Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Sáng 18/6, thảo luận tại hội trường Quốc hội về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính, nhiều đại biểu Quốc hội (ĐBQH) đã có ý kiến và tranh luận sôi nổi về đề nghị bổ sung biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính "ngừng cung cấp các dịch vụ điện, nước tại địa điểm vi phạm đối với cá nhân, tổ chức sản xuất, kinh doanh, dịch vụ vi phạm". Trong đó, hầu hết các ĐBQH đều không đồng ý với việc này.
Đại biểu Trần Tất Thế (đoàn Hà Nam) nhấn mạnh, việc bổ sung biện pháp cưỡng chế cắt điện, nước hay biện pháp ngăn chặn để đảm bảo việc xử lý vi phạm hành chính "đều chưa thuyết phục, tính khả thi không cao, trái với nguyên tắc tự thỏa thuận, tự chịu trách nhiệm trong Bộ Luật Dân sự".
Lý giải cho việc này, ông Thế cho rằng, dịch vụ công cung cấp điện, nước là dự thảo được sự thỏa thuận giữa các bên cung cấp dịch vụ và sử dụng dịch vụ thông qua hợp đồng. "Việc dừng hoặc chấm dứt điện, nước phải theo hợp đồng được ký kết giữa các bên tham gia. Chúng ta không nên hành chính hóa quan hệ dân sự này" – ông Thế nhấn mạnh.
Mặt khác, ĐBQH đoàn Hà Nam cho rằng, điện, nước không phải là tang vật, phương tiện được sử dụng cho hành vi vi phạm hành chính nên không thể là công vụ, phương tiện cưỡng chế...
"Điện nước là dịch vụ thiết yếu phục vụ cho hoạt động xây dựng, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ nếu thiếu các dịch vụ này các hoạt động trên phải dừng. Như vậy, đây là biện pháp buộc các tổ chức, cá nhân vi phạm phải chấp hành quyết định xử phạt, tôi cho rằng lập luận như vậy là không mang tính thuyết phục, thiếu nước có thể mua, thiếu điện có thể dùng máy phát".
Ngoài ra, ông Thế cũng cho rằng, việc ngừng cung cấp điện, nước còn ảnh hưởng đến sinh hoạt, sản xuất của các chủ thể khác, trong khi đó các tổ chức cá nhân không phải là người vi phạm hành chính nhưng phải chịu chung với tổ chức cá nhân vi phạm.
Một vấn đề mà đại biểu đoàn Hà Nam băn khoăn là việc nhiều ý kiến cho rằng ngừng cung cấp điện nước là biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính như báo cáo của Uỷ ban Pháp luật là không đúng với nội hàm của biện pháp ngăn chặn.
"Nội hàm của biện pháp ngăn chặn là nhằm ngăn chặn những vi phạm có thể xảy ra, áp dụng cả vi phạm hành chính và vi phạm hình sự. Biện pháp ngừng cung cấp điện nước không phải là công cụ, phương tiện vi phạm hành chính. Tôi đề nghị bỏ việc bổ sung biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định xử phạt vi phạm hành chính "ngừng cung cấp điện, nước tại địa điểm vi phạm đối với cá nhân, tổ chức, sản xuất, kinh doanh, dịch vụ vi phạm" – ông Thế nhấn mạnh.
Tranh luận về ý kiến này, đại biểu Nguyễn Sỹ Cương (đoàn Ninh Thuận) nhấn mạnh: Đây là việc thể hiện sự bất lực của chính quyền và lực lượng chức năng khi xử phạt hành chính mà "người ta không chấp hành".
"Tôi nghĩ rằng, cái này cần phải hết sức cân nhắc. Đây là biện pháp không mang tính nhân văn. Chúng ta làm luật nhưng phải phù hợp với điều kiện thực tiễn để nhìn nhận. Nóng 39, 40 độ mà cắt điện, nước của người ta, trong đó có những người không liên quan đến hành vi vi phạm hành chính thì không nên làm việc này" – đại biểu Nguyễn Sỹ Cương nói.
Đặt vấn đề, không biết có đại biểu nào ở Quốc hội được tham gia lấy ý kiến về hợp đồng điện, nước, đại biểu Nguyễn Sỹ Cương nói: Cơ quan cung cấp điện nước họ đưa ra văn bản hợp đồng điện, nước sẵn để người dùng ký thì mới có điện, có nước chứ không ai được ý kiến với hợp đồng này.
"Tôi nghĩ rằng, nếu chấp nhận phương án này phải đưa ra quy định từ nay hợp đồng điện, nước phải đưa ra Quốc hội phê chuẩn" – đại biểu Nguyễn Sỹ Cương nói.
Cũng tranh luận về vấn đề trên, đại biểu Nguyễn Hữu Cầu (đoàn Nghệ An) cho hay, hiện nay có đến 23 biện pháp để nhà nước áp dụng cưỡng chế, thi hành quyết định xử phạt.
"Bây giờ lại bổ sung thêm biện pháp ngừng cung cấp dịch vụ điện, nước tôi nhận thấy cơ quan công quyền của chúng ta rất yếu kém, rất bất lực, pháp luật không nghiêm. Chúng ta có cả một bộ máy rất rộng lớn, đào tạo rất bài bản, chúng ta có đến 23 biện pháp nhưng lại phải bổ sung thêm biện pháp này là không ổn" – Thiếu tướng Nguyễn Hữu Cầu nói.
Đáng chú ý, đại biểu là Giám đốc Công an tỉnh Nghệ An nhìn nhận: Nếu chúng ta đưa biện pháp này vào trong luật thì dễ bị lạm dụng nhất. Cắt điện, nước rất dễ làm, người có thẩm quyền chỉ ra lệnh cho cơ quan quản lý điện nước thì người ta sẽ làm ngay... xong để lại hậu quả lớn.
"Việc này mang lại hệ quả quá lớn. Ví dụ, một trang trại lợn nuôi 3.000-4000 con vi phạm môi trường mà chúng ta cắt điện nước thì việc ảnh hưởng sẽ như thế nào, hay một nhà máy bia cũng vi phạm môi trường nếu ta cắt điện, nước thì sẽ xảy ra hậu quả ra sao…" – ông Cầu đặt vấn đề.
Đại biểu Nguyễn Mai Bộ (đoàn An Giang) bày tỏ "không ủng hộ việc cắt điện nước". Theo ông, không có điều khoản nào quy định vi phạm hành chính mà cắt điện nước.
"Nhiều đơn vị tự sản xuất điện nước thì có cắt được họ không? Chưa nói đến việc nếu quyết định cắt điện nếu bị khởi kiện ra tòa là sai hoàn toàn, vì đây là biện pháp trái luật. Đề nghị bỏ biện pháp này" – Thiếu tướng Nguyễn Mai Bộ nhấn mạnh.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.