Vui lòng đăng nhập hoặc đăng ký để gửi bình luận
Khi nhấn đăng nhập đồng nghĩa với việc bạn đã đồng ý với điều khoản sử dụng của báo Dân Việt
Đăng nhập
Họ và tên
Mật khẩu
Mã xác nhận
Đăng ký
Xin chào, !
Bạn đã đăng nhập với email:
Đăng xuất
Cảng hàng không Quốc tế Tân Sơn Nhất (Cảng HKQT Tân Sơn Nhất) cho biết ngày 11/10 đơn vị đã có văn bản gửi UBND TP.Thủ Đức, UBND quận 12, Cảng vụ Hàng không miền Nam, Công an TP.HCM… về việc liên tiếp ghi nhận các trường hợp chiếu đèn laser vào tàu bay, vi phạm an toàn tĩnh không trong quá trình cất hạ cánh.
Theo thông tin từ Cảng HKQT Tân Sơn Nhất, trước đó đơn vị này có gửi Công văn số 2988/CHKQTTSN ngày 5/9/2023 về việc tổ lái phát hiện 2 trường hợp vi phạm an toàn tĩnh không và công văn số 3506/CHKQTTSN ngày 9/10/2023 về việc tổ lái chuyến bay QH 1547 HPH- SGN bị chiếu đèn laser ngày 6/10/2023.
Đến nay, đơn vị này tiếp tục nhận được phản ánh của các tổ bay về việc lại bị laser chiếu vào buồng lái trong lúc phi công thực hiện cất hạ cánh. Như vậy, số lượng các vụ laser chiếu vào buồng lái gây đe dọa an toàn bay có chiều hướng gia tăng trong thời gian gần đây.
Cụ thể, ngày 10/10, trực Ban Trưởng Cảng HKQT Tân Sơn Nhất nhận được thông tin từ đài chỉ huy, chuyến bay VN250 HAN-SGN trong quá trình tiếp cận đường CHC 25R, cách sân bay khoảng 2 dặm (3,2km, khu vực Vườn Lài, Phường An Phú Đông, Quận 12), tàu bay ở độ cao 500fts (152m), tổ lái báo có đèn laser chiếu lên bên phải buồng lái.
Tiếp đó, vào lúc 19h19, ngày 10/10, chuyến bay VN 129 DAD-SGN vào khu vực tiếp cận đường CHC 25R, cách sân bay 12 dặm (19.3 km, khu vực phường Long Bình, TP.Thủ Đức) tiếp tục có luồng sáng chiếu vào tàu bay.
Ngay sau khi nhận được thông tin, Cảng HKQT Tân Sơn Nhất thông báo ngay cho Cảng vụ hàng không miền Nam để phối hợp với chính quyền địa phương, kiểm tra, xử lý theo quy định.
Không chỉ bị xảy ra những vụ bị chiếu laser trực tiếp vào buồng lái, Cảng HKQT Tân Sơn Nhất còn ghi nhận nhiều vụ va chạm trực tiếp của các vật thể với tàu bay.
Theo thống kê từ đầu năm 2023 đến nay, Cảng HKQT Tân Sơn Nhất ghi nhận 33 trường hợp, trong đó có 8 trường hợp phát hiện có flycam, vật thể bay, 21 trường hợp tàu bay bị chiếu đèn laser, 1 trường hợp phát hiện bóng bay, 1 trường hợp phát hiện luồng ánh sáng cường độ cao và 2 trường hợp phát hiện diều, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cho tàu bay trong quá trình cất hạ cánh tại cảng.
Đại diện Cảng HKQT Tân Sơn Nhất cho biết, các trường hợp thả vật thể bay vào không trung: flycam, diều, bỏng bay, drone,... vào không trung tại các khu vực tiếp cận hạ cánh nêu trên, đặc biệt các trường hợp vật thể bay bay cùng mực bay của tàu bay tiềm ẩn nguy cơ cao va chạm với tàu bay, gây tai nạn tàu bay trong quá trình hạ cánh.
Các sự cố, tai nạn tàu bay liên quan đến an toàn tĩnh không, uy hiếp an toàn của tàu bay trong quá trình hoạt động khai thác tại Cảng HKQT Tân Sơn Nhất đáng chú ý ghi nhận 2 sự cố cụ thể như vào năm 2019, tàu bay B737 số đăng bạ HL8056, chuyến bay TW123 của Hãng hàng không T'Airway, chặng bay ICN-SGN ngày 19/09/2019 khi vào cạnh 5.
Tiếp cận hạ cánh tổ lái nhận thấy có tiếng động lớn ở phía mũi tàu bay trong quá trình tiếp cận ở độ cao khoảng 2000 fts, tổ bay thông báo tàu bay bị trục trặc kỹ thuật và xin trợ giúp mặt đất, tàu bay hạ cánh an toàn lúc 00h09 trên 25R/07L. Sau khi thợ máy kiểm tra, mũi tàu bay bị móp và rách lớn.
Sự việc được Cảng HKQT Tân Sơn Nhất phối hợp cùng Đại diện hãng, Cảng vụ Hàng không miền Nam và đơn vị phục vụ mặt đất lập biên bản và báo cáo Cục Hàng không Việt Nam để điều tra, xác minh.
Ngoài ra, trong năm 2022, trong quá trình tiếp cận hạ cánh đường CHC 25R, tàu bay ở độ cao 350fts, trên trục cạnh 5, tổ lái chuyến bay VN 321 KIX-SGN thông báo đã va chạm bóng bay vào ngày 13/04/2022.
Để xử lý, lãnh đạo Cảng HKQT Tân Sơn Nhất yêu cầu các cơ quan hàng không phối hợp với chính quyền địa phương thuộc phạm vi vùng tiếp cận hạ cánh và khu vực đầu đường cất hạ cánh, hạn chế tình trạng chiếu laser, bảo an toàn cho tàu bay cất/hạ cánh.
Theo một chuyên gia hàng không, việc chiếu laser vào buồng lái có thể gây ảnh hưởng rất lớn. Nếu laser chiếu vào mắt phi công có thể gây ra tình trạng mù tạm thời. Điều này tiềm ẩn nguy cơ rủi ro rất lớn nếu phi công đang điều khiển chuyến bay.
Vì vậy, vị này kiến nghị cần tăng mức xử phạt để răn đe các đối tượng có hành vi gây mất an toàn bay, tránh gây hậu quả nghiêm trọng.
Vui lòng nhập nội dung bình luận.