Giá cà phê hôm nay 1/2: Giá cà phê bất ngờ giảm, cà phê trong nước lùi về mốc 79.500 đồng/kg

Nguyễn Phương Thứ năm, ngày 01/02/2024 15:01 PM (GMT+7)
Giá cà phê hôm nay 1/2: Giá cà phê hôm nay tại thị trường trong nước quay đầu giảm nhẹ so với hôm qua. Theo ghi nhận, mức giá cao nhất hiện tại là 79.500 đồng/kg. Trên sàn giao dịch, giá cà phê Robusta hiệu chỉnh sau chuỗi tăng nóng...
Bình luận 0

Giá cà phê ngày 01/02/2024: Cà phê trong nước lùi về mốc 79.500 đồng/kg 

Kết thúc phiên giao dịch, giá cà phê Robusta trên sàn ICE Europe – London hiệu chỉnh sau chuỗi tăng nóng. Kỳ hạn giao tháng 3 giảm 31 USD, xuống 3.305 USD/tấn và kỳ hạn giao tháng 5 giảm 13 USD, còn 3.168 USD/tấn, các mức giảm đáng kể. Khối lượng giao dịch duy trì khá cao trên mức trung bình.

Trái lại, giá cà phê Arabica trên sàn ICE US – New York duy trì xu hướng tăng. Kỳ hạn giao tháng 3 tăng thêm 0,05 cent, lên 194.05 cent/lb và kỳ hạn giao tháng 5 tăng thêm 0,70 cent, lên 190,95 cent/lb, các mức tăng nhẹ. Khối lượng giao dịch duy trì rất cao trên mức trung bình.

Giá cà phê hôm nay 1/2: Giá cà phê bất ngờ giảm, cà phê trong nước lùi về mốc 79.500 đồng/kg- Ảnh 1.

Giá cà phê hôm nay 1/2: Giá cà phê bất ngờ giảm, cà phê trong nước lùi về mốc 79.500 đồng/kg- Ảnh 2.

Giá cà phê hôm nay 1/2: Giá cà phê bất ngờ giảm, cà phê trong nước lùi về mốc 79.500 đồng/kg- Ảnh 3.

Giá cà phê tại các tỉnh Tây Nguyên hôm nay giảm 200 - 300 đồng/kg. Các địa phương đang thu mua cà phê với giá trong khoảng 78.200 - 79.500 đồng/kg.

Giá cà phê tại các tỉnh Tây Nguyên hôm nay giảm 200 - 300 đồng/kg. Các địa phương đang thu mua cà phê với giá trong khoảng 78.200 - 79.500 đồng/kg. Cụ thể, tỉnh Lâm Đồng có giá thấp nhất là 78.200 đồng/kg, tiếp đến là tỉnh Gia Lai với giá 78.800 đồng/kg, cùng giảm 300 đồng/kg. Song song đó, hai tỉnh Đắk Lắk và Đắk Nông ghi nhận mức giao dịch là 79.000 đồng/kg và 79.500 đồng/kg, ứng với mức giảm 200 đồng/kg.

Quyết định vẫn giữ nguyên lãi suất kỳ này và sẽ không thay đổi vào kỳ tới của Fed đã thu hút dòng vốn đầu cơ rời khỏi chứng khoán, chảy về các sàn hàng hóa nói chung. Trong khi Copom – Brazil đã cắt giảm lãi suất bớt 0,5% xuống ở mức 11,25%/năm và dự đoán mức cắt giảm tương tự trong các cuộc họp sắp tới. Thị trường vẫn còn mối lo thiếu hụt nguồn cung trong ngắn hạn.

Theo các chuyên gia, giá cà phê Robusta vẫn đứng ở mức cao do lo ngại về nguồn cung khi tuyến hàng hải Á – Âu phải đi vòng qua Mũi Hảo Vọng ở Nam Phi khiến chi phí vận tải tăng lên rất cao. Suy đoán vụ thu hoạch Arabica năm 2024 sẽ lớn hơn vụ thu hoạch 2023 sẽ là áp lực tiêu cực cho giá cà phê trong tương lai. 

Trên thị trường thế giới, tính đến ngày 12/1, giá cà phê Robusta kỳ hạn tháng 2/2024 trên sàn giao dịch London cũng đã tăng 10,7% so với cách đây một tháng lên 2.938 USD/tấn. Thậm chí, có thời điểm giá chạm ngưỡng kỷ lục hơn 3.000 USD/tấn.

Như vậy, sau một năm 2023, giá cà phê Robusta thế giới tăng mạnh tới 50%. Trong khi đó, giá cà phê Arabica có mức tăng chậm.

Giá cà phê Arabica kỳ hạn gần trên sàn giao dịch New York dao động ở mức 184 UScent/pound, không đổi so với một tháng trước và chỉ tăng 12% so với cách đây một năm.

Trong năm 2023, dưới tác động của kinh tế thế giới khó khăn, các nhà rang xay và người tiêu dùng có xu hướng tiết kiệm chi tiêu và chi phí sản xuất. Do đó, họ tìm đến cà phê Robusta như một giải pháp thay thế cho Arabica bởi giá rẻ. Điều này thúc đẩy nhu cầu cà phê Robusta tăng mạnh.

Tuy nhiên, sản lượng cà phê Robusta còn bị ảnh hưởng bởi thời tiết xấu. Nhu cầu tăng cao trong khi nguồn cung giảm sút đã đẩy giá cà phê Robusta tăng mạnh.

Ngoài ra, lo ngại nguồn cung Robusta từ châu Á và tuyến vận tải biển Âu – Á qua kênh đào Suez bị tắc nghẽn đã tiếp tục hỗ trợ đà tăng giá của thị trường.

Tổ chức Cà phê Quốc tế (ICO) cho biết căng thẳng gia tăng ở Biển Đỏ đã khiến một số hãng tàu phải điều chỉnh lại tuyến đường chở cà phê.

Do đó, đối với cà phê Đông Nam Á và Đông Phi trên đường đến châu Âu, những tác động không lường trước được bao gồm việc tăng chi phí vận chuyển do một số công ty vận tải đã đưa ra các khoản phụ phí để bù đắp cho thời gian vận chuyển kéo dài.

Bên cạnh đó, theo các doanh nghiệp xuất khẩu, việc người dân găm hàng ngay cả trong vụ thu hoạch càng góp phần khiến nguồn cung khan hiếm, đẩy giá nội địa và các sàn tăng cao. Nhiều doanh nghiệp không mua được hàng phục vụ cho các hợp đồng giao sau.

Giá cà phê hiện tại cao khoảng gấp rưỡi niên vụ trước, đã mang lại cú hích đáng kể để các tỉnh Tây Nguyên cải thiện tình hình kinh tế - xã hội, nâng cao thu nhập của người dân. Tuy nhiên, với người kinh doanh cà phê, đây là niên vụ đầy thách thức, vì giá mua-bán cà phê biến động khó lường, rủi ro luôn rình rập. Đảm bảo hoạt động kinh doanh vụ này là rất khó. Một số doanh nghiệp nhỏ chỉ dám kinh doanh cầm chừng, còn nông dân lại thấp thỏm vì bán ngay lo giá tiếp tục lên, còn giữ lại thì lo giá sẽ giảm nhiều.

Ông Lê Thanh Sơn, Giám đốc Marketing Công ty TNHH XNK 2/9 (Simexco) Đắk Lắk cho biết, khi giá cà phê lên cao, mức biến động giá lớn DN càng phải chú trọng các phương án để quản trị rủi ro. Như niên vụ này, việc quay vòng vốn nhanh là rất quan trọng, nhằm thích ứng với nguy cơ sập giá có thể xảy ra.

Theo ông Sơn, niên vụ 2023 – 2024 DN có những chiến lược để làm sao thực hiện đồng bộ việc quản trị rủi ro về giá, mua hàng với nhiều hình thức khác nhau. Đồng thời tổ chức sản xuất chế biến, xuất khẩu ngay tại chỗ và đẩy nhanh quay vòng vốn. Ngoài ra, DN cũng đẩy nhanh việc thu mua cà phê nguyên liệu, và duy trì giá mua cao cho bà con.

 



Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem