Giá xăng dầu hôm nay 13/12: Lo ngại cung giảm, giá dầu lại vọt lên

Nguyễn Phương Thứ ba, ngày 13/12/2022 08:05 AM (GMT+7)
Giá xăng dầu hôm nay 13/12: Lo ngại nguồn cung gián đoạn trong bối cảnh nhu cầu tiêu thụ dầu toàn cầu có dấu hiệu tích cực đã hỗ trợ giá dầu hôm nay có xu hướng tăng mạnh.
Bình luận 0

Giá xăng dầu đã tìm được đà leo dốc trở lại bởi lo ngại về nguồn cung liên quan đến đường ống Keystone. Giá dầu Brent tăng lên mức 78 USD/thùng. 

Giá xăng dầu hôm nay 13/12: Giá dầu đi lên

Giá dầu thế giới được ghi nhận vào sáng ngày 13/12 (7h34 theo giờ Việt Nam) cụ thể như sau: Dầu thô WTI của Mỹ ổn định ở mức 73,415 USD/thùng, trong khi giá dầu Brent ở mức 78,101 USD/thùng.

Giá xăng dầu hôm nay 13/12: Lo ngại cung giảm, giá dầu lại vọt lên - Ảnh 1.

Giá xăng dầu hôm nay 13/12: Lo ngại cung giảm, giá dầu lại vọt lên

Giá xăng dầu hôm nay 13/12: Lo ngại cung giảm, giá dầu lại vọt lên - Ảnh 2.

Giá xăng dầu hôm nay 13/12: Lo ngại cung giảm, giá dầu lại vọt lên

Giá xăng dầu hôm nay 13/12: Lo ngại cung giảm, giá dầu lại vọt lên - Ảnh 3.

Giá xăng dầu hôm nay 13/12: Lo ngại cung giảm, giá dầu lại vọt lên

Giá xăng dầu hôm nay 13/12: Lo ngại cung giảm, giá dầu lại vọt lên - Ảnh 4.

Giá xăng dầu hôm nay 13/12: Lo ngại cung giảm, giá dầu lại vọt lên

Giá dầu hôm nay quay đầu tăng mạnh chủ yếu do lo ngại nguồn cung dầu thô gián đoạn, qua đó kéo theo tình trạng thiếu hụt nguồn cung trên thị trường, đặc biệt khi Trung Quốc, quốc gia nhập khẩu dầu lớn nhất thế giới, có thể sớm mở cửa trở lại nền kinh tế.

Ở diễn biến khác, giá dầu ngày 13/12 cũng được hỗ trợ bởi cảnh báo về việc Nga có thể cắt giảm sản lượng để đáp trả trần giá mà phương Tây áp lên dầu thô của nước này.

Theo giới phân tích, động thái trên của Nga có thể đẩy thị trường dầu mỏ vào tình trạng thiếu hụt nguồn cung nghiêm trọng, đặc biệt khi Trung Quốc vừa thông báo nới lỏng các biện pháp phòng chống dịch và kinh tế toàn cầu có dấu hiệu khởi sắc.

Giá dầu hôm nay tăng mạnh còn do hiện đường ống dẫn dầu Keystone từ Canada đến vùng Trung Tây nước Mỹ và khu vực ven biển vùng Vịnh vẫn tạm ngừng hoạt động sau sự cố rò rì 14.000 thùng dầu tại Kansas. Đây là vụ tràn dầu lớn nhất của Mỹ trong gần một thập kỷ. Trong khi đó, lo ngại tình trạng bất ổn nguồn cung dầu sẽ tiếp tục gia tăng khi Nga chủ động cắt giảm sản lượng vào đầu năm 2023 và thực hiện các biện pháp đáp trả quyết định áp trần giá dầu của EU, G7 đối với dầu thô của nước này.

Giá dầu châu Á tăng nhẹ trong phiên giao dịch chiều 12/12 do một đường ống chính cung cấp dầu cho Mỹ vẫn ngừng hoạt động.

Trong khi đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin khuyến cáo cắt giảm sản lượng để đáp trả việc phương Tây hạn chế giá xuất khẩu dầu của nước này.

Trong phiên giao dịch này, giá dầu Brent giao kỳ hạn tăng 41 xu Mỹ (0,5%) lên 76,51 USD/thùng vào lúc 14h30 (giờ Việt Nam). Giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) cũng tăng 53 xu Mỹ (0,8%) lên 71,55 USD/thùng.

Edward Moya, nhà phân tích thị trường cấp cao của công ty dịch vụ tài chính OANDA (Mỹ), cho biết, giá dầu tăng là do đường ống Keystone vẫn đóng cửa, Trung Quốc nới lỏng các biện pháp kiểm soát Covid-19 và lo ngại rằng Nga có thể giảm sản lượng.

Tuyến đường ống Keystone công suất 622.000 thùng/ngày là tuyến quan trọng vận chuyển dầu thô nặng của Canada từ Alberta đến các nhà máy lọc dầu ở Trung Tây nước Mỹ và khu vực duyên hải vùng Vịnh Mexico.

Trung Quốc, nước nhập khẩu dầu thô lớn nhất thế giới, tiếp tục nới lỏng chính sách phòng chống Covid-19 mặc dù đường phố ở thủ đô Bắc Kinh vẫn vắng lặng và nhiều doanh nghiệp đóng cửa vào cuối tuần.

Tổng thống Nga Vladimir Putin cho biết, Nga - nhà xuất khẩu năng lượng lớn nhất thế giới, có thể cắt giảm sản lượng và sẽ từ chối bán dầu cho bất kỳ quốc gia nào áp đặt mức giá trần đối với xuất khẩu dầu mỏ của Nga mà do các quốc gia G7 đã nhất trí.

Các nhà phân tích của ngân hàng ANZ (Australia) nhận định rằng các lệnh trừng phạt của Liên minh châu Âu (EU) đối với dầu mỏ của Nga đã gây ra nhiều bất ổn. Việc phương Tây áp mức giá trần khiến giá dầu biến động, và các lệnh trừng phạt đã làm ảnh hưởng đến thị trường dầu mỏ toàn cầu cho đến nay.

Giá xăng dầu tại thị trường trong nước

Tại thị trường trong nước, ngày 12/12, Liên Bộ Công Thương – Tài chính đã công bố giá cơ sở đối với các mặt hàng xăng dầu cho kỳ điều hành từ ngày 12/12.

Trong kỳ điều hành giá xăng dầu lần thứ hai tháng 12, liên Bộ Công Thương - Tài chính công bố giá xăng dầu đồng loạt giảm sâu thêm từ 937 - 1.661 đồng/lít từ 15 giờ chiều ngày 12/12.

Trong kỳ điều hành này, liên Bộ Công Thương - Tài chính thực hiện trích lập Quỹ Bình ổn giá xăng dầu đối với xăng E5 RON 92 là 300 đồng/lít; dầu diezen 800 đồng/lít; dầu hỏa và dầu mazut 500 đồng/lít; xăng RON 95 là 400 đồng/lít.

Theo đó, giá xăng dầu bắt đầu áp dụng từ 15 giờ chiều 12/12 đối với xăng E5 RON 92 là 20.346 đồng/lít, giảm 1.333 đồng/lít. Giá xăng RON 95 là 21.000 đồng/lít, giảm 1.504 đồng/lít. Giá dầu diezen là 21.670 đồng/lít, giảm 1.543 đồng/lít. Giá dầu hỏa là 21.901 đồng/lít, giảm 1.661 đồng/lít. Giá dầu mazut là 13.016 đồng/kg, giảm 937 đồng/kg.

Giá xăng dầu hôm nay 13/12: Lo ngại cung giảm, giá dầu lại vọt lên - Ảnh 5.

