Thực tế, việc giảm sự phụ thuộc của Apple vào Trung Quốc như một trung tâm sản xuất là một trong những thách thức lớn nhất của công ty - nhưng cũng đã trở thành một trong những ưu tiên hàng đầu của họ.
Đó là một thách thức vì chính lý do Apple chọn Trung Quốc làm cơ sở sản xuất ngay từ đầu. Có từ năm 1980, chính phủ Trung Quốc đã nỗ lực rất nhiều trong việc thiết lập đất nước nói chung và khu vực Thâm Quyến nói riêng, trở thành trung tâm sản xuất của thế giới công nghệ. Các chính sách của họ bao gồm các quy định về quy hoạch được nới lỏng và các ưu đãi thuế hào phóng cho các nhà sản xuất, cũng như các biện pháp cụ thể để tối đa hóa sự hấp dẫn của các công ty nước ngoài hợp tác với các doanh nghiệp Trung Quốc.
Trong khoảng thời gian 42 năm, một mạng lưới lớn các nhà cung cấp Trung Quốc đã được thiết lập ở và xung quanh Thâm Quyến, có nghĩa là hầu hết mọi thành phần mà một công ty công nghệ có thể cần cho sản phẩm của mình đều có sẵn ở khu vực địa phương, giúp đơn giản hóa đáng kể chuỗi cung ứng.
Nhưng từ lâu, chúng ta đã nói về những rủi ro to lớn của việc Apple phụ thuộc vào Trung Quốc - và những rủi ro đó chưa bao giờ lớn hơn hiện nay.
Điều từng có vẻ là một viễn cảnh thảm họa xa vời đối với Apple giờ được coi là một rủi ro rất đậm chất thực tế. Một cuộc khảo sát gần đây đối với các doanh nghiệp Mỹ có hoạt động sản xuất ở Trung Quốc cho thấy có không dưới 10 mối lo ngại khác nhau, từ việc COVID-19 ngừng hoạt động đến lo ngại về việc các công ty Trung Quốc đánh cắp tài sản trí tuệ của họ.
Mới đây, Apple đã yêu cầu các nhà cung cấp bắt đầu sản xuất một số tai nghe AirPods và Beats của mình ở Ấn Độ vào đầu năm sau, theo báo cáo của Nikkei Asia hôm 5/10.
Động thái này là một phần trong quá trình đa dạng hóa dần dần của Apple khỏi Trung Quốc, vì nhằm giảm nguy cơ gián đoạn chuỗi cung ứng xuất phát từ chính sách đóng cửa Zero Covid khốc liệt, và căng thẳng thương mại Mỹ-Trung gia tăng. Apple được cho là đã thảo luận vào tháng 8 để chuyển một số Đồng hồ Apple Watch, MacBook và HomePods của mình sang Việt Nam, và vào tháng 9, họ đã thông báo rằng họ đang lắp ráp một số điện thoại iPhone 14 hàng đầu của mình tại Ấn Độ.
Vốn dĩ, Apple vẫn phụ thuộc rất nhiều vào Trung Quốc để sản xuất phần lớn iPhone. Nhưng Foxconn, một trong những đối tác sản xuất của Apple, sẽ sản xuất tai nghe Beats ở Ấn Độ và cố gắng sản xuất AirPods ở đó trong tương lai, theo báo cáo mới. Luxshare Precision Industry, công ty sản xuất AirPods của Apple tại Việt Nam và Trung Quốc, cũng sẽ hỗ trợ nỗ lực sản xuất AirPods ở Ấn Độ. Tuy nhiên, Luxshare hiện đang tập trung nhiều hơn vào hoạt động của AirPods tại Việt Nam và có thể sẽ chậm hơn so với các đối thủ trong việc bắt đầu sản xuất các sản phẩm Apple tại Ấn Độ, một nguồn tin nội bộ cho biết.
AirPods là một trong những sản phẩm sớm nhất của Apple được sản xuất hàng loạt bên ngoài Trung Quốc, với việc chuyển sản xuất sang Việt Nam vào năm 2019 trong bối cảnh ảnh hưởng từ cuộc chiến thương mại Mỹ - Trung. Hơn 70 triệu chiếc được xuất xưởng mỗi năm, chỉ đứng sau iPhone trong số các sản phẩm của Apple về số lượng xuất xưởng.
Việc đưa sản xuất AirPods và Beats sang Ấn Độ sẽ mở rộng quy mô sản xuất của Apple tại quốc gia này, sau một thông báo gần đây rằng iPhone mới nhất đã được sản xuất ở đó. Apple bắt đầu có một số mẫu iPhone cũ hơn được sản xuất tại Ấn Độ vào năm 2017 bởi một nhà cung cấp nhỏ hơn, Wistron, nhưng chỉ tăng tốc sản xuất như vậy vào năm ngoái.
Mặt khác, Apple đang tìm cách tăng doanh số bán hàng tại Ấn Độ, thị trường điện thoại thông minh lớn thứ hai thế giới. Và mặc dù công ty chuyển sang sản xuất ở Ấn Độ ban đầu nhằm mục đích tăng doanh số bán hàng, nhưng giờ đây công ty đang coi đất nước này giống như một cơ sở sản xuất chiến lược hơn, theo báo cáo mới.
Về phần mình, Ấn Độ đã là một nước đóng vai trò quan trọng trong sản xuất thiết bị cầm tay, bao gồm điện thoại thông minh và điện thoại phổ thông, với thị phần toàn cầu tăng từ khoảng 9% năm 2016 lên 16% vào năm 2021, theo Counterpoint Research. Thị phần của Trung Quốc đã giảm từ 74% vào năm 2016, trước chiến tranh thương mại và đại dịch, xuống còn khoảng 67% vào năm 2021.
Ấn Độ cũng có kế hoạch chi 30 tỷ USD để tăng cường hơn nữa chuỗi cung ứng điện tử của mình, từ chất bán dẫn và vật liệu đến màn hình và sản xuất thiết bị điện tử, nhằm thu hút nhiều đầu tư hơn.
Joey Yen, một nhà phân tích công nghệ của IDC, nói với Nikkei Asia rằng, Ấn Độ sẽ nổi lên như một giải pháp thay thế quan trọng cho sản xuất điện tử bên ngoài Trung Quốc.
Nhà phân tích cho biết thêm, những nỗ lực lâu dài của chính phủ Ấn Độ nhằm thu hút đầu tư vào lĩnh vực sản xuất thiết bị điện tử cuối cùng cũng có kết quả. "Các chính sách Zero Covid tiếp tục của Trung Quốc cũng đang thúc đẩy các công ty công nghệ tìm kiếm các giải pháp thay thế và về lâu dài, Ấn Độ có thể có cơ hội phát triển. Tuy nhiên, sẽ còn rất lâu nữa để Ấn Độ minh bạch hơn về tất cả các chính sách của mình và thực sự có một chuỗi cung ứng hoàn thiện hơn", cô nói.
Hiện đại diện của Apple đã không trả lời ngay lập tức yêu cầu bình luận nào của CNBC về vấn đề này.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.