Giá cà phê tăng chóng mặt, chỉ đích danh loạt doanh nghiệp hưởng lợi
Giá cà phê liên tục lập đỉnh, các doanh nghiệp niêm yết làm ăn thế nào?
O.L
Thứ sáu, ngày 02/02/2024 08:44 AM (GMT+7)
Giá cà phê xuất khẩu liên tục lập đỉnh và nhiều dự báo cho rằng, doanh nghiệp xuất khẩu cà phê sẽ hưởng lợi lớn. Song nhìn chung, tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp cà phê niêm yết vẫn chưa đồng đều, lợi nhuận vẫn phân hoá khá mạnh.
Dự báo giá cà phê tiếp tục tăng mạnh trong năm 2024
Năm 2023, Việt Nam đã đạt được mục tiêu xuất khẩu cà phê với sản lượng 1,61 triệu tấn, thu về 4,2 tỷ USD. Mặc dù sản lượng xuất khẩu giảm 9,6% so với năm 2022, nhưng nhờ vào cải thiện giá xuất khẩu, doanh thu ngoại tệ đã tăng 3,1%.
Giá xuất khẩu trung bình cà phê trong năm 2023 đạt 2.834 USD/tấn, tăng 14,1% so với năm trước đó.
Dữ liệu sơ bộ của Tổng cục Thống kê cho thấy, xuất khẩu cà phê của Việt Nam trong tháng 01/2024 tiếp tục tăng, ước đạt 210.000 tấn, với kim ngạch 621 triệu USD, tăng 1,1% về lượng và tăng 3,5% về kim ngạch so với tháng trước. So với cùng kỳ năm 2023, xuất khẩu cà phê tăng mạnh 47,6% về lượng và 99,6% về kim ngạch.
Giá cà phê xuất khẩu bình quân trong tháng 1/2024 đã tăng lên 2.955 USD/tấn, tăng 2,3% so với tháng trước và tăng 35,2% so với cùng kỳ năm 2023.
Dự báo cho năm 2024, ngành cà phê Việt Nam có thể tiếp tục đón nhận lợi ích từ việc giá cà phê Robusta duy trì ở mức cao, thậm chí có khả năng đạt đỉnh do nỗi lo về thiếu hụt nguồn cung. Xu hướng tăng giá cũng được thấy rõ trên sàn giao dịch London, với giá cà phê Robusta kỳ hạn tăng mạnh trong các tháng 1/2024, 3/2024, 5/2024 và 7/2024.
Tuy nhiên, có nhiều thông tin đối lập có thể ảnh hưởng đến giá cà phê toàn cầu trong năm 2024. Dự kiến trong quý I/2024, giá cà phê Robusta và Arabica sẽ duy trì ở mức cao do lo ngại về thiếu hụt nguồn cung, khi tồn kho dự kiến sẽ giảm mạnh.
Tại thị trường nội địa, giá cà phê dự kiến sẽ tiếp tục tăng và có thể chạm ngưỡng 80.000 đồng/kg. Cụ thể, giá thu mua cà phê tại Đắk Nông hiện đạt mức cao nhất là 79.700 đồng/kg, trung bình là 79.100 đồng/kg tại các tỉnh Tây Nguyên. Các tỉnh như Gia Lai và Kon Tum cũng ghi nhận giá cao tương đối, đạt 79.100 đồng/kg. Tại Lâm Đồng, giá cà phê nhân xô (cà phê nhân, cà phê nhân tươi) đạt 78.500 đồng/kg. Đắk Lắk và Ea H'leo, Buôn Hồ cũng có mức giá thu mua khá ổn định, từ 79.100 đến 79.200 đồng/kg.
Doanh nghiệp xuất khẩu cà phê hưởng lợi lớn
Giá cà phê xuất khẩu liên tục lập đỉnh trong năm 2023 và nhiều dự báo cho rằng, doanh nghiệp xuất khẩu cà phê sẽ hưởng lợi lớn. Song nhìn chung, tình hình kinh doanh của các doanh nghiệp cà phê niêm yết vẫn chưa đồng đều, lợi nhuận vẫn phân hoá vẫn khá mạnh.
Trong quý IV/2023, CTCP VinaCafé Biên Hòa (VCF) ghi nhận doanh thu thuần đạt 811 tỷ đồng, tăng 14% so với cùng kỳ năm trước. Lợi nhuận sau thuế đạt 143 tỷ đồng, tăng 33%.
Giải trình về kết quả này, VCF cho biết, lợi nhuận thuần từ sản xuất kinh doanh trước thuế thu nhập doanh nghiệp tăng 21% lên 153,2 tỷ đồng, chủ yếu do tăng trưởng doanh số của ngành hàng cà phê hoà tan và nước tăng lực vị cà phê cùng với tiết giảm hiệu quả chi phí đầu vào.
Bên cạnh đó, thu nhập thuần từ hoạt động tài chính tăng 223%, do tối ưu hoá dòng tiền cho hoạt động đầu tư.
Luỹ kế cả năm, VinaCafé Biên Hòa đạt 2.352,5 tỷ đồng doanh thu và 450 tỷ đồng lãi sau thuế, lần lượt tăng 6,6% và 41% so với thực hiện năm 2022.
Trong quý IV/2023, CTCP Cà phê Thắng Lợi ghi nhận doanh thu thuần đạt 74,5 tỷ đồng, lãi gộp đạt 10,4 tỷ đồng, tăng 38% so với cùng kỳ năm 2022.
Doanh thu tài chính giảm 47% xuống 1,7 tỷ đồng, trong khi chi phí tài chính tăng 86% lên gần 3 tỷ đồng. Chi phí bán hàng tăng 12%, chi phí quản lý giảm 21%. Lợi nhuận khác kỳ này tăng tới 364% lên hơn 1 tỷ đồng. Kết qủa, CFV báo lãi trước thuế đạt 2,2 tỷ đồng, tăng tới 198% so với cùng kỳ năm 2022.
Giải trình về kết quả này, Công ty cho biết do giá cà phê trong nước tăng đột biến. Công ty tập trung thu mua cà phê, tăng cường sản xuất dẫn đến khối lượng hàng xuất khẩu tăng, cùng với đó, Công ty đã tiết giảm chi phí khiến cho tình hình kinh doanh đạt hiệu quả cao hơn.
Luỹ kế cả năm, Cà Phê Thắng Lợi ghi tổng doanh thu thuần đạt 456 tỷ đồng, tăng nhẹ so với năm 2022, lãi sau thuế đạt 3,5 tỷ đồng, gấp 2,6 lần so với thực hiện năm 2022.
Trong khi đó, CTCP Cà phê Phước An (CPA) vẫn tiếp tục ghi lỗ. Quý IV/2023, Cà phê Phước An đạt doanh thu hơn 5 tỷ đồng, tăng 170%. Tuy nhiên, tổng chi phí ở mức hơn 11 tỷ đồng (tăng 13%) nên lợn sau thuế lỗ hơn 6 tỷ đồng, so với mức lỗ gần 8 tỷ đồng cùng kỳ năm 2022. Lũy kế cả năm 2023 công ty lỗ 14,7 tỷ đồng, giảm mức lỗ so với năm 2022 ở mức 16,4 tỷ đồng.
Cà phê Gia Lai (FGL) ghi nhận lợi sau thuế tổng hợp lỗ 2,9 tỷ đồng, so với mức lỗ 16,5 tỷ đồng trong quý IV/2022. FGL giải trình, do chi phí cà phê niên vụ 2023-2024 năm 2023 giảm 1,6 tỷ đồng tiền thuê đất năm 2022 và năm 2023. Trong kỳ BCTC đã thu sản lượng niên vụ bằng tiề mặt 124 triệu đồng, so cùng kỳ quý IV/2022 không phát sinh.
Đáng chú ý, kỳ cuối cùng năm 2023 Công ty doanh thu bán cà phê tăng vọt giá giá cả mặt hang cà phê nhân xô (sản phẩm chủ yếu của Công ty) sau khi nhiều đợt tăng giá từ đầu năm 2023 đến nay. Hiện giá cà phê trong nước đã tăng khoảng 45% so với cùng kỳ năm trước và tăng tới 75-78% so với thời điểm cuối năm 2022. Doanh thu bán cà phê nhân xô năm 2023 đạt 11,2 tỷ đồng, tăng 3,6 tỷ đồng so với cùng kỳ năm 2022.
Luỹ kế cả năm 2023, CPA ghi nhận doanh thu thuần đạt 11,3 tỷ đồng, giảm 18% và lỗ sau thuế ở mức 12,4 tỷ đồng, giảm lỗ một nửa so với mức lỗ 24,8 tỷ đồng năm 2022.
CTCP Minh Khang Capital Trading Public (CTP) ghi nhận doanh thu thuần trong quý IV/2023 đạt 23,5 tỷ đồng, giảm 30,2% so với cùng kỳ năm trước. Lãi trước thuế đạt vỏn vẹn 112,5 triệu đồng, giảm 78% so với cùng kỳ năm trước. Luỹ kế cả năm 2023, CTP ghi nhận doanh thu thuần đạt 88,2 tỷ đồng, giảm 25%, lãi trước thuế đạt 376,5 triệu đồng, giảm tới 60% so với thực hiện năm 2022.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.