Gợi ý mâm cỗ cúng Tết Đoan Ngọ 2022 đẹp, độc, chuẩn nhất để cầu tài lộc, may mắn
Mâm lễ Tết Đoan Ngọ gồm những gì? Gợi ý mâm cúng mùng 5 tháng 5 đúng phong tục
Thứ năm, ngày 02/06/2022 15:46 PM (GMT+7)
Mâm lễ Tết Đoan ngọ gồm những gì, cần chuẩn bị lễ vật như thế nào để cầu may mắn, tài lộc? Tham khảo bài viết dưới đây để có mâm cúng mùng 5 tháng 5 đủ đầy nhất.
Mâm cỗ cúng Tết Đoan Ngọ gồm những gì, cần chuẩn bị lễ vật như thế nào để cầu may mắn, tài lộc? Tham khảo bài viết dưới đây để có mâm cúng Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5 đủ đầy nhất.
Tùy vào từng vùng miền mà mâm lễ cúng ngày Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5 sẽ có sự khác biệt. Đơn cử như miền Bắc thêm chè đậu xanh, miền Trung thêm thịt vịt còn miền Nam lại có thêm bánh ú nhân thịt. Dưới đây là gợi mâm lễ Tết Đoan Dương cúng gì để mọi người cùng tham khảo.
Theo phong tục từ bao đời của người Việt, nếu hỏi mâm lễ Tết Đoan Ngọ gồm những gì thì chắc chắn không thể bỏ qua những món sau đây.
1. Bánh tro
Món bánh tro hay còn có tên gọi là bánh âm, bánh ú tro, bánh gio. Món bánh này có màu hổ phách trong vắt, khi ăn mát lạnh, tốt cho đường tiêu hóa. Người ta thường chấm bánh tro cùng với mật mía để tăng thêm sức hấp dẫn cho món ăn.
2. Cơm rượu nếp
Từ bao đời nay, người Việt vẫn giữ được tục lệ uống rượu hoặc ăn cơm rượu nếp vào sáng mùng 5 tháng 5 để diệt sâu bọ. Món cơm rượu nếp gây ấn tượng bởi vị cay cay, nồng nồng, ngọt của cơm nếp, thơm của men bắc cực kỳ hấp dẫn.
3. Trái cây
Trên mâm lễ Tết Đoan Ngọ chắc chắn không thể thiếu trái cây theo mùa. Tùy vào từng vùng miền, địa phương mà chọn loại trái cây khác nhau.
Người miền Bắc thường chuẩn bị mận, vải thiều để dâng cúng lên ông bà tổ tiên. Người miền Trung có thêm dưa hấu, bà con miền Nam sẽ lựa loại trái cây có sẵn trong vườn nhà hoặc trái đang vào mùa chín rộ.
Dù là chọn loại trái cây nào thì bạn cũng cần lựa chọn thật kỹ tránh mua phải các quả bị dập, úng.
4. Hoa tươi
Mâm lễ Tết Đoan Ngọ cần có thêm hoa tươi. Một bình hoa đẹp trên mâm lễ sẽ thể hiện được sự trang nghiêm, lòng thành kính của gia chủ dâng lên ông bà tổ tiên.
Một số loại hoa cúng đẹp mà bạn nên tham khảo để chọn cho ngày Tết Đoan ngọ:
Tuyệt đối không chọn các loại hoa như: Ly, phong lan, đại, nhài, dâm bụt đặt lên mâm lễ Tết Đoan Ngọ.
5. Trầu cau
Nếu quan sát kỹ bạn sẽ thấy, trên mâm cúng các ngày rằm, mồng Một, ngày lễ Tết quan trọng trên mâm lễ vật lúc nào cũng có trầu cau.
Các nhà nghiên cứu văn hóa lý giải, tục cúng trầu cau đã có từ lâu đời. Chúng tượng trưng có sự gắn bó, thân thiết. Người xưa quan niệm, trầu cau khi kết hợp với nhau tạo thành màu đỏ tươi và vì thế nó biểu trưng cho sự may mắn, sum họp.
Bên cạnh 5 lễ vật vừa được nhắc đến, trên mâm lễ Tết Đoan Ngọ của một số nơi còn có thêm: Thịt vịt, chè đậu xanh, chè hạt kê, chè trôi nước… Tùy vào phong tục quan niệm văn hóa của mỗi vùng mà mâm lễ có thể được thay đổi cho phù hợp.
Gợi ý một số mâm lễ Tết Đoan Ngọ mùng 5 tháng 5 đẹp
Để giúp các chị em bày biện được một mâm lễ cúng ngày mùng 5 tháng 5 đẹp, Eva sẽ giới thiệu đến bạn một vài mâm lễ bày biện đẹp mắt, ai nhìn cũng mê tơi.
Không cần quá cầu kỳ, cơm rượu nếp cái, nếp cẩm, lạc luộc, khoai lang luộc cùng mận chín cũng đủ làm nên một mâm cúng đủ đầy.
Tùy vào điều kiện mỗi gia đình mà mâm lễ vật sẽ khác nhau. Với mẫu này mâm lễ chủ yếu là hoa quả và tất nhiên vẫn không thể thiếu cơm rượu nếp rồi.
Mẹ đảm khéo léo chuẩn bị mâm lễ đủ đầy cả cơm rượu nếp, trái cây, xôi chè và hoa sen, đúng hương vị của mùa Tết Đoan Ngọ.
Mâm cỗ cúng Tết Đoan Ngọ với bánh tro, rượu nếp, hoa cau, các loại trái cây trông thật bắt mắt (Ảnh: Nga Bily)
Sử dụng mẹt tre để bày biện các lễ vật dâng cúng Tết Đoan Ngọ cũng là gợi ý không tồi. Đủ cả từ bánh tro, cơm rượu nếp, xôi chè cho tới hoa quả.
Một mâm lễ Tết Đoan Ngọ tròn cả hương lẫn sắc (Ảnh: Loan Trần)
Cũng là cơm rượu nếp, vải, mận chín, xôi chè, hoa nhưng mẹ đảm bày biện vô cùng khéo léo khiến ai cũng phải tấm tắc khen.
Đơn giản nhưng đủ đầy với đủ các món ăn truyền thống cho ngày Tết diệt sâu bọ.
Mận, đào, vải là 3 loại trái cây không thể thiếu trên mâm cúng. Bánh tro cùng cơm rượu nếp thêm bát mật mía giúp mâm cỗ trở nên hoàn chỉnh hơn.
Không nhất thiết phải có vải, nhà có gì cúng nấy, ví như dâng lên trái bòn bòn chín vàng giống mẹ đảm trong ảnh.
Một mâm lễ đơn giản nhưng đủ đầy cho ngày mùng 5 tháng 5.
Lưu ý khi chuẩn bị mâm cỗ cũng Tết Đoan Ngọ kẻo phạm điều kỵ
Trong khi chuẩn bị lễ vật dâng cúng, bạn cần lưu ý những điều sau:
- Nên mua lễ vật phù hợp với điều kiện gia đình. Tránh có quan điểm lễ càng to lộc càng nhiều, bởi điều quan trọng nhất khi thờ cúng là lòng thành kính.
- Các lễ vật dâng cúng nên mua số lẻ, ví dụ: 1 - 3 - 5 - 7 - 9.
- Hoa và trái cây phải tươi.
- Vàng mã mua vừa đủ, không mua quá nhiều.
- Cần chuẩn bị thêm cả rượu, nước.
- Không tự ý dịch chuyển vị trí của bát hương trong quá trình sắp đặt mâm lễ lên bàn thờ.
Tại sao ngày Tết Đoan Ngọ lại ăn thịt vịt?
Trên mâm cúng ngày Tết Đoan Ngọ của người miền Trung chắc chắn không thể thiếu món thịt vịt. Ngày nay, tục ăn thịt vịt ngày mùng 5 tháng 5 đã lan rộng ra nhiều tỉnh thành, vùng miền khác.
Với người miền Bắc, thịt vịt giống như mực hay thịt chó đều là món giúp xả đi toàn bộ những điều không may và đón nhận điều may mắn hơn.
Thế nhưng người miền Trung lại quan niệm hoàn toàn khác. Sở dĩ trên mâm lễ Tết Đoan Ngọ có thịt vịt bởi đây là thời điểm mà vịt đang ở độ ngon nhất. Họ muốn dâng cúng những điều tốt nhất mà mình có dâng lên ông bà, gia tiên.
Từ ngày 5/5 âm lịch trở đi, vịt đã béo hơn, thịt ngon và cực kỳ chắc. Quan trọng là thịt vịt không còn mùi hôi, ít lông măng… Do đó, các gia đình sẽ chọn mua hoặc bắt con vịt ngon nhất trong nhà để chế biến các món làm lễ cúng.
Trong Đông y, thịt vịt có tính hàn, vừa hay Tết Đoan Ngọ lại đánh dấu thời điểm trời nóng nực, nhiệt độ tăng cao. Lúc này, ăn thịt vịt sẽ giúp cân bằng nhiệt trong cơ thể và bổ sung nhiều dưỡng chất giúp bạn khỏe mạnh hơn.
Vừa rồi là gợi ý các món nên có trên mâm cỗ cúng Tết Đoan Ngọ ngày mùng 5 tháng 5 mà ai cũng nên biết.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.