Dế rừng thường sống trong các ổ mối, hố khoai mài, các cây khô rỗng ruột, hang hốc nhỏ nằm dưới đất... Dụng cụ đi bắt chôm chôm rất đơn giản, chỉ cần có 1 cái cuốc, con dao nhỏ, đuốc hoặc khò ga mi ni và chiếc túi đựng. Ảnh: Xuân Thủy
Sau khi dùng cuốc khơi rộng tổ, đoán được hướng đi của dế rừng, người săn sẽ dùng dao để khoét sâu vào hướng đó. Ảnh: Xuân Thủy
Sau đó sẽ dùng bình ga mi ni hoặc đốt đuốc, thổi khói vào tổ, khiến dế bị ngạt và sốc nhiệt rồi dễ dàng bắt chúng ra khỏi tổ. Ảnh: Xuân Thủy
Có những tổ dế rừng nặng tới vài chục kg nằm ở những cánh rừng già. Còn tổ chôm chôm ở các rừng keo, rừng bạch đàn… thì ít hơn. Ảnh: Xuân Thủy
Dế rừng giống dế mèn nhưng nó có râu và chân dài hơn. Ảnh: Xuân Thủy
Trước khi sơ chế, dễ rừng phải được làm sạch ruột. Ảnh: Xuân Thủy
Và chế biến thành nhiều món ngon như: rang lá chanh; rang giòn hoặc nấu măng chua... với vị thơm, béo ngậy kích thích vị giác. Ảnh: Xuân Thủy
Xuân Thủy (Báo Nghệ An)
Vui lòng nhập nội dung bình luận.