Giá vật liệu hôm nay 18/8: Giá thép sắp về đáy, xi măng vẫn chót vót, vì sao?

P.V Thứ năm, ngày 18/08/2022 13:54 PM (GMT+7)
Giá vật liệu hôm nay 18/8: Ngày 18/8, trên Sàn giao dịch Thượng Hải giá thép tiếp đà giảm xuống mức 4.109 nhân dân tệ/tấn. Thị trường thép trong nước giữ nguyên giá bán so với ngày hôm trước, sau khi điều chỉnh giảm 14 lần liên tiếp...
Bình luận 0

Giá vật liệu hôm nay 18/8: Giá thép trên sàn tiếp đà giảm

Giá thép hôm nay giao tháng 10/2022 trên Sàn giao dịch Thượng Hải giảm 68 nhân dân tệ xuống mức 4.109 nhân dân tệ/tấn.

Trước đó, giá thép thanh vằn tương lai tại Trung Quốc ngày 17/8 là 4.152 nhân dân tệ/tấn (611 USD/tấn), tăng 0,2% so với ngày trước đó và là mức cao nhất gần 5 tuần.

Trong khi đó, về giá giao ngay, giá một số loại thép giảm hoặc đi ngang. Loại cuộn cán nóng giảm 0,3% xuống còn 4.048 nhân dân tệ/tấn (596 USD/tấn), cao hơn đáy giữa tháng 7 khoảng 10%. Cuộn cán nguội là 4.453 nhân dân tệ/tấn (655 USD/tấn), đi ngang so với ngày trước đó.

Trong khi đó, giá quặng 62% Fe giảm 2% xuống còn 778 nhân dân tệ/tấn (114 USD/tấn), thấp nhất 2 tuần qua.

Theo các chuyên gia, triển vọng trung hạn đối với thép và các nguyên liệu khác đang bị cản trở bởi việc Trung Quốc cắt giảm sản lượng để đáp ứng các yêu cầu về môi trường, cuộc khủng hoảng bất động sản và tình hình Covid-19 tại nước này. Ngoài ra, việc chỉ số USD phục hồi sẽ góp phần làm giá quặng sắt tiếp tục điều chỉnh giảm.

Các chuyên gia cho rằng giá quặng sắt kỳ hạn tháng 9 sẽ tiếp tục giảm trong ngắn hạn, tiệm cận vùng giá 103,5 USD/tấn để kết thúc tuần thứ ba của tháng 8.

Giá vật liệu trong nước hôm nay 18/8

Trong nước, nhiều doanh nghiệp thép thông báo giảm giá thép lần thứ 14 liên tiếp trong hơn 3 tháng qua.

Cụ thể: Chiều 15/8, nhiều doanh nghiệp thông báo hạ giá sản phẩm lần thứ 14 liên tiếp kể từ ngày 11/5 với mức giảm lên đến 510.000 đồng/tấn. Giá thép hiện dao động quanh 14-16 triệu đồng/tấn.

Thép miền Nam điều chỉnh giảm lần lượt 360.000 đồng/tấn và 510.000 đồng/tấn với thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300. Sau khi giảm hai loại thép trên còn 15,12 triệu đồng/tấn và 15,73 triệu đồng/tấn.

Giá vật liệu hôm nay 18/8: Giá thép sắp về đáy, xi măng vẫn chót vót, vì sao? - Ảnh 1.

Diễn biến giá thép Hòa Phát. Nguồn: Steel Online

Tại khu vực miền Bắc, Hòa Phát điều chỉnh giảm 310.000 đồng/tấn đối với cả thép cuộn CB240 và thép thanh vằn D10 CB300. Sau điều chỉnh, giá hai loại này còn 14,57 triệu đồng/tấn và 15,43 triệu đồng/tấn. 

Với thép Việt Ý, CB240 và D10 CB300 giảm lần lượt 340.000 đồng/tấn và 350.000 đồng/tấn xuống còn 14,44 triệu đồng/tấn và 15,15 triệu đồng/tấn. Về thép Việt Đức, hai loại thép trên giảm lần lượt 310.000 đồng/tấn và 400.000 đồng/tấn xuống còn còn 14,44 triệu đồng/tấn và 15,1 triệu đồng/tấn.

Với thép Kyoei, giá hôm nay là 14,7 triệu đồng/tấn và 15,5 triệu đồng/tấn đối với CB240 và D10 CB300 sau giảm lần lượt 300.000 đồng/tấn và 290.000 đồng/tấn. 

Như vậy từ ngày 11/5, giá thép giảm liên tục 14 lần với tổng mức giảm lên đến khoảng 4,5-5,5 triệu đồng/tấn, tùy thương hiệu, loại thép và vùng miền.

Giá vật liệu hôm nay 18/8: Giá thép sắp về đáy, xi măng vẫn chót vót, vì sao? - Ảnh 2.

Như vậy từ ngày 11/5, giá thép giảm liên tục 14 lần với tổng mức giảm lên đến khoảng 4,5-5,5 triệu đồng/tấn, tùy thương hiệu, loại thép và vùng miền.

Theo báo cáo mới đây của CTCP Chứng khoán Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BSC), nhu cầu giảm trong thời gian qua là một trong những nguyên nhân kéo giá thép đi xuống. 

Sản lượng tiêu thụ thép giảm kể từ tháng 3, khiến tổng sản lượng tiêu thụ 6 tháng đầu năm giảm 7,3% so với cùng kỳ năm ngoái. Trong đó, cuộn cán nóng, cuộn cán nguội giảm mạnh nhất với 22% do sự sụt giảm nhu cầu của 2 nhóm sản phẩm hạ nguồn như tôn mạ hạ gần 8% và ống thép 8,4% so với cùng kỳ năm ngoái. 

Sản lượng tiêu thụ ghi nhận giảm cả ở thị trường nội địa và xuất khẩu, lần lượt 9% và 22% so với cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân là thị trường bất động sản trong nước chững lãi sau động thái kiểm soát chặt dòng vốn chảy vào lĩnh vực này của cơ quan quản lý, và nhu cầu thép tại các thị trường xuất khẩu giảm do chính sách "Zero Covid" của Trung Quốc và cuộc chiến tranh Nga - Ukraine.

Đến quý III, sản lượng tiêu thụ thép vẫn ở mức thấp do quý tới là mùa thấp điểm xây dựng (mùa mưa) dẫn tới nhu cầu về thép không cao và hoạt động sản xuất tại các nhà máy cầm chừng do tồn kho lớn.

Trong 3 tháng trở lại đây, giá thép nội địa liên tục giảm trong bối cảnh thị trường sắt thép trên thế giới vẫn đang có những dấu hiệu dư cung. Theo MXV, nguyên nhân là do giá sắt thép trên thế giới vẫn đang ở mức thấp. Trong khi đó, nhu cầu thép xây dựng trong nước giảm mạnh 30 – 40% so với hồi đầu năm nay. Tuy nhiên, mặc dù giá thép đã giảm mạnh nhưng nhiều vật liệu xây dựng khác như cát, đá xây dựng, xi măng, vẫn đang neo ở mức cao. Do đó, ngành xây dựng về tổng thể vẫn đang chịu nhiều áp lực.

Trong nửa cuối năm nay, tiến độ triển khai các dự án đầu tư công trong sẽ là yếu tố quan trọng tháo gỡ khó khăn cho ngành xây dựng. Kỳ vọng về nhu cầu tăng trở lại từ giờ đến hết năm sẽ giúp nhiều doanh nghiệp thép xử lý được hàng tồn kho và cân đối cung cầu.

Theo Hiệp hội Thép Việt Nam, giá nguyên liệu thế giới vẫn liên tục giảm là nguyên nhân đẩy giá thép trong nước lao dốc. 

Giá thép liên tục sụt giảm khiến nhiều doanh nghiệp thua lỗ trong quý II/2022, như Công ty CP Thép Thủ Đức - VNSTEEL báo cáo doanh thu thuần 358 tỷ đồng trong quý II/2022, giảm hơn 45% so với cùng kỳ 2021 và bị lỗ gần 2,5 tỷ đồng trong khi cùng kỳ năm trước lãi gần 43 tỷ đồng. 

Hay Tổng công ty thép Việt Nam (TVN) cũng đạt doanh thu quý II vừa qua hơn 9.569 tỷ đồng, giảm nhẹ so cùng kỳ nhưng bị lỗ trước thuế hơn 16 tỷ đồng trong khi quý II/2021 có lãi hơn 717 tỷ đồng. Nhưng tính chung 6 tháng đầu năm nay doanh nghiệp vẫn có lãi hơn 208 tỷ đồng, giảm gần 83% so với cùng kỳ năm ngoái.

Công ty CP thép Pomina (POM) quý II/2022 doanh thu đạt tương đương năm ngoái nhưng cũng báo lỗ sau thuế hơn 62 tỷ đồng, trong khi cùng kỳ năm ngoái vẫn có lãi hơn 127 tỷ đồng. Nhờ kết quả kinh doanh quý I/2022 khả quan nên sau 6 tháng, POM vẫn ghi nhận có lãi khiêm tốn hơn 8 tỷ đồng (cùng kỳ năm ngoái lãi hơn 202 tỷ đồng).

Còn với một số công ty khác dù không báo lỗ nhưng lợi nhuận cũng giảm mạnh, thậm chí "bốc hơi" đến 80 - 90% so với quý II/2021 như Công ty CP đầu tư thương mại SMC, thép Nam Kim, thép Tiến Lên, Hòa Phát...

Giá thép tại miền Bắc

Theo SteelOnline.vn, thương hiệu thép Hòa Phát điều chỉnh giảm giá với 2 dòng sản phẩm của hãng gồm dòng thép cuộn CB240 xuống mức 14.570 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.430 đồng/kg.

Thương hiệu thép Việt Ý tiếp tục giảm giá, hiện thép cuộn CB240 xuống mức 14.440 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.150 đồng/kg.

Thép Việt Đức cũng điều chỉnh giảm giá bán, hiện dòng thép cuộn CB240 xuống mức 14.440 đồng/kg; còn thép thanh vằn D10 CB300 xuống mức giá 15.100 đồng/kg.

Thương hiệu thép VAS giảm với 2 sản phẩm của hãng gồm thép cuộn CB240 có giá 14.410 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 14.800 đồng/kg.

Thép Việt Sing, với thép cuộn CB240 có giá 14.470 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 14.980 đồng/kg.

Thép Việt Nhật, với dòng thép cuộn CB240 giảm xuống mức 14.440 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 giảm 310 đồng có giá 14.950 đồng/kg.

Giá vật liệu hôm nay 16/8: Lần thứ 14 liên tiếp, giá thép trong nước giảm "sốc" đến 510.000 đồng/tấn - Ảnh 5.

Giá vật liệu hôm nay 18/8

Giá vật liệu hôm nay 16/8: Lần thứ 14 liên tiếp, giá thép trong nước giảm "sốc" đến 510.000 đồng/tấn - Ảnh 6.

Giá vật liệu hôm nay 18/8

Giá vật liệu hôm nay 16/8: Lần thứ 14 liên tiếp, giá thép trong nước giảm "sốc" đến 510.000 đồng/tấn - Ảnh 7.

Giá vật liệu hôm nay 18/8

Giá thép tại miền Trung

Tương tự miền Bắc, thép Hòa Phát đồng loạt giảm giá với 2 sản phẩm của hãng. Cụ thể, dòng thép cuộn CB240 xuống còn 14.780 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 giảm xuống còn 15.480 đồng/kg.

Thép Việt Đức, hiện dòng thép cuộn CB240 có giá 14.800 đồng/kg và thép thanh vằn D10 CB300 ở mức 15.550 đồng/kg.

Thép VAS, với thép cuộn CB240 giảm xuống mức 14.440 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 14.800 đồng/kg.

Thép Pomina, với thép cuộn CB240 hiện có giá 14.980 đồng/kg; dòng thép thanh vằn D10 CB300 có giá 16.390 đồng/kg.

Giá vật liệu hôm nay 16/8: Lần thứ 14 liên tiếp, giá thép trong nước giảm "sốc" đến 510.000 đồng/tấn - Ảnh 8.

Giá vật liệu hôm nay 18/8

Giá vật liệu hôm nay 16/8: Lần thứ 14 liên tiếp, giá thép trong nước giảm "sốc" đến 510.000 đồng/tấn - Ảnh 9.

Giá vật liệu hôm nay 18/8

Giá thép tại miền Nam

Thép Hòa Phát, dòng thép cuộn CB240 giảm xuống mức 14.670 đồng/kg; tương tự thép thanh vằn D10 CB300 hiện có giá 15.330 đồng/kg.

Thép Pomina, với dòng thép cuộn CB240 đứng ở mức 15.280 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 có giá 15.480 đồng/kg.

Thép VAS điều chỉnh giảm sâu, dòng thép cuộn CB240 ở mức 14.140 đồng/kg; thép thanh vằn D10 CB300 hiện có giá 14.540 đồng/kg.

Giá vật liệu hôm nay 16/8: Lần thứ 14 liên tiếp, giá thép trong nước giảm "sốc" đến 510.000 đồng/tấn - Ảnh 10.

Giá vật liệu hôm nay 18/8

Giá vật liệu hôm nay 16/8: Lần thứ 14 liên tiếp, giá thép trong nước giảm "sốc" đến 510.000 đồng/tấn - Ảnh 11.

Giá vật liệu hôm nay 18/8

Trái ngược với giá thép, giá xi măng vẫn tiếp tục neo cao. Cụ thể, mức giá ở ngưỡng 1,68 triệu đồng/tấn với xi măng Bỉm Sơn và Hoàng Mai; Mức giá 1,5-1,58 triệu đồng/tấn với các loại xi măng khác.

Theo các chuyên gia, giá xi măng phụ thuộc vào giá than, dầu, thạch cao... nên một mình giá xăng giảm cũng chưa làm giá mặt hàng này giảm theo. Hiện giá than vẫn tăng cao 30-40% so với năm ngoái, giá sản phẩm chỉ mới tăng khoảng 3-5%. 

Dự báo về thị trường xi măng năm nay, các chuyên gia cho rằng sản lượng tiêu thụ xi măng nội địa sẽ tăng trưởng trở lại do chúng ta đang đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công và triển khai xây dựng các công trình hạ tầng giao thông trọng điểm.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem