Tuyệt chiêu chăm sóc cây cảnh vào mùa đông, chỉ cần "3 ít 1 nhiều" cây xanh, hoa thắm

Diệp Diệp Thứ tư, ngày 04/01/2023 06:21 AM (GMT+7)
Nếu muốn cây cảnh vào mùa đông vẫn xanh tươi, nở hoa rực rỡ, tươi thắm thì cần phải ghi nhớ bí quyết "3 ít 1 nhiều" này.
Bình luận 0

Hiện tại vừa qua Tết Dương lịch, tiết trời se lạnh, là thời điểm khó khăn nhất đối với cây cảnh, loài hoa. Hầu hết các loại hoa cảnh đều không chịu được lạnh, nhất là vùng có khí hậu giá buốt, nhiệt độ xuống thấp.

Đối với một số cây cảnh, bạn cần phải dọn chúng vào nhà để giữ ấm, tránh cho cây bị chết cóng. Sức sống của hoa và cây vào mùa đông nói chung là không mạnh, chỉ cần việc bảo dưỡng hơi kém sẽ rất dễ xảy ra sự cố.

Trồng cây cảnh vào mùa đông, nhớ "3 ít 1 nhiều"  - Ảnh 1.

Nhưng nhiều khi cây cảnh trong nhà chết vào mùa đông không phải do băng giá mà vì chúng ta đã chăm sóc, bảo dưỡng sai cách.

Khi trồng cây cảnh trong nhà vào mùa đông, bạn phải ghi nhớ "3 nhiều 1 ít". Chỉ cần nhớ và làm theo "khẩu quyết" này thì các cây cảnh của bạn có thể sống qua mùa đông một cách an toàn.

1. Ít thay chậu và không động rễ cây cảnh

Trồng cây cảnh vào mùa đông, nhớ "3 ít 1 nhiều"  - Ảnh 2.

Mùa đông lạnh lẽo hầu hết cây cảnh sẽ ngừng hoặc chậm hoạt động

Sau khi thời tiết trở lạnh vào mùa đông, đặc biệt là ở vùng có băng giá hoặc tuyết rơi, khi nhiệt độ thấp dần giảm xuống, hầu hết các loài hoa và cây cảnh sẽ không hoạt động.

Ngay cả khi nó được bê vào trong nhà, nhiệt độ có thể được tăng lên một cách giả tạo bằng các thiết bị sưởi ấm như lò sưởi và điều hòa không khí, nhưng nhiệt độ sẽ không đặc biệt cao.

Nhiều cây cảnh rụng hết lá, chúng sẽ không mọc lá mới và ở trạng thái bán ngủ đông.

Tuyệt chiêu chăm sóc cây cảnh vào mùa đông, chỉ cần "3 ít 1 nhiều" cây xanh, hoa thắm - Ảnh 3.

Thay chậu cây cảnh vào mùa đông có thể làm tổn thương bộ rễ

Bất kể ở trạng thái ngủ đông hay bán ngủ đông, hoạt động của tế bào thực vật sẽ rất kém và chúng rất sợ quăng quật. Việc thay chậu cho cây cảnh vào thời điểm này ít nhiều sẽ gây ra những vết thương cho bộ rễ.

Sức sống của tế bào không đủ, vết thương không thể liền lại nhanh chóng dễ dẫn đến thối rễ. Cây cảnh có khả năng khô héo dần do thay chậu. Vì vậy nếu không có trường hợp đặc biệt, bạn không nên tùy tiện thay chậu đối với cây cảnh vào mùa đông.

Trồng cây cảnh vào mùa đông, nhớ "3 ít 1 nhiều"  - Ảnh 3.

Cây cảnh trong nhà vào mùa đông bị chết, 9/10 phần đều có liên quan đến việc tưới nước.

2. Ít nước, tránh đóng băng cây cảnh

Cây cảnh trong nhà vào mùa đông bị chết, 9/10 phần đều có liên quan đến việc tưới nước. Trước hết, ở nhiệt độ thấp hơn, nước trong chậu cây cảnh bốc hơi rất chậm, chậu cây sẽ không khô trong nhiều ngày sau khi tưới nước.

Hơn nữa, bản thân cây cảnh ở trạng thái ngủ đông hoặc bán ngủ đông tiêu thụ rất ít nước. Thường xuyên tưới nước vào mùa đông sẽ làm cho đất ẩm quá mức, khiến bộ rễ không hô hấp bình thường, dẫn đến thối rễ, vàng lá.

Trồng cây cảnh vào mùa đông, nhớ "3 ít 1 nhiều"  - Ảnh 4.

Cây cảnh ngủ đông hoặc bán ngủ đông thì nên giảm lượng nước tưới

Cây cảnh có thói quen sinh trưởng khác nhau có phương pháp tưới nước khác nhau vào mùa đông. Ví dụ, một số cây lá xanh không rụng lá vào mùa đông hoặc hoa nở vào mùa đông có thể tưới nhiều hơn một chút.

Còn những cây cảnh ở trạng thái bán ngủ đông hoặc ngủ đông thì nên giảm lượng nước tưới một cách hợp lý, tránh tưới quá nhiều, rễ thối.

3. Giảm lượng phân bón và ngăn ngừa thiệt hại do phân bón

Trồng cây cảnh vào mùa đông, nhớ "3 ít 1 nhiều"  - Ảnh 5.

Phần lớn cây cảnh không cần bón phân vào mùa đông. Vì mùa đông chủ yếu là mùa nghỉ ngơi nên cây sẽ không tiêu hao quá nhiều chất dinh dưỡng, điều mà cây cần nhất vào thời điểm này là được nghỉ ngơi.

Bón phân không những không bổ sung được chất dinh dưỡng cho cây cảnh mà còn làm tăng nồng độ dinh dưỡng trong đất gây hại cho cây cảnh.

Tuyệt chiêu chăm sóc cây cảnh vào mùa đông, chỉ cần "3 ít 1 nhiều" cây xanh, hoa thắm - Ảnh 7.

Đối với 1 số cây cảnh ra hoa vào mùa đông có thể bón ít phân.

Vì vậy, trong những trường hợp bình thường, không cần bón phân cho cây cảnh vào mùa đông.

Đối với các giống đặc biệt như lan càng cua, vạn thọ, sống đời… thời kỳ ra hoa của chúng là vào mùa đông. Do đó, đối với những giống hoa đặc biệt này, có thể bón một lượng nhỏ phân bón tùy theo nhiệt độ trong nhà.

4. Đón nắng nhiều hơn, tăng sức sống cho cây cảnh

Trồng cây cảnh vào mùa đông, nhớ "3 ít 1 nhiều"  - Ảnh 6.

Cây cảnh cần được đón nắng vào mùa đông

Vào mùa đông, mặc dù phần lớn cây cảnh sẽ ở trạng thái ngủ đông hoặc bán ngủ đông, nhưng chỉ cần chúng tiến hành các hoạt động sống thì dù yếu ớt cũng sẽ tiêu hao năng lượng.

Nguồn năng lượng duy nhất cho thực vật lúc này là ánh sáng mặt trời. Tia cực tím của mặt trời vào mùa đông yếu nhất trong một năm.

Ngoài ra, để giữ ấm, nhiều người chuyển các chậu cây cảnh vào trong nhà khiến cây không thể quang hợp bình thường.

Tuyệt chiêu chăm sóc cây cảnh vào mùa đông, chỉ cần "3 ít 1 nhiều" cây xanh, hoa thắm - Ảnh 9.

Nên phơi cây cảnh để tăng khả năng quang hợp cho cây

Nếu không được hỗ trợ đủ năng lượng, nhằm giảm quá trình tự tiêu, cây cảnh sẽ xuất hiện hiện tượng vàng lá, rụng lá.

Do đó, dù cây cảnh vào mùa đông dường như không còn phát triển, nhưng chúng vẫn cần quang hợp. Bạn hãy đặt chậu cây ở nơi có nắng và nhận nhiều ánh nắng hơn, có thể tăng sức sống cho tế bào, cải thiện khả năng chống lạnh của chồi non, đầu rễ, giúp cây sống sót qua mùa đông một cách thuận lợi.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem