5 hiểu lầm khi trồng cây cảnh, thảo nào cây cảnh còi cọc, cằn cỗi, càng chăm càng chết

Diệp Diệp Thứ bảy, ngày 28/05/2022 06:21 AM (GMT+7)
Nhiều người yêu cây cảnh nhưng không phải ai cũng chăm sóc cây cảnh được tươi tốt. Đó là vì họ có nhiều hiểu lầm, cho rằng cứ bê 1 chậu cây về là sống tốt.
Bình luận 0

Rất nhiều người trồng cây cảnh nhưng sau 1 thời gian thì nản chí vì nhìn thì đẹp mà trồng là chết. Điều này thực sự là do chúng ta thường không chú ý nhiều đến chi tiết khi trồng cây cảnh, mắc phải 1 số hiểu lầm trong việc làm vườn.

Vì vậy mới dẫn đến việc cây cảnh trồng trong nhà không tươi tốt mà còi cọc, cằn cội, thậm chí tàn lụi nhanh chóng. Vậy bạn hãy xem mình đã hiểu lầm gì về việc trồng cây cảnh và làm vườn nhé.

1. Chỉ mua cây cảnh theo sở thích

Để cây cảnh phát triển tốt, ngoài việc bảo dưỡng, chăm sóc thì điều cốt yếu là phải có môi trường sinh trưởng mà cây cảnh thích.

5 hiểu lầm khi trồng cây cảnh, thảo nào cây cảnh còi cọc, cằn cỗi, càng chăm càng chết - Ảnh 1.

Mua cây cảnh phải chọn cây phù hợp với môi trường trong nhà mình

Vì dụ cây cảnh ưa ẩm mà đặt nơi khô ráo, cây cản ưa nắng đặt nơi tối tăm thì chẳng cây nào sống được. Nhà bạn ẩm thấp, thông khí kém mà trồng các loại hoa không ưa ẩm, rễ bị úng nước thối rễ thì khác nào đưa chúng vào chỗ chết.

Do đó, khi ra chợ cây cảnh, bạn đừng chỉ thấy cây gì đẹp, mình thích là bê về trồng. Bạn phải nghĩ đến môi trường nhà mình có hợp để nuôi chúng hay không?

Khi chúng ta mua hoa, điều kiện đầu tiên là chúng ta phải xem cây cảnh, loài hoa có phù hợp với môi trường trong nhà như ánh sáng, nhiệt độ, thông gió và các điều kiện khác.

Nếu nhà bạn có sân trước nhà, sân thượng thì về cơ bản loại cây cảnh nào cũng có thể trồng được. Nếu ban công có điều kiện ánh sáng tốt hơn thì bạn có thể cân nhắc trồng một số loại hoa ưa sáng và hay nở.

5 hiểu lầm khi trồng cây cảnh, thảo nào cây cảnh còi cọc, cằn cỗi, càng chăm càng chết - Ảnh 2.

Ban công có nắng thì hoa nở mới rực rỡ

Và nếu điều kiện ánh sáng ở nhà không tốt, cần nuôi một số loại hoa tán lá, chịu bóng. Ngoài ra, ở một số khu vực nhiệt độ mùa đông xuống quá thấp, một số cây cảnh không chịu được lạnh thì tốt nhất bạn không nên nuôi chúng hoặc không để chúng ngoài trời khi nhiệt độ quá lạnh.

Vào mùa hè, nếu điều kiện thông gió trong nhà kém, một số cây cảnh cũng sẽ kém phát triển.

2. Không cắt tỉa cây cảnh

Nhiều người trồng cây cảnh quá chú trọng vào việc tưới nước, bón phân mà dần dần bỏ qua một công việc chăm sóc rất quan trọng, đó là cắt tỉa.

Cắt tỉa cành là một kỹ năng mà chúng ta phải thành thạo trong quá trình trồng cây cảnh. Dù là trồng cây hoa hay cây lấy lá thì bạn cũng cần cắt tỉa nhất định để cây đẹp hơn, phát triển mạnh mẽ hơn và nở hoa tươi tốt hơn.

