Cận cảnh vị trí xây dựng cầu Trần Hưng Đạo 9.000 tỷ đồng bắc qua sông Hồng

Khôi Lâm Thứ tư, ngày 22/09/2021 07:30 AM (GMT+7)
Cầu Trần Hưng Đạo dài khoảng 5,5 km với 6 làn xe cơ giới, bắc qua sông Hồng có tổng vốn đầu tư khoảng 9.000 tỷ đồng vừa được UBND TP. Hà Nội chấp thuận dự án đầu tư theo phương thức BOT.
Bình luận 0

Video: Cận cảnh vị trí xây dựng cầu Trần Hưng Đạo 9.000 tỷ đồng bắc qua sông Hồng nối quận Hoàn Kiếm và Long Biên.

Cận cảnh vị trí xây dựng cầu Trần Hưng Đạo 9.000 tỷ đồng bắc qua sông Hồng - Ảnh 2.

UBND TP. Hà Nội vừa chấp thuận giao Công ty CP Him Lam lập hồ sơ đề xuất chủ trương đầu tư, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án cầu Trần Hưng Đạo. Dự kiến, dự án cầu Trần Hưng Đạo sẽ được đầu tư theo hình thức PPP, loại hợp đồng BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao) trình cấp có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt chủ trương đầu tư theo quy định.

Cận cảnh vị trí xây dựng cầu Trần Hưng Đạo 9.000 tỷ đồng bắc qua sông Hồng - Ảnh 3.

Dự án có điểm đầu tại ngã năm Trần Hưng Đạo - Trần Thánh Tông, thuộc địa bàn phường Phan Chu Trinh, quận Hoàn Kiếm.

Cận cảnh vị trí xây dựng cầu Trần Hưng Đạo 9.000 tỷ đồng bắc qua sông Hồng - Ảnh 4.

Theo quy hoạch, cầu Trần Hưng Đạo đi trùng với một đoạn đường Trần Hưng Đạo, phần lớn phố Vạn Kiếp.

Cận cảnh vị trí xây dựng cầu Trần Hưng Đạo 9.000 tỷ đồng bắc qua sông Hồng - Ảnh 5.

Hình ảnh ngã năm Trần Hưng Đạo - Trần Thánh Tông - điểm đầu của cầu Trần Hưng Đạo.

Cận cảnh vị trí xây dựng cầu Trần Hưng Đạo 9.000 tỷ đồng bắc qua sông Hồng - Ảnh 6.

Cầu Trần Hưng Đạo nhìn từ quận Long Biên, từ trên cao có thể "định vị" vị trí cầu từ tòa nhà của Bệnh viện 108.

Cận cảnh vị trí xây dựng cầu Trần Hưng Đạo 9.000 tỷ đồng bắc qua sông Hồng - Ảnh 7.

Cầu Trần Hưng Đạo bên phía quận Long Biên đi qua ngõ 56 Thạch Cầu, tiếp giáp với khu dân cư (bìa phải) trước khi đến nút giao Cổ Linh - Long Biên - Xuân Quan (đoạn hồ Lâm Du).

Cận cảnh vị trí xây dựng cầu Trần Hưng Đạo 9.000 tỷ đồng bắc qua sông Hồng - Ảnh 8.

Dự án cầu Trần Hưng Đạo đi qua phần lớn phố Vạn Kiếp.

Cận cảnh vị trí xây dựng cầu Trần Hưng Đạo 9.000 tỷ đồng bắc qua sông Hồng - Ảnh 9.

Khu vực bên phía quận Long Biên từ nút giao Cổ Linh - Long Biên - Xuân Quan đến đường Nguyễn Văn Linh không có nhà dân.

Cận cảnh vị trí xây dựng cầu Trần Hưng Đạo 9.000 tỷ đồng bắc qua sông Hồng - Ảnh 10.

Trong tương lai, khi được xây dựng, cầu Trần Hưng Đạo sẽ góp phần giảm tải cho các cầu Chương Dương, Vĩnh Tuy.

Cận cảnh vị trí xây dựng cầu Trần Hưng Đạo 9.000 tỷ đồng bắc qua sông Hồng - Ảnh 11.

Hình ảnh mô phỏng kiến trúc cầu Trần Hưng Đạo được lựa chọn.

Him Lam được chọn lập hồ sơ đề xuất chủ trương đầu tư cầu Trần Hưng Đạo

UBND TP.Hà Nội đã chấp thuận cho Công ty Cổ phần Him Lam lập hồ sơ đề xuất chủ trương đầu tư, báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án cầu Trần Hưng Đạo theo phương thức PPP, loại hợp đồng BOT.

Theo đó, Công ty Him Lam có trách nhiệm liên hệ với Sở Quy hoạch - Kiến trúc, Ban Quảng lý dự án đầu tư xây dựng công trình giao thông thành phố để được cung cấp thông tin và kết quả thực hiện việc tuyển chọn phương án kiến trúc cầu Trần Hưng Đạo, làm cơ sở lập báo cáo nghiên cứu tiền khả thi.

Bên cạnh đó, Công ty Him Lam chịu trách nhiệm bố trí kinh phí thực hiện công tác chuẩn bị đầu tư dự án. Thời hạn hoàn thành công tác lập hồ sơ đề xuất chủ trương đầu tư dự án là 12 tháng.

Được biết, cầu Trần Hưng Đạo là cây cầu nối quận Hoàn Kiếm và Long Biên qua sông Hồng, có vị trí nằm giữa 2 cây cầu Chương Dương và Vĩnh Tuy.

Theo thiết kế, cầu Trần Hưng Đạo có tổng chiều dài khoảng 5,5km với tổng mức đầu tư gần 9.000 tỷ đồng theo tỉ lệ vốn góp 50/50 giữa Nhà nước và nhà đầu tư BOT; dự kiến thời gian hoàn vốn 20 năm. Cầu có chiều rộng 31m, đảm bảo 6 làn xe cơ giới và 2 dải đi bộ, tốc độ thiết kế 80km/h.

Cầu có kiến trúc cầu mang phong cách cổ điển "xứ Đông Dương" kết nối trục cảnh quan đường Trần Hưng Đạo với các công trình kiến trúc kiểu Pháp và bờ bắc - khu vực phát triển mới bắc sông Hồng.

Phương án được nhấn mạnh sẽ mang dáng vẻ cổ điển, gợi nhớ về vẻ đẹp cổ kính. Sơ đồ nhịp 102+4x156+102. Kết cấu bê tông cốt thép dự ứng lực, thép và dây văng; khổ thông thuyền sông cấp II, tĩnh không đường chui dưới cầu 4,75 m.

Tuy nhiên ngay khi thông tin này được công bố, không ít ý kiến trái chiều từ phía các chuyên gia, kiến trúc sư.


 

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem