, Hà Nội) ra quân xử phạt hàng loạt các xe máy, oto đỗ lấn chiếm lòng đường vỉa hè.

Vỉa hè khắp nơi ở Hà Nội bị "nuốt trọn" đẩy người đi bộ xuống lòng đường, chính quyền phớt lờ? - Ảnh 10.

Người dân mong muốn, các cơ quan chức năng của TP.Hà Nội cần quyết liệt, thực chất hơn nữa trong việc "lấy lại vỉa hè cho người đi bộ". Trong ảnh: Lực lượng công an phường Trung Hoà lập biên bản xử phạt đối với các trường hợp vi phạm.

Yêu cầu tổ chức cao điểm xử lý vi phạm

Vừa qua, Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh vừa ký Công điện số 1725/CĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương bảo đảm trật tự, an toàn giao thông trong dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Nhâm Dần và lễ hội xuân 2022.

Theo đó, để bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT) và kiểm soát tốt dịch Covid-19 trong hoạt động giao thông vận tải, phục vụ nhân dân vui đón Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Nhâm Dần và lễ hội xuân 2022, Thủ tướng Chính phủ yêu cầu Ủy ban An toàn giao thông quốc gia; các bộ, ngành, tổ chức chính trị - xã hội và UBND tỉnh, thành phố trực thuộc T.Ư từ 15/12-14/2 tổ chức cao điểm tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm quy định pháp luật về TTATGT bảo đảm tuân thủ tuyệt đối các quy định phòng dịch Covid-19 đối với lực lượng thực thi nhiệm vụ và người dân.

Tập trung kiểm tra, phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm thường xảy ra trong dịp cuối năm và Tết, như: Lái xe vi phạm quy định về nồng độ cồn, sử dụng ma túy, vi phạm quy định tốc độ; chở quá tải trọng, quá số người quy định; cương quyết trấn áp mọi hành vi chống người thi hành công vụ.

Kiểm tra việc thực hiện quy định pháp luật về bảo đảm an toàn trong hoạt động hàng không, đường sắt, tại bến khách ngang sông, bến tàu chở khách, trên các tuyến, luồng đường thủy và hoạt động vận tải ven biển...


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem