QUẢNG NINH: HÀNH TRÌNH 10 NĂM BỨT PHÁ VÀ CÂU CHUYỆN CỦA 2 MÀU "NÂU - XANH"


Khoảng 5 năm về trước, cụm từ "phát triển từ Nâu sang Xanh" ở Quảng Ninh vẫn chưa được nhiều người biết đến, hoặc hiểu với nguyên nghĩa sát thực của nó. Ngày nay, khi nhìn nhận những bước phát triển vượt bậc của Quảng Ninh, cụm từ trên mới được thán phục, trầm trồ.


CHỌN MÀU NÀO CHO QUẢNG NINH?

Giai đoạn năm 2011 trở về trước, so với các ngành kinh tế khác, tỷ trọng ngành công nghiệp của tỉnh Quảng Ninh chiếm tới 59% cơ cấu nền kinh tế; cơ cấu thu nội địa dựa vào than và đất chiếm tới 77% số thu ngân sách nội địa. Trong đó, chỉ riêng số thu ngân sách từ ngành than đã chiếm 67% số thu nội địa của tỉnh mỗi năm.

img
img
img

Trong khi đó, tỉnh Quảng Ninh được ví như "Việt Nam thu nhỏ" với rất nhiều ưu thế cả về cảnh quan thiên nhiên, tài nguyên khoáng sản lẫn những giá trị về văn hóa, lịch sử.

Quảng Ninh là tỉnh duy nhất có đường biên giới cả trên bộ, trên biển và trên không với Trung Quốc; có di sản - kỳ quan thiên nhiên thế giới vịnh Hạ Long; có vịnh Bái Tử Long đặc sắc; có hơn 500 di tích, danh lam thắng cảnh đã được công nhận; có trữ lượng than đá lớn nhất Đông Nam Á.

Đại hội Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh lần thứ XIII, nhiệm kỳ 2010-2015, xác định mục tiêu phấn đấu "đến năm 2020, Quảng Ninh trở thành tỉnh công nghiệp – dịch vụ". Nhưng đến cuối năm 2011, đầu năm 2012, trong quá trình triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Cương lĩnh xây dựng và phát triển đất nước thời kỳ quá độ đi lên CNXH, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh đã nghiên cứu và xây dựng Đề án "Phát triển kinh tế - xã hội nhanh, bền vững; bảo đảm vững chắc quốc phòng - an ninh" báo cáo Bộ Chính trị.

img
img
img

Tỉnh Quảng Ninh được ví như “Việt Nam thu nhỏ” với rất nhiều tài nguyên khoáng sản lẫn những giá trị về văn hóa, lịch sử

Trong quá trình này, Quảng Ninh đã nghiên cứu một cách khoa học, nhận diện tiềm năng, thế mạnh, mâu thuẫn, thách thức, định vị lại Quảng Ninh trong tương quan quốc gia, quốc tế. Từ đó xác định "phấn đấu đến năm 2020 Quảng Ninh trở thành tỉnh dịch vụ - công nghiệp", chuyển đổi phương thức phát triển từ "nâu" sang "xanh".

Đây là sự đổi mới tư duy mang tầm chiến lược, chìa khóa mấu chốt, tiền đề mở ra thời kỳ phát triển đột phá của Quảng Ninh với những mô hình sáng tạo, đi đầu cả nước suốt một thập kỷ qua.

Nhớ lại thời kỳ này, ông Nguyễn Văn Đọc, nguyên Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh, cho biết: Năm 2012 trong cuộc làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Quảng Ninh, Bộ Chính trị đã thống nhất mục tiêu phát triển của tỉnh Quảng Ninh đến năm 2020 là, xây dựng, phát triển Quảng Ninh trở thành tỉnh dịch vụ, công nghiệp hiện đại, trung tâm du lịch quốc tế, một trong những đầu tàu kinh tế miền Bắc và cả nước; tích cực đổi mới phương thức phát triển từ "nâu" sang "xanh", trở thành khu vực phòng thủ vững chắc về quốc phòng, an ninh và phòng tuyến hợp tác, cạnh tranh kinh tế quốc tế.

Quảng Ninh: Hành trình 10 năm bứt phá và câu chuyện “Nâu – Xanh” - Ảnh 3.

Hạ tầng phát triển vượt bậc, đưa Quảng Ninh lựa thế rồng bay

Quảng Ninh cũng đã định hình lại không gian phát triển kinh tế - xã hội theo hướng "Một tâm - Hai tuyến – Đa chiều – Hai mũi đột phá", trong đó "tâm" là TP.Hạ Long, phát triển đô thị theo mô hình đa cực, lấy vịnh Cửa Lục làm trung tâm kết nối.

Tuyến phía Tây từ Hạ Long đến Đông Triều hướng tới đồng bằng sông Hồng và thủ đô Hà Nội với định hướng phát triển chuỗi đô thị - công nghiệp xanh và du lịch văn hóa lịch sử, trong đó khu kinh tế Quảng Yên là hạt nhân, động lực tăng trưởng mới.

Tuyến phía Đông từ Hạ Long đến Móng Cái và hướng tới khu vực Đông Bắc Á, Trung Quốc, với định hướng hình thành chuỗi đô thị vệ tinh sinh thái – dịch vụ tổng hợp cao cấp và kinh tế biển. Hai điểm đột phá là khu kinh tế cửa khẩu Móng Cái và Vân Đồn.

HỘI TỤ MỘT MÀU RỰC RỠ

Ngày nay, khi đến với Quảng Ninh, ngay cả những người ít quan tâm đến chính trị, kinh tế, xã hội cũng dễ dàng nhận thấy sự thay đổi vượt bậc ở vùng đất được gọi là "Việt Nam thu nhỏ".

Xương sống của quá trình đổi mới tư duy mang tầm chiến lược, chìa khóa mấu chốt, tiền đề mở ra thời kỳ phát triển đột phá của tỉnh Quảng Ninh với những mô hình sáng tạo, đi đầu cả nước đó là tích cực chuyển đổi phương thức phát triển theo hướng bền vững dựa vào 3 trụ cột: Thiên nhiên, con người, văn hóa kết hợp với xu thế hòa bình, hợp tác và hội nhập, trên cơ sở đó đổi mới hệ thống chính trị và xây dựng nền hành chính hiện đại; phát triển công nghiệp dịch vụ, công nghiệp văn hoá, công nghiệp giải trí dựa trên nền tảng công nghiệp sáng tạo được tổ chức ở trình độ cao.


img
img
img

Kinh tế của Quảng Ninh liên tục tăng trưởng cao và ổn định, dịch vụ, du lịch ngày càng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn...

Qua 10 năm thực hiện chiến lược phát triển, kinh tế của Quảng Ninh liên tục tăng trưởng cao và ổn định, tốc độ tăng trưởng bình quân 5 năm (2015-2020) đạt 10,7%, cao hơn so với bình quân chung cả nước.

Chất lượng tăng trưởng được cải thiện đáng kể; quy mô, tiềm lực của nền kinh tế tăng lên rõ rệt; cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực theo hướng bền vững; dịch vụ, du lịch ngày càng trở thành ngành kinh tế mũi nhọn, thúc đẩy chuyển đổi phương thức phát triển từ "nâu" sang "xanh". Xã hội ổn định, đời sống nhân dân ngày càng được nâng cao, GRDP bình quân đầu người ước đạt trên 6.700 USD/người/năm, gấp hơn 2 lần bình quân chung cả nước. Các lĩnh vực an sinh xã hội, y tế, giáo dục – đào tạo, khoa học – công nghệ, bảo vệ tài nguyên môi trường, phát triển văn hóa, xây dựng con người Quảng Ninh có nhiều chuyển biến tích cực.

Môi trường đầu tư của tỉnh không ngừng được cải thiện, liên tục dẫn đầu cả nước về chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) và chỉ số cải cách hành chính (Par Index), thu hút vốn đầu tư toàn xã hội tăng mạnh trong những năm gần đây với sự có mặt của nhiều nhà đầu tư chiến lược với những thương hiệu mạnh trong nước và quốc tế…

Quảng Ninh: Hành trình 10 năm bứt phá và câu chuyện “Nâu – Xanh” - Ảnh 5.

Du khách quốc tế không ngừng tìm đến với Quảng Ninh

Theo Bí Thư tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Quảng Ninh Nguyễn Xuân Ký: Công cuộc đổi mới tại tỉnh Quảng Ninh là quá trình không ngừng tìm tòi, thử nghiệm, vừa làm vừa rút kinh nghiệm, phấn đấu đầy gian khổ của Đảng bộ, nhân dân trong tỉnh.

35 năm qua, Đảng bộ tỉnh Quảng Ninh đã quán triệt và vận dụng sáng tạo quan điểm, chủ trương, đường lối của Trung ương Đảng, tích cực tổng kết thực tiễn và đổi mới tư duy, nhất là tư duy kinh tế; đề ra được những chủ trương, chính sách phù hợp với sự phát triển của tỉnh; từng bước hình thành lý luận mới có nét riêng của Quảng Ninh, góp phần vào xây dựng hệ thống lý luận của Đảng về thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở nước ta.

Quảng Ninh đã cho thấy tinh thần chủ động, tích cực, quyết liệt, dám nghĩ, dám làm, mạnh dạn và liên tục đổi mới để vươn lên trở thành một trong những đầu tàu phát triển của khu vực phía Bắc, một trong những trọng điểm kinh tế, trung tâm du lịch lớn của cả nước và khu vực.


NGUYỄN QUÝ
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem