Để có cơ sở khoa học khuyến cáo sử dụng bón phân hợp lý và có bằng chứng thuyết phục, trong các dinh dưỡng đạm (N), lân (P) và kali (K), yếu tố nào là thiết yếu nhất để tạo ra năng suất của 2 vụ lúa đông xuân và hè thu, các nhà khoa học của Viện Lúa ĐBSCL đã làm thực nghiệm liên tục trong suốt 13 năm, mỗi năm 2 vụ đông xuân và hè thu trên cùng 1 diện tích đất trồng lúa nhằm đánh giá mối tương quan của các tổ hợp phân bón đa lượng (PK; NK; PK; NP và NPK) với năng suất lúa sạ theo thời gian tại vùng Tây Sông Hậu, ĐBSCL.
Bón phân ĐYT NPK Văn Điển giúp cho cây lúa khoẻ, chống đổ tốt mang lại năng suất cao, chất lượng gạo tốt. Đàm Duy
Kết quả thực nghiệm tại vùng Tây sông Hậu - Viện Lúa ĐBSCL
+ Bố trí thí nghiệm:
Ruộng thí nghiệm được bố trí tại Viện Lúa ĐBSCL. Ruộng được canh tác với cơ cấu 2 vụ lúa/năm (vụ đông xuân từ tháng 11 năm trước tới tháng 3 năm sau; vụ hè thu từ tháng 5-8). Thí nghiệm được bố trí theo kiểu lô phụ, lô chính gồm các nghiệm thức: (i) ĐC (không bón phân); (ii) PK (khuyết N); (iii) N (khuyết PK); (iv) NK (khuyết P); (v) NP (khuyết K); và (vi) NPK. Lô phụ gồm 2 giống lúa IR64 và OM1490.
+ Đặc điểm đất:
- Thời gian đất khô hạn từ tháng 2-5, thường mực nước thủy cấp xuống sâu cách mặt ruộng khoảng từ 1,2-1,5m vào tháng 4. Thời gian này mặt ruộng nứt nẻ nên ôxy theo các kẽ nứt để ôxy hóa các vật liệu ở tầng sinh phèn nằm dưới tầng canh tác làm cho pH giảm, đất trở nên chua, hàm lượng Fe, Al di động tăng và cố định lân nên xảy ra hiện tượng thiếu lân trong vụ hè thu.
- Từ tháng 7 nước bắt đầu lên ruộng, đỉnh lũ rơi vào khoảng từ tháng 10 tới đầu tháng 11 thường ngập với độ sâu khoảng 30-50cm, trong điều kiện ngập nước thì vật liệu sinh phèn không hoạt động, nên lân ít bị cố định do đó trong vụ đông xuân lân không phải là yếu tố hạn chế tới năng suất lúa.
+ Các loại phân bón sử dụng: Đạm urê (46%N); lân nung chảy Văn Điển (P2O5 :16-17%; CaO: 28-34%; MgO: 15 - 18%; SiO2: 24-30%); kali KCL (60%K2O).
+ Kết quả thực nghiệm
Nghiên cứu dài hạn, liên tục từ 2001 đến nay về ảnh hưởng của các nghiệm thức phân đa lượng (N,P,K) bón đơn độc hoặc kết hợp theo nhóm ảnh hưởng rất khác nhau tới năng suất lúa cao sản ngắn ngày với cơ cấu 2 vụ lúa/năm. Kết quả cho thấy sau 13 năm theo dõi (13 vụ đông xuân và 13 vụ hè thu) ở các công thức PK; NP và NPK đều có hiện tượng giảm nhẹ năng suất lúa theo thời gian nhưng rõ rệt nhất là ở tổ hợp PK – chỉ bón lân +kali làm giảm năng suất rõ rệt nhất, còn 2 tổ hợp NP và NPK vẫn duy trì năng suất liên tục (hoặc giảm không đáng kể trong suốt 13 năm). Hai nghiệm thức NP và NPK luôn cho năng suất cao nhất và tương đương nhau, kết quả đồng nhất ở cả 2 vụ và trên 2 giống lúa.
Thực nghiệm đã chứng minh rằng, kali đóng vai trò phụ nhưng đạm và lân nung chảy là 2 yếu tố thiết yếu nhất quyết định cho năng suất lúa ổn định trên đất phù sa Tây Sông Hậu.
Khuyến cáo
Dựa vào các kết quả thực nghiệm các nhà khoa học Viện Lúa ĐBSCL đã đề xuất các công thức phân bón đa lượng NPK phù hợp đạt hiệu quả cao cho lúa cao sản ở ĐBSCL là:
+ Dùng phân bón đơn:
- Vụ đông xuân: 100-40-90kg(N-P2O5-K2O)/ha (tương đương: 218kg urê + 240kg lân nung chảy Văn Điển + 180 kg kali).
- Vụ hè thu: 80-60-90 kg(N-P2O5-K2O)/ha (tương đương: 174 kg urê + 360 kg lân nung chảy Văn Điển + 180 kg kali.
Liều lượng và thời điểm bón phân như sau:
- Đạm- chia 3 lần bón: 30%N bón vào lúc 7-10 ngày sau sạ (NSS); 40% bón lúc 20-22 NSS; và 30% vào lúc 40-42 NSS.
- Lân- được bón toàn bộ vào lúc 7-10 NSS.
- Kali- chia 2 lần bón: 1/2 bón lúc 7-10NSS và 1/2 bón vào giai đoạn 40-42 NSS.
+ Dùng phân đa yếu tố NPK bón cho lúa- có 2 loại.
- Bón lót: Phân NPK 16.16.8 (N = 16%, P2O5 = 16%, K2O = 8%, CaO = 10%, MgO = 5%, SiO2 = 8%).
- Bón thúc: Phân NPK 12.12.12 (N = 12%, P2O5 = 12%, K2O = 12%, CaO = 14%, MgO = 6%, SiO2 = 11%).
Các loại phân này có tổng hàm lượng dinh dưỡng lên đến 63 – 67%, ngoài các chất dinh dưỡng đa lượng, trung lượng, trong phân NPK Văn Điển còn có các chất vi lượng như Cu, Bo, Co, Mo... rất cần thiết cho sự phát triển của cây trồng mà các loại phân bón khác không có.
Bón phân ĐYT NPK Văn Điển cho lúa, giúp cây lúa khoẻ, chống đổ tốt, đẻ tập trung, số dảnh hữu hiệu cao, lá đòng bền, có màu xanh vàng sáng, hạt mẩy, vỏ hạt sáng, tăng cường khả năng chống chịu sâu bệnh và những yếu tố bất lợi về thời tiết, giảm thuốc BVTV, năng suất cao, chất lượng gạo tốt, cải thiện độ chua của đất, hạn chế rong rêu, giảm lượng vôi bón ở chân ruộng chua, trũng, giảm chi phí chăm bón. Cách dùng như sau:
Vui lòng nhập nội dung bình luận.