Ngày nay có rất nhiều hoa và cây cảnh để mọi người lựa chọn trồng trong nhà, ngoài sân. Tuy nhiên, ngày xưa, các gia đình nông thôn chỉ có vài cây cảnh quen thuộc để trang trí ở cổng hay trước sân nhà.
Người dân xưa không chỉ lựa chọn các cây cảnh nở hoa đẹp mà còn là những cây thuốc nam có giá trị để khi cần có thể hái làm thuốc chữa bệnh.
Những cây cảnh, loài hoa này cũng gắn bó với nhiều trò nghịch ngợm của trẻ em, trở thành những kỷ niệm khó phai mờ trong ký ức thế hệ 7X, 8X "đời đầu".
Nhiều cây cảnh giờ đây hầu như đã vắng bóng, rất hiếm khi nhìn thấy và đương nhiên giới trẻ sẽ không biết.
Dù thời gian có thay đổi, hoa cỏ có thay đổi thế nào thì những ký ức về những loài hoa, cây cảnh xinh đẹp thuở còn thơ ấu vẫn luôn mang đến cho chúng ta nhiều kỷ niệm đẹp.
1. Cây cảnh: Mào gà
Mào gà là một loại hoa thân thảo thường thấy ở nông thôn xưa. Nó là một loại cây thân thảo mọc thẳng hàng năm, cao khoảng 70 đến 80 cm.
Cây cảnh này có hoa hình dáng giống như chiếc mào của gà trống nên được gọi là hoa mào gà. Hoa mào gà có nhiều màu nhưng mọi người vẫn yêu thích màu đỏ hơn cả.
Trong phong thủy, cây cảnh này là biểu tượng cho tiền tài và may mắn. Trưng bày hoa mào gà giúp gia chủ thuận lợi trong làm ăn, công việc, đón được nhiều tài lộc, thịnh vượng.
Loài hoa này còn gắn bó với sự tích "hoa mào gà" rất quen thuộc với trẻ em. Chú gà trống có chiếc mào gà xinh đẹp đi khoe khắp nơi. Khi đi vào vườn cây, chú bắt gặp 1 cái cây đang khóc buồn tủi vì không có hoa. Vậy là chú gà trống đã lấy chiếc mào tặng cho cây.
Hoa mào gà có nhiều bộ phận có thể được dùng để làm thuốc, trong đó hạt là thành phần phổ biến nhất bởi vì có chứa các chất như protein, isoflavone, rất nhiều vitamin K cùng những loại chất béo có lợi khác, có tác dụng bảo vệ gan thận vô cùng hiệu quả.
Trong Đông y, hoa mào gà có vị ngọt, tính mát giúp cầm máu và điều hòa kinh nguyệt ở nữ giới; Có tính kháng viêm, kháng khuẩn hiệu quả nên được sử dụng để điều trị mề đay, mẩn ngứa trên da; Giúp ổn định huyết áp, giảm thiểu sự gia tăng đường huyết...
Về cách trồng và chăm sóc, cơ bản cây cảnh này chỉ được "quẳng" ở sân vườn mà không cần chăm sóc gì. Khi đất quá khô, bạn có thể tưới thêm nước cho chúng. Cây cảnh không sợ nắng, vô cùng mạnh mẽ và cứng cáp.
2. Cây cảnh: Bông phấn
Bông phấn cũng là cây cảnh thường được trồng ở các gia đình nông thôn xưa. Cây cảnh này còn có nhiều tên gọi dân gian khác như hoa phấn, sâm ớt, ngân chia hoa đầu, phấn đậu hoa và thủy phấn tử hoa...
Bông phấn là loại cây thân thảo hàng năm, tổng thể cây tương đối cao, có khi đạt tới khoảng một mét. Hoa như chiếc loa kèn nhỏ có màu hồng, đỏ, tím.
Thậm chí, có người còn gọi nó là "hoa tắm" vì thời gian ở hoa của cây cảnh này tương đối đặc biệt, thường chỉ nở vào tuổi tối lúc sắp tắm. Cụ thể, cây cảnh bông phấn là loài cây thường nở vào lúc 5-7 giờ tối, đây là thời điểm bố mẹ tắm cho con mùa hè.
Tên khoa học của nó là Mirabilis, là một loại cây đã từng rất phổ biến ở các vùng nông thôn, nhiều người nông dân sẽ trồng ở sân hoặc xung quanh nhà. Bông hoa của cây cảnh này giống như một chiếc kèn nhỏ, nhìn rất sặc sỡ. Khi cây cảnh ra hoa nhìn rất tươi tốt tràn đầy sức sống.
Ở các vùng nông thôn xưa, cây cảnh bông phấn này được nhiều gia đình ưa thích trồng trước nhà, hàng rào, lối vào nhà vì màu sắc hoa rực rỡ, vui mắt. Nhìn chúng là thấy yêu đời, phấn chấn.
Bông phấn không chỉ có giá trị làm cảnh cao mà còn được dùng làm thuốc chữa bệnh. Ví dụ, sau khi quả của nó được nghiền thành bột và đắp mặt để làm trắng da.
Đồng thời, một điều rất quan trọng nữa là loại hoa này nở khi trời tối, mùi thơm rất nồng. Một số loài muỗi sẽ ngửi thấy mùi thơm của loài hoa này và bỏ chạy. Vì vậy trồng cây cảnh này quanh nhà có tác dụng đuổi muỗi rất tốt.
Đây cũng là lý do trước đây nhiều nông dân thích trồng bông phấn trong sân nhà, vừa đẹp mắt lại còn có thể chống muỗi.
Ngoài ra, cây cảnh này là một trong vị thuốc của nhiều bài thuốc Đông y dùng để thanh nhiệt, lợi tiểu, khử thấp, hoạt huyết, giải độc, tiêu viêm...
Lúc đó, để trồng hoa, các bạn sẽ thu thập hạt giống của nó trước. Hạt giống của nó rất dễ thương, giống như những quả mìn nhỏ màu đen. Về cơ bản, việc trồng trọt bắt đầu từ tháng 3 đến tháng 4 hàng năm.
3. Cây cảnh: Bóng nước
Loài hoa bóng nước ngày xưa nhà tôi cũng hay trồng. Chỉ lấy hạt, rắc nhẹ xuống đất là vài ngày sau có cây non mọc lên, dần dần trưởng thành và nở những bông hoa nhỏ, mong manh, rực rỡ.
Cây cảnh bóng nước (Impatiens) còn có tên gọi là cây nhuộm móng, là trò chơi của nhiều người thuở thơ ấu. Ngoài ra nó còn có tên gọi là nắc nẻ, phượng tiên hoa, cấp tính tử…
Cây cảnh này là loại cây thân thảo sống hàng năm, cây tương đối cao, hoa mọc đơn độc hoặc mọc thành chùm 2-3 ở nách lá, trông như toàn cây đang nở hoa.
Cây cảnh này là sự yêu thích của các cô gái nhỏ. Khi hoa nở, các bé sẽ hái hoa, vò nát và sơn lên móng tay giống như ta đánh móng tay bây giờ. Móng tay nhuộm bằng hoa bóng nước rất lâu phai.
Đáng nói, cây cảnh này là một vị thuốc quý, có tác dụng khử phong thấp, hoạt huyết, chỉ thống, thường dùng hỗ trợ phong thấp, bị thương sưng đau, rắn rết cắn...
Lá của cây cảnh này còn được nhiều nông dân dùng để đun nước gội đầu để tóc mọc tốt. Hơn nữa, loài cây này cũng ăn được như một loại rau dại, có thể luộc, nấu canh hay ngâm chua...
Tuy nhiên, còn có một công dụng khác của cây cảnh bóng nước mà ít người biết đến, đó là loại cây này còn có thể phòng được rắn, rết.
Trong quá trình sinh trưởng, cây cảnh này cũng sẽ tiết ra một chất có mùi lưu huỳnh khiến rắn rết sợ khi ngửi thấy sẽ không dám đến gần.
Muốn trồng cây cảnh này rất dễ, chỉ cần gieo hạt là cây sống và nảy mầm, không cần chăm sóc gì thêm.
4. Cây cảnh: Dong riềng
Dong riềng không hẳn là cây cảnh nhưng màu hoa rực rỡ của chúng khiến nhiều người thích trồng vài hàng trước sân nhà để ngắm hoa, ngắm bướm.
Khi hoa tàn, lá héo còn có thể đào củ dong riềng để ăn, "nhất cử tam- tứ tiện".
Trước đây, trẻ em nông thôn không có đồ ăn vặt, thiếu ngọt nên món ăn ưa thích của chúng chính là hoa dong riềng.
Những người thuộc lứa đầu 8X trở về trước có thể biết đến việc rút hoa dong riềng và mút mật ngọt từ hoa, tương tự như mút mật hoa dâm bụt.
Cây dong riềng là loại cây có sức sống mãnh liệt, cơ bản không chọn môi trường sinh trưởng. Bạn có thể trồng cây cảnh này ở bất cứ đâu ven đường, góc sân, hàng rào...
Hoa của nó nở rất lộng lẫy, màu đỏ tươi rất phù hợp với không khí lễ hội, đem lại sự vui tươi, thịnh vượng cho gia đình. Lá của chúng cũng căng mọng, xanh mướt, có giá trị làm cảnh rất cao.
Tuy nhiên, ở nông thôn xưa, trồng dong riềng trong nhà không chỉ để ngắm hoa mà còn dự trữ lương thực. Củ dong riềng mập mạp, có thể luộc ăn hoặc dùng để chế biến miến dong.
Loại củ này rất giàu tinh bột, có thể ăn làm thức ăn, cũng có thể dùng để nấu rượu, hoặc là một trong những nguyên liệu để làm bột ngọt. Thời điểm đó, nhiều vùng còn trồng làm cây kinh tế, do năng suất cao, nhiều người mua.
Ngày nay, ở nông thôn ít còn trồng dong riềng để làm cây cảnh trong nhà, tuy nhiên vẫn có nhiều vùng quy hoạch trồng dong riềng để lấy củ làm miến trên diện tích lớn.
5. Cây cảnh: Dâm bụt
Đây là cây cảnh gợi nhớ tuổi thơ của không ít người. Ngày xưa, khi hàng xóm láng giềng nếu không cách nhau bằng "rặng mùng tơi xanh rờn" thì rất có thể là 1 rặng dâm bụt tốt tươi, nở hoa rực rỡ.
Khi dâm bụt còn chúm chím nụ, nhiều đứa trẻ đều thích rút hoa để mút mật ngọt dưới đáy hoa. Chút xíu ngọt ở đầu lưỡi trong tuổi thơ vô tư như vẫn còn đọng lại trên đầu lưỡi và trong ký ức của nhiều người.
Dâm bụt là cây cảnh cực kỳ dễ trồng, dễ sống nên nhiều gia đình chỉ cần cắt cành, giâm xuống đất là ít lâu sau có cả bụi dâm bụt lớn.
Màu hoa sặc sỡ, xốn xang của nó cũng in đậm trong nỗi nhớ quê hương của những người xa quê. Nhưng trong phong thủy, với hình dáng của hoa dâm bụt, người ta ví nó như lọng che của Phật.
Vì thế, trong phong thủy, hoa dâm bụt thể hiện phúc lành và bình an cho gia đình. Đặc biệt, sắc đỏ của hoa cũng cho thấy sức sống dồi dào và sự may mắn.
Trong đông y, tất cả các bộ phận của cây dâm bụt đều có thể trở thành một vị thuốc với nhiều tác dụng tốt. Lá dâm bụt có thể giảm nhanh các cơn cảm lạnh và ức chế của phụ nữ trong kì kinh nguyệt, giúp giải độc, làm sạch da..
Vỏ rễ cây dâm bụt có thể làm thuốc điều kinh, tẩy máu và rửa mụn nhọt, còn hoa dâm bụt dùng làm trà thanh nhiệt, chữa một số bệnh như tiểu đường, hạ sốt, ngăn ngừa rụng tóc…
Trên đây là những cây cảnh mà giới trẻ có thể không biết nhưng cha chú hệ 7X, 8X đời đầu chắc chắn rất quen thuộc.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.