5 hiểu lầm khi trồng cây cảnh, thảo nào cây cảnh còi cọc, cằn cỗi, càng chăm càng chết - Ảnh 3.

Bạn cần phải cắt tỉa cành thừa, hoa héo.. của cây cảnh để cây dồn sức dinh dưỡng phát triển tốt hơn

Ngay từ đầu thời kỳ sinh trưởng của hoa, việc cắt tỉa là không thể tách rời. Sự phát triển của hoa sẽ gặp nhiều điều kiện nhỏ khác nhau, sẽ sinh ra nhiều cành héo, già, bệnh và chết, cũng như cành chân, cành rậm rạp, cành song song, cành ngoằn ngoèo, v.v.,

Đặc biệt đối với cây cảnh lá, yêu cầu về hình dáng của cây khá cao và phải cắt tỉa những cành vô dụng này, có thể tiến hành cắt tỉa bất cứ lúc nào.

Ngoài ra, một số cây có hoa nên cắt tỉa kịp thời sau khi ra hoa, những nụ hoa, hoa héo còn lại cần được cắt tỉa kịp thời... nếu không chúng sẽ tiếp tục tiêu thụ chất dinh dưỡng, làm hại cho sự phát triển của cây.

5 hiểu lầm khi trồng cây cảnh, thảo nào cây cảnh còi cọc, cằn cỗi, càng chăm càng chết - Ảnh 4.

Nhiều cây cảnh như hoa hồng, hoa nhài phải cắt cành mới cho hoa rực rỡ

Một số hoa nở trên các cành mới, do đó, việc cắt tỉa sau khi hoa nở là rất quan trọng để kích thích cành mới ra và hoa có nơi để nở tiếp. Cũng có một số loài hoa càng tỉa thì càng thích, nếu không tỉa thì hoa sẽ không nở, chẳng hạn như hoa nhài, hoa hồng.

3. Không thay đổi chậu hoặc đất cho cây cảnh

Nhiều người trồng cây cảnh mà không có ý thức thay đổi chậu và đất trồng. Nói cách khác, vẫn còn một số bạn vẫn bị động khi trồng cây cảnh.

Thiếu nước thì tưới, thiếu dinh dưỡng thì bón phân, thiếu đất thì thêm đất, đây là nguyên tắc khi trồng cây cảnh. Nếu bạn mua 1 chậu cây cảnh về nhà 1 năm mà không đổi chậu thì đương nhiên chậu cây không thể phát triển tiếp được.

5 hiểu lầm khi trồng cây cảnh, thảo nào cây cảnh còi cọc, cằn cỗi, càng chăm càng chết - Ảnh 5.

Cây cảnh cần được đổi chậu 1-2 năm 1 lần

Mọi người thử nghĩ xem, khi bạn trồng ngô, khoai lúa thì việc đầu tiên là phải cày xới đất thì trồng cây cảnh cũng như vậy. Nếu bạn nuôi cây cảnh vài năm mà không thay đất, không lật bầu đất, cho dù cây cảnh có sức sống mạnh mẽ thế nào thì sự phát triển của nó cũng sẽ ngày càng kém đi.

Cách đúng là thay chậu cho cây cảnh trong nhà mỗi năm một lần. Cụ thể nếu chậu cây cảnh nhỏ có thể thay đất 1 năm 1 lần, chậu vừa thì 1-2 năm/lần, chậu lớn 3 năm/lần. Đây là kiến thức cơ bản khi bạn trồng cây cảnh trong chậu.

4. Tưới cây cảnh bừa bãi

Đây là một sai lầm nhỏ và là hiểu lầm mà hầu hết các bạn mới làm quen với việc trồng cây cảnh đều mắc phải. Mọi người thường lo sợ cây cảnh bị chết khô nên thường xuyên tưới nước cho chúng. Nhưng bạn không biết rằng điều này chính là làm hại cây cảnh.

5 hiểu lầm khi trồng cây cảnh, thảo nào cây cảnh còi cọc, cằn cỗi, càng chăm càng chết - Ảnh 6.

Chăm tưới nước cho cây cảnh cũng sẽ làm hại cây

Chính tay bạn đã "tưới chết" cây nhưng bạn lại không rõ vì sao mình chăm cây chu đáo mà cây lại héo chết. Thực ra nó héo chết không phải vì thiếu nước mà vì đã bị thối rễ hoặc bạn tưới nhiều mà lại tưới chưa đủ.

Bộ rễ của cây cảnh ở phần dưới bầu đất, mỗi lần tưới nếu lượng nước không nhiều thì chỉ tưới phần trên của bầu đất, phần dưới vẫn khô thì rễ sẽ không hấp thụ được đủ nước. Việc đất trên ướt, mặt dưới khô còn gây ra hiện tượng hô hấp kém, thiếu oxy và các hiện tượng khác khiến cây chết.

Cũng có một số bạn tưới quá nhiều nước khiến cây cảnh "úng chết". Bạn phải biết rằng ngay cả cây dành dành được gọi là "cây dành dành nước", cũng chỉ có thể tưới nước ở trong điều kiện nhất định.

5 hiểu lầm khi trồng cây cảnh, thảo nào cây cảnh còi cọc, cằn cỗi, càng chăm càng chết - Ảnh 7.

Cây cảnh cần được tưới đủ nước

Ít nhất bạn cần có một môi trường thông gió tốt và tưới cây theo chu trình "khô-ướt", đảm bảo đất không bị ứ nước, gây úng rễ, thối rễ.

Nghĩa là khi đất khô mới cần tưới và tưới thật đẫm, đảm bảo nước tràn khỏi đáy chậu là đã ướt hoàn toàn. Còn kiểm tra độ khô thì đất bề mặt khô 2-3cm thì có thể tưới.

5. Bón phân cho cây cảnh lung tung

Để cây cảnh phát triển tốt thì việc bón phân là không thể thiếu. Tuy nhiên, nhiều bạn trồng cây cảnh lại những hiểu lầm về điểm này.

Cũng như không biết cách thay đất cho cây cảnh, nhiều bạn không có kiến thức về việc bón phân cho cây cảnh. Nghe lời mách nước gạo tốt, nhiều bạn lấy nước vo gạo tưới cho cây.

5 hiểu lầm khi trồng cây cảnh, thảo nào cây cảnh còi cọc, cằn cỗi, càng chăm càng chết - Ảnh 8.

Cây cảnh lá và cây cảnh ra hoa có nhu cầu phân bón khác nhau

Nhưng họ lại không biết rằng nước gạo phải phân hủy mới tốt cho cây. Còn nước vo gạo mới vo thì lại có hại cho cây. Quá trình phân hủy của nước gạo "sống" sẽ sinh nhiệt, làm nóng rễ, cháy rễ.

Một số bạn có thói quen bón phân cho cây cảnh nhưng lại chỉ dùng 1 loại phân để bón cho cây cảnh. Bạn phải biết rằng chất dinh dưỡng trong mỗi loại phân bón là khác nhau và chất dinh dưỡng cần thiết cho các giai đoạn phát triển khác nhau của cây cảnh cũng khác nhau.

Trong thời kỳ cây cảnh sinh trưởng tốt nhất nên dùng phân đạm là chính, bón bổ sung lân và phân kali. Trong thời kỳ cây cảnh ra hoa nên dùng phân lân và kali làm phân bón chính, bón bổ sung các nguyên tố vi lượng khác nhau.

Tóm lại, trên đây là 5 hiểu lầm thường gặp của những người trồng cây cảnh trong nhà. Nếu bạn chưa hiểu đúng thì khó mà trồng cây cảnh được tươi tốt, hoa lá bừng bừng được.

(Theo SH)


Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem