Gặp gỡ nữ họa sĩ vẽ "tranh quái" đầu tiên ở Việt Nam

Thứ hai, ngày 13/12/2021 15:16 PM (GMT+7)
"Khi vẽ tranh tôi không quan trọng về việc tác phẩm sẽ theo trường phái nào, tôi chú tâm đến vấn đề truyền tải những ý nghĩa, những câu chuyện cho khán giả xem", Hải Yến người họa sĩ đầu tiên ở Việt Nam dùng thể loại "tranh quái" để thể hiện xúc cảm của đời sống chia sẻ.
Ngày xuân với “Yến Quái” - Ảnh 1.

Theo họa sĩ Trần Hoàng Hải Yến, chị đã vẽ loạt tranh này bằng cả sự chiêm nghiệm về nỗi cô đơn trống trải từ nội tâm của con người luôn chứa đầy khao khát giao lưu với xã hội. Nó là một cách nhìn khác về những hiện tượng “tự làm xấu khuôn mặt” hay “những bức hình tự sướng” của giới trẻ hiện nay trên thế giới phẳng.

Ngày xuân với “Yến Quái” - Ảnh 9.

Tranh của Hải Yến theo trường phái pop art và biểu hiện, tạo nên một phong cách hiện đại mới lạ, độc đáo. Xem tranh của chị vừa ngạc nhiên xa lạ, vừa gần gũi con người (ngợm - người), lại vừa sợ hãi, vừa thích thú (đẩy-hút).

Ngày xuân với “Yến Quái” - Ảnh 3.

Ý tưởng về "tranh quái" của chị bắt đầu từ năm 2010, từ khi bắt đầu tham gia vào nền tảng Facebook, khi đấy Hải Yến nhận thấy các bạn trẻ rất hay đăng những bức ảnh tự sướng để khẳng định bản thân mình, nhưng sâu trong đấy lại luôn ẩn chứa những nỗi cô đơn mà chính họ cũng không nhận ra. Và cũng từ khi đó, chị đã bắt đầu có cảm hứng, có một sự bùng nổ trong cảm xúc để sáng tác ra một bộ "quái" với nội dung xuyên suốt là: Tự đối thoại với bản thân mình.

Ngày xuân với “Yến Quái” - Ảnh 4.

Theo họa sĩ Hải Yến chia sẻ: “Quái” có thể là những hình ảnh và màu sắc phản ánh một hiện tượng thời đại, một tâm trạng cá nhân, nó là dự báo về một tương lai và cũng có thể sẽ đi vào quá khứ, chỉ còn lại như những ấn tượng về sắc màu và hình khối".

Ngày xuân với “Yến Quái” - Ảnh 5.

Họa sĩ Trần Hoàng Hải Yến đã vẽ lại những ấn tượng về những quái nhân trong đời sống nội tâm với màu sắc và hình khối vô cùng... quái đản.

Ngày xuân với “Yến Quái” - Ảnh 6.

Những ngón tay hay những chiếc răng to bè diễn tả sự quyết tâm hay xấu xí, những cái tai “người - vật”, tất cả đều tạo nên ấn tượng của những bức chân dung đầy cá tính, như muốn quẫy đạp, làm nổ tung nỗi cô đơn ám ảnh kiếp người.

Ngày xuân với “Yến Quái” - Ảnh 7.

"Yếu tố lớn nhất quyết định giá trị một bức tranh không nằm ở thời gian mà ở sự nhìn nhận của người họa sĩ đó và ngôn ngữ nghệ thuật có đạt đến yếu tố đủ để biểu hiện cái nhìn của người nghệ sĩ đối với người xem hay không”, họa sĩ Hải Yến tâm sự.

Ngày xuân với “Yến Quái” - Ảnh 8.

Họa sĩ Trần Hoàng Hải Yến vẽ say sưa với những mảng màu nóng lạnh chất chồng. Những con mắt to quá cỡ, những chiếc môi trễ ra, chun lại kỳ dị đầy biểu cảm. Chị nói, vẽ không khó, khó nhất là đi tìm ý tưởng để vẽ một bức tranh. Có khi cả tháng mới tìm ra một ý tưởng mới. Và để thực hiện ý tưởng đó cần có cảm xúc mạnh. Nhưng họa sĩ Hải Yến cũng lưu ý, thông thường một bức tranh vì đặc thù của xúc cảm cá nhân nên không ước định được thời gian cụ thể.

Ngày xuân với “Yến Quái” - Ảnh 10.

"Bức tranh ta đi tìm Phật ở đâu? Phật ở ngay bên trong ta. Con người đi tìm luôn mơ hồ khi đi tìm một niềm tin Tôn giáo vì những gì ta không thấy thì ta vẫn cứ sẽ mải mê đi tìm. Thực chất là “Phật tại tâm”, chị Yến chia sẻ.

Ngày xuân với “Yến Quái” - Ảnh 11.

Một nét đặc biệt trong tranh của họa sĩ Hải Yến là sự xuất hiện của chất liệu bạc trên tranh sơn dầu thay vì trên tranh sơn mài như trước đây. Không chỉ vậy, để tạo nên một bức tranh đạt đến mức độ thẩm mỹ, những lá bạc đó còn được chị nhuộm màu cho phù hợp với tone màu của bức tranh. Đây chính là một nét riêng biệt để những tác phẩm của họa sĩ Hải Yến luôn để lại ấn tượng cho khán giả.

Ngày xuân với “Yến Quái” - Ảnh 12.

Nhiều tranh “quái” của chị đã được lọt vào mắt xanh của những nhà sưu tầm tranh, có bức đã sang tận nước Mỹ xa xôi.

Chân dung nữ họa sĩ vẽ "tranh Quái" đầu tiên ở Việt Nam - Ảnh 13.

Họa sĩ Hải Yến cho hay, chồng và con trai mình là động lực cũng như nguồn cảm hứng lớn nhất đối với chị trên con đường theo đuổi niềm đam mê hội họa của mình. "Chồng tôi cũng là một họa sĩ theo trường phái hiện thực ý niệm, còn con trai cũng có niềm đam mê hội họa từ nhỏ, vì thế tôi rất thoải mái trong việc sáng tác các tác phẩm của mình", họa sĩ Hải Yến tâm sự.

Chân dung nữ họa sĩ vẽ "tranh Quái" đầu tiên ở Việt Nam - Ảnh 14.

Được biết, họa sĩ Hải Yến dự định tổ chức triển lãm tại Bảo tàng Mỹ thuật Việt Nam, nhưng do tình hình dịch bệnh vì thế đã hoãn lại. Đồng thời, chị cũng đang hoàn thành bộ sưu tập "Miền đất hứa", với 25 tác phẩm tương ứng với 25 câu chuyện khác nhau, bên cạnh đó sẽ có một tác phẩm mang tên "Nhân quả luân hồi" là điểm nhấn cho toàn bộ sưu tập này.

Viết Niệm - Hương Anh
Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem