Bắc Ninh: Điểm mặt 97 cơ sở giấy xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp ở "làng giấy Phong Khê"

Khương Lực Thứ sáu, ngày 27/08/2021 07:00 AM (GMT+7)
Qua rà soát, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh phát hiện tới 97 cơ sở sản xuất giấy nằm trên đất nông nghiệp, đất thủy lợi và đất cây xanh ở phường Phong Khê. Việc cho phép 97 cơ sở này được phép hoạt động hay buộc phải đóng cửa đang phụ thuộc vào ý kiến báo cáo của các Sở, ngành trình Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh.
Bình luận 0

Tại phường Phong Khê, thành phố Bắc Ninh, có 297 cơ sở sản xuất, kinh doanh giấy đang hoạt động. Trong đó, có 70 cơ sở hoạt động tại cụm công nghiệp (CCN) Phong Khê I, 48 cơ sở hoạt động tại CCN Phong Khê II, 179 cơ sở nằm trong khu dân cư, trên đất nông nghiệp, đất thủy lợi và đất cây xanh…

Bắc Ninh: Điểm mặt 97 cơ sở giấy xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp ở Phong Khê  - Ảnh 1.

Dây chuyền sản xuất giấy trên đất nông nghiệp của Công ty TNHH giấy Kraft Phương Yến nằm giáp cụm công nghiệp Phong Khê I. Ảnh: Khương Lực.

Riêng cơ sở sản xuất giấy trên đất nông nghiệp, đất thủy lợi, đất cây xanh có 97 doanh nghiệp, trong đó xây dựng trên đất nông nghiệp có 63 cơ sở; xây dựng trên đất thủy lợi có 21 cơ sở; Xây dựng trên đất sản xuất, kinh doanh và đất thủy lợi có 7 cơ sở; Xây dựng trên đất hành lang cây xanh có 6 cơ sở.

UBND TP Bắc Ninh xác định thời gian vi phạm của 97 cơ sở sản xuất này chủ yếu từ năm 2002 đến 2006, một số trường hợp vi phạm năm 2011, 2012.

63 cơ sở sản xuất giấy trên đất nông nghiệp

Giáp CCN Phong Khê I, có 5 công ty: Công ty TNHH giấy Kraft Phương Yến, Công ty TNHH sản xuất giấy Hưng Thịnh Bắc Ninh, Công ty TNHH giấy Hà Thành, Công ty TNHH giấy Quốc Toàn, Công ty Tiến Phúc Bắc Ninh và 3 hộ kinh doanh: Nguyễn Văn Hoan, Nguyễn Văn Khay, Nguyễn Văn Kiên.

Tại xứ đồng Gốc Quân, khu Đào Xá có 1 công ty: Công ty TNHH sản xuất kinh doanh giấy Nhật Minh và 6 hộ kinh doanh: Nguyễn Văn Nhạ (Mỹ), Nguyễn Đức Trình (Bích), Nguyễn Trọng Đông (Tâm), Nguyễn Văn Lục (Ngọt), Nguyễn Văn Trụ, Nguyễn Văn Tâm.

Tại xứ đồng Ngòi, khu Dương Ổ có 13 công ty, xí nghiệp và 35 hộ kinh doanh. Cụ thể, Công ty TNHH Hà Xuyên, Doanh nghiệp tư nhân Phát Lộc, Công ty CP sản xuất thương mại giấy Paper Việt Nam (3 cơ sở); Công ty TNHH giấy Trường Phú, Công ty TNHH Tiến Tú, Công ty TNHH Mỹ Hương (hai cơ sở), Công ty TNHH sản xuất thương mại giấy Bảo Sơn, Công ty giấy Hải Tiến, Xí nghiệp giấy Long Vĩ, Xí nghiệp giấy Hoàng Long.

35 hộ kinh doanh là: Nguyễn Văn Toản (Hậu), Ngô Văn Thắng (Hậu), Trần Văn Khách (Mơ), Đào Văn Sơn (Oanh), Phạm Văn Hòa (Ngà), Đào Văn Vân (Minh), Nguyễn Văn Thứ (Hữu), Phạm Văn Vinh (Ngoan), Phạm Văn Quyên (Toàn), Nguyễn Văn Huy (Nga), Ngô Văn Nhất (Thái), Đào Văn Hạnh (Thành), Nguyễn Văn Oanh (Cơ), Ngô Văn Khương (Phiên).

Hộ Ngô Văn Thạch (Huyền), Ngô Văn Bắc (Tình), Nguyễn Văn Đoàn (Tám), Phạm Văn Tuấn (Yến), Ngô Văn Quyến (Luyến), Ngô Văn Dương (Ly), Ngô Văn Lâm (Nga), Nguyễn Văn Trường (Huyên), Nguyễn Văn Thạch (Huyền), Ngô Văn Ngọc (Liễu), Ngô Văn Bảo (Tương), Ngô Văn Tường (Phương), Nguyễn Văn Huệ (Nga), Đào Quang Khánh (Hiếu), Nguyễn Văn Huệ (Ngân), Ngô Văn Phương (Huê), Nguyễn Văn Hòa (Sinh), Nguyễn Văn Thọ (Chung), Đào Văn Bách (Bằng), Nguyễn Văn Huệ (Ngân), Ngô Văn Long (Trang).

21 cơ sở sản xuất giấy trên đất thủy lợi

Tại hồ xử lý nước thải, khu Đào Xá có hai hộ kinh doanh là: Nguyễn Trọng Đông (Tâm) và Nguyễn Văn Thăng (Lệ). Tại xứ đồng Ngòi, khu Dương Ổ có 2 hộ kinh doanh là: Ngô Văn Nhất, Trương Văn Lệ.

Tại CCN Phong Khê II, có 6 công ty và 11 hộ kinh doanh. Cụ thể, Công ty TNHH SXTM giấy Nam Hải, Công ty Giấy Ngọc Vân, Công ty TNHH sản xuất và thương mại giấy Tiến Mạnh, Công ty TNHH Giấy Nhất Hảo, Công ty Giấy Vĩnh Cường, Công ty TNHH xuất nhập khẩu và thương mại Việt Hà.

11 hộ kinh doanh là: Nguyễn Văn Ngọc, Nguyễn Trọng Lâm, Nguyễn Đức Quang, Nguyễn Thị Hằng ( Minh), Nguyễn Tiến Lợi, Nguyễn Văn Tiệp, Nguyễn Văn Cường, Nguyễn Thị Thơ, Nguyễn Thị Hằng (Pha), Nguyễn Thị Hiên (Thủy), Nguyễn Văn Quý.

7 cơ sở xây dựng trên đất sản xuất, kinh doanh và đất thủy lợi

Tại CCN Phong Khê I có 5 công ty, xí nghiệp: Công ty TNHH Tuấn Phương, Công ty TNHH giấy Thắng lợi BN, Công ty TNHH giấy Song Kiệt, HTX cổ phần Thiện Thắng, Xí nghiệp giấy Thịnh Cường.

Tại CCN Phong Khê II có 2 công ty: Công ty TNHH sản xuất giấy, thương mại Minh Phát, Công ty sản xuất và thương mại giấy Đức Tiến.

6 cơ sở sản xuất giấy trên đất cây xanh

Tại CCN Phong Khê II, có 4 công ty: Công ty TNHH Giấy Thảo My, Công ty TNHH sản xuất và kinh doanh giấy Mạnh Phát, Công ty TNHH sản xuất và thương mại giấy Gia Huy, Công ty TNHH sản xuất và thương mại giấy Nhật Quang và 2 hộ kinh doanh: Quách Văn Hách (Nên), Ngô Văn Tuấn (Lan).

Đóng cửa hay cho phép hoạt động?

Liên quan đến việc xử lý các cơ sở sản xuất giấy vi phạm về đất đai, trong thông báo kết luận số 43/TB-UBND của UBND tỉnh Bắc Ninh, Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Bắc Ninh Vương Quốc Tuấn yêu cầu UBND thành phố Bắc Ninh phối hợp với Điện lực thành phố Bắc Ninh và các cơ quan liên quan tiến hành rà soát tất cả các cơ sở sản xuất giấy tại phường Phong Khê xây dựng trái phép trên đất nông nghiệp.

UBND thành phố Bắc Ninh báo cáo danh sách với Chủ tịch UBND tỉnh, đồng thời ngừng cung cấp điện đối với các tổ chức này, thời gian xong trước 30/8/2021. Yêu cầu Điện lực thành phố Bắc Ninh thực hiện nghiêm nội dung này.

Trao đổi với Dân việt, ông Nguyễn Hà, Bí thư Đảng ủy phương Phong Khê, thành phố Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh cho biết, đến nay có khoảng 20 cơ sở sản xuất giấy xây dựng nhà máy trái phép trên đất nông nghiệp, đất thủy lợi, đất cây xanh bị ngừng cung cấp điện.

Trong thông báo kết luận số 81/TB-UBND của Chủ tịch UBND tỉnh tại phiên họp giao ban lãnh đạo UBND tỉnh ngày 29/7, bà Nguyễn Hương Giang, Chủ tịch UBND tỉnh Bắc Ninh giao các sở, ngành và địa phương liên quan tham mưu, đề xuất quan điểm, chủ trương xử lý, báo cáo chủ tịch UBND tỉnh, trước ngày 5/8/2021.

Ngày 6/8, lãnh đạo Sở Tài nguyên và Môi trường cho hay, Sở đã chủ trì họp với các sở, ngành và địa phương liên quan cho ý kiến đề xuất quan điểm, chủ trương xử lý đối với các cơ sở sản xuất xen kẹt trong khu dân cư và các cơ sở xây dựng trái phép, lấn, chiếm đất, sử dụng đất sai mục đích. Tuy nhiên, tại cuộc họp, các đơn vị chưa thống nhất và chốt được phương án xử lý cuối cùng.

Hiện đang có 3 phương án để ngỏ để xử lý các trường hợp vi phạm về đất đai ở phường Phong Khê, đó là: Đóng cửa toàn bộ các cơ sở; Đóng cửa các cơ sở lấn chiếm đất nông nghiệp và đất thủy lợi và cho phép các cơ sở trong khu dân cư hoạt động theo lộ trình đến 30/12/2024; Cho phép các cơ sở thuộc nhóm này được tồn tại hoạt động theo lộ trình đến 30/12/2024.

Liên quan đến vấn đề này, tại cuộc họp diễn ra vào ngày 17/8, ông Đào Quang Khải giao UBND thành phố Bắc Ninh và UBND huyện Tiên Du chủ trì, phối hợp với các Sở, ngành liên quan xem xét tổng thể, toàn diện để tham mưu, đề xuất hướng xử lý với Chủ tịch UBND tỉnh, xong trong tháng 8/2021.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem