Điều này là do một số thành viên NATO lo ngại rằng việc mời Ukraine gia nhập liên minh có thể khiến họ bị lôi kéo vào một cuộc chiến chống lại Nga.
Một nguồn tin quen thuộc với chính quyền Biden nói với The Telegraph rằng Đức và Mỹ "rất nghi ngờ về việc đưa Ukraine tiến xa hơn nữa trên con đường trở thành thành viên đầy đủ của NATO trong năm nay.
Mỹ có lẽ không lo ngại bằng Đức, nhưng có lo ngại về mối đe dọa từ Nga đối với phần còn lại của liên minh".
Các nguồn tin của Telegraph cho rằng Mỹ và Đức đã cảnh báo mạnh mẽ Ukraine không nên đòi hỏi một mốc thời gian chắc chắn để gia nhập NATO.
Vì lý do này, Zelensky đã được yêu cầu không gây áp lực lên các đồng minh riêng lẻ để nhắc lại sự ủng hộ của họ đối với một thời gian biểu rõ ràng cho việc Ukraine gia nhập.
Quyết định này được cho là sẽ khiến Tổng thống Ukraine Volodymyr Zelensky thất vọng trong bối cảnh Nga đang đạt được nhiều lợi ích trên chiến tuyến với một cuộc tấn công tiếp theo dự kiến sẽ diễn ra trong những tháng mùa hè.
Năm ngoái, ông Zelensky đã nói rằng NATO "vô lý" khi các nhà lãnh đạo của tổ chức này từ chối gửi lời mời tới Kiev để trở thành thành viên chính thức tại cuộc họp ở Vilnius, Lithuania.
Theo các nguồn tin của Telegraph, các quan chức hàng đầu của NATO đã tiếp cận Zelensky để thực hiện "quản lý kỳ vọng" sau hội nghị thượng đỉnh, sau khi cho rằng các thành viên ủng hộ việc Ukraine gia nhập, bao gồm cả Anh, đã tạo ra quá nhiều áp lực xung quanh quyết định này.
Có những lo ngại rằng vấn đề tư cách thành viên của Ukraine đã chi phối hội nghị thượng đỉnh năm ngoái và tạo ra rạn nứt giữa các quốc gia thành viên.
Những người trong cuộc tranh luận rằng một sự cố tương tự ở Washington sẽ khiến Donald Trump đặt câu hỏi về sự thích hợp của liên minh trước cuộc bầu cử tổng thống Mỹ.
Telegraph cho biết: Mặc dù các nhà lãnh đạo NATO sẽ từ chối đưa ra mốc thời gian để Ukraine trở thành thành viên, nhưng họ sẽ đưa ra cái gọi là là "cầu nối" hoặc "con đường" để gia nhập như một cách thể hiện sự ủng hộ đối với tiến trình này.
Hai nhà ngoại giao cho biết, một gói hỗ trợ hiện đang được thảo luận, sẽ nêu bật "khả năng của Ukraine trong việc lựa chọn tương lai của riêng mình" và chứng minh rằng "con đường trở thành thành viên ngày càng ngắn hơn" khi nước này tự bảo vệ mình trước cuộc chiến của Nga.
Gói này sẽ tập trung vào việc củng cố lực lượng vũ trang Ukraine để đảm bảo Ukraine sẵn sàng gia nhập NATO ngay lập tức khi các nhà lãnh đạo liên minh đồng ý rằng đã tới thời điểm thích hợp.
NATO lần đầu tiên đồng ý rằng Ukraine có thể trở thành thành viên vào năm 2008, nhưng chưa bao giờ hoàn tất mốc thời gian hoặc quy trình gia nhập.
Các quốc gia thành viên kể từ đó đã đồng ý rằng Kiev sẽ không được phép tham gia liên minh khi đang có chiến tranh với Nga, vì điều đó sẽ kích hoạt điều khoản phòng thủ chung theo Điều 5.