Trong kỳ điều hành giá xăng dầu lần thứ hai tháng 12, liên Bộ Công Thương - Tài chính công bố giá xăng dầu đồng loạt giảm sâu thêm từ 937 - 1.661 đồng/lít từ 15 giờ chiều ngày 12/12.

Sau khi thực hiện trích lập và không chi sử dụng Quỹ Bình ổn giá xăng dầu, giá bán các mặt hàng xăng dầu tiêu dùng phổ biến trên thị trường ngày 13/12 như sau: Xăng E5 RON 92: không cao hơn 20.346 (giảm 1.333 đồng/lít so với giá hiện hành); thấp hơn xăng RON 95-III 854 đồng/lít; Xăng RON 95-III: không cao hơn 21.200 đồng/lít (giảm 1.504 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành); Dầu điêzen 0.05S: không cao hơn 21.670 đồng/lít (giảm 1.543 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành); Dầu hỏa: không cao hơn 21.901 đồng/lít (giảm 1.661 đồng/lít so với giá bán lẻ hiện hành); Dầu mazut 180CST 3.5S: không cao hơn 13.016 đồng/kg (giảm 937 đồng/kg so với giá bán lẻ hiện hành).

Bình quân giá thành phẩm xăng dầu thế giới giữa kỳ điều hành giá ngày 01/12/2022 và kỳ điều hành ngày 12/12/2022 là: 84,040 USD/thùng xăng RON 92 dùng để pha chế xăng E5 RON 92 (giảm 5,284 USD/thùng, tương đương giảm 5,92% so với kỳ trước); 88,440 USD/thùng xăng RON 95 (giảm 5,525 USD/thùng, tương đương giảm 5,88% so  với kỳ trước); 107,800 USD/thùng dầu hỏa (giảm 7,886 USD/thùng, tương đương giảm 6,82% so với kỳ trước); 111,284 USD/thùng dầu điêzen (giảm 6,406 USD/thùng, tương đương giảm 5,44% so với kỳ trước); 368,509 USD/tấn dầu mazut 180CST 3,5S (giảm 23,271 USD/thùng, tương đương 5,94% so với kỳ trước).

Cũng theo Bộ Công Thương, thị trường xăng dầu thế giới kỳ điều hành lần này (từ ngày 1/12 - 12/12) chịu tác động của các yếu tố như lo ngại về nguy cơ suy thoái toàn cầu ngày càng gia tăng, nhu cầu nhiên liệu suy yếu trong bối cảnh Mỹ có khả năng tăng lãi suất; việc áp giá trần đối với dầu của Nga chính thức có hiệu lực từ ngày 5/12.

Bên cạnh đó, Trung Quốc đã nới lỏng các biện pháp phòng chống dịch bệnh Covid-19… Các yếu tố trên đã tác động làm giá xăng dầu có diễn biến tăng giảm đan xen nhưng nhìn chung là giảm.

Trước đó, đại diện Hiệp hội xăng dầu Việt Nam nhận định, dự báo nhu cầu tiêu dùng xăng dầu trong dịp Tết Nguyên đán Quý Mão 2023 sẽ tăng nhưng các doanh nghiệp đảm bảo đủ nguồn cung cho người dân du xuân, chơi Tết.

Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên yêu cầu các doanh nghiệp phải có kế hoạch bảo đảm nguồn cung xăng dầu ổn định phục vụ sản xuất của doanh nghiệp và sinh hoạt của người dân dịp cuối năm và trước, trong, sau Tết Nguyên đán, không để gián đoạn nguồn cung xăng dầu trong hệ thống kinh doanh.

Bộ Công Thương sẽ phối hợp với các cơ quan chức năng kiểm tra, giám sát việc thực hiện trách nhiệm bảo đảm nguồn cung xăng dầu cho thị trường của các thương nhân kinh doanh xăng dầu và sẽ xử lý nghiêm các hành vi vi phạm.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem