Bảng lương bác sĩ sau ngày 1/7/2024 tăng đột biến?
Bảng lương của y, bác sĩ sau ngày 1/7/2024 tăng đột biến?
Thùy Anh
Thứ hai, ngày 29/07/2024 09:10 AM (GMT+7)
Tăng lương cơ sở áp dụng cho tất cả các lao động bao gồm cán bộ, công chức, viên chức và lao động làm việc hưởng lương từ ngân sách nhà nước, trong đó có lực lượng lao động ngành y tế.
Bảng lương bác sĩ sau ngày 1/7/2024: Người làm việc trong các cơ sở y tế công lập đạt hơn 18 triệu đồng/tháng
Từ ngày 1/7, lương cơ sở tăng từ mức 1,8 triệu đồng/tháng lên mức 2,34 triệu đồng/tháng. Hiện nay, bảng lương viên chức y tế quy định tại Nghị định 204/2004/NĐ-CP và được tính theo công thức: Lương của y sĩ, bác sĩ = Hệ số x Mức lương cơ sở.
Theo Thông tư liên tịch 10 của Bộ Nội vụ và Bộ Y tế quy định các chức danh nghề nghiệp bác sĩ, y tá gồm:
Bác sĩ cao cấp (hạng I), chức danh nghề nghiệp bác sĩ y học dự phòng cao cấp (hạng I) được áp dụng hệ số lương viên chức loại A3 (nhóm A3.1), từ hệ số lương từ 6,20 đến hệ số lương 8,00.
Bác sĩ chính (hạng II), chức danh nghề nghiệp bác sĩ y học dự phòng chính (hạng II) được áp dụng hệ số lương viên chức loại A2 (nhóm A2.1), từ hệ số lương từ 4,40 đến hệ số lương 6,78.
Bác sĩ (hạng III), chức danh nghề nghiệp bác sĩ y học dự phòng (hạng III) được áp dụng hệ số lương viên chức loại A1, từ hệ số lương 2,34 đến hệ số lương 4,98.
Bảng lương bác sĩ sau ngày 1/7/2024 đối với chức danh bác sĩ (hạng III), bác sĩ y học dự phòng (hạng III) dự kiến.
Theo quy định, y sĩ là ngành nghề thuộc lĩnh vực y khoa thường làm việc tại các phòng khám hay cơ sở y tế. Y sĩ chính là những người trực tiếp hỗ trợ các bác sĩ trong công việc thăm khám bệnh nhân, giúp giữ trật tự, an toàn tại các phòng khám, cơ sở y tế.
Thường y sĩ là người có trình độ chuyên môn bằng trung cấp, đào tạo trong 2 năm. Có thể có chứng chỉ hành nghề hoặc không và không được mở phòng khám tư.
Y sĩ được áp dụng hệ số lương viên chức loại B, từ hệ số lương 1,86 đến hệ số lương 4,06. Cụ thể như sau:
Với các bác sĩ, y tá, y sĩ làm việc tại các cơ sở khám chữa bệnh ngoài công lập thì mức lương sẽ căn cứ vào thỏa thuận của các bên, mức lương không được thấp hơn mức lương tối thiểu vùng quy định.
Mức lương tối thiểu vùng mới nhất được quy định tại Điều 3 Nghị định 74/2024/NĐ-CP từ 1/7/2024 như sau: Vùng 1 là 4.960.000 đồng/tháng; 23.800 đồng/giờ; Vùng 2 là 4.410.000 đồng/tháng; 21.200 đồng/giờ; Vùng 3 là 3.860.000 đồng/tháng; 18.600 đồng/giờ; Vùng 4 là 3.450.000 đồng/tháng; 16.600 đồng/giờ.
Theo khảo sát của PV Báo Dân Việt, mức thu nhập của lao động làm ngành y tế ở cơ sở công lập ngoài tiền lương như bảng lương ở trên, còn có các khoản phụ cấp, trợ cấp. Thu nhập ở một số vị trí có thể tăng từ 5-10 triệu đồng/tháng so với bảng lương theo hệ số cơ bản.
Đối với lực lượng làm ở đơn vị y tế tư nhân, mức thu nhập có thể còn cao hơn nhiều. Nhiều vị trí là bác sĩ chuyên khoa II, bác sĩ ngoại khoa mức thu nhập có thể lên tới hàng nghìn USD.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.