Năm 2024, lỗi vi phạm giao thông nào người dân có thể yêu cầu CSGT xử phạt tại chỗ?

Khải Phạm Thứ bảy, ngày 04/05/2024 07:20 AM (GMT+7)
Một số trường hợp, người dân có thể yêu cầu Cảnh sát giao thông (CSGT) xử phạt tại chỗ để không mất nhiều thời gian đi lại nộp phạt.
Bình luận 0

Trong một số trường hợp cụ thể, Cảnh sát giao thông (CSGT) có thể lập biên bản hoặc xử phạt tại chỗ tùy thuộc vào lỗi của người vi phạm. Nhiều lỗi vi phạm lẽ ra có thể xử phạt tại chỗ, nhưng khi người dân không yêu cầu, CSGT vẫn lập biên bản và yêu cầu người vi phạm đến kho bạc nộp phạt. Do đó, người điều khiển cần biết những lỗi có thể xử phạt tại chỗ để tránh mất thời gian.

Hiểu đúng về xử phạt vi phạm giao thông tại chỗ

Trước khi có thể yêu cầu xử phạt tại chỗ khi vi phạm giao thông, người dân cần hiểu rõ thể nào là nộp phạt tại chỗ. Theo đó, nộp phạt tại chỗ khác với việc đút lót, đưa hối lộ cho các chiến sĩ cảnh sát giao thông.

- Theo Khoản 1 Điều 56 của Luật Xử lý vi phạm hành chính quy định: "Xử phạt vi phạm hành chính không lập biên bản được áp dụng trong trường hợp xử phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền đến 250.000 đồng đối với cá nhân, 500.000 đồng đối với tổ chức và người có thẩm quyền xử phạt phải ra quyết định xử phạt vi phạm hành chính tại chỗ. Trường hợp vi phạm hành chính được phát hiện nhờ sử dụng phương tiện, thiết bị kỹ thuật, nghiệp vụ thì phải lập biên bản."

Năm 2024, lỗi vi phạm giao thông nào người dân có thể yêu cầu CSGT xử phạt tại chỗ?

Năm 2024, lỗi vi phạm giao thông nào người dân có thể yêu cầu CSGT xử phạt tại chỗ?- Ảnh 1.

Lỗi vi phạm giao thông nào người dân có thể yêu cầu CSGT xử phạt tại chỗ. Ảnh Khải Phạm.

Theo quy định tại Nghị định 100/2019/NĐ-CP, những lỗi vi phạm có mức xử phạt dưới 250.000 đồng cụ thể như sau:

Đối với xe mô tô, xe gắn máy

1) Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường.

2) Không có báo hiệu xin vượt trước khi vượt.

3) Không giữ khoảng cách an toàn để xảy ra va chạm với xe chạy liền trước; hoặc không giữ khoảng cách theo quy định của biển báo hiệu "Cự ly tối thiểu giữa hai xe".

4) Chuyển hướng không nhường quyền đi trước cho.

5) Chuyển hướng không nhường đường.

6) Lùi xe mô tô ba bánh không quan sát hoặc không có tín hiệu báo trước.

7) Chở người ngồi trên xe sử dụng ô (dù).

8) Không tuân thủ các quy định về nhường đường tại nơi đường giao nhau, trừ các hành vi vi phạm quy định tại điểm b, điểm e khoản 2 Điều này.

9) Chuyển làn đường không đúng nơi được phép hoặc không có tín hiệu báo trước;

10) Điều khiển xe chạy dàn hàng ngang từ 03 xe trở lên.

11) Không sử dụng đèn chiếu sáng trong thời gian từ 19 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau.

12) Tránh xe không đúng quy định; sử dụng đèn chiếu xa khi tránh xe đi ngược chiều.

13) Bấm còi trong thời gian từ 22 giờ ngày hôm trước đến 05 giờ ngày hôm sau.

14) Xe được quyền ưu tiên lắp đặt, sử dụng thiết bị phát tín hiệu ưu tiên không đúng quy định hoặc sử dụng thiết bị phát tín hiệu ưu tiên mà không có Giấy phép của cơ quan có thẩm quyền cấp hoặc có Giấy phép của cơ quan có thẩm quyền cấp nhưng không còn giá trị sử dụng theo quy định;

15) Quay đầu xe tại nơi không được quay đầu xe.

16) Điều khiển xe chạy dưới tốc độ tối thiểu trên những đoạn đường bộ có quy định tốc độ tối thiểu cho phép.

17) Điều khiển xe không có còi; đèn soi biển số; đèn báo hãm; gương chiếu hậu bên trái người điều khiển hoặc có nhưng không có tác dụng.

18) Điều khiển xe gắn biển số không đúng quy định; gắn biển số không rõ chữ, số; gắn biển số bị bẻ cong, bị che lấp, bị hỏng; sơn, dán thêm làm thay đổi chữ, số hoặc thay đổi màu sắc của chữ, số, nền biển.

19) Điều khiển xe không có đèn tín hiệu hoặc có nhưng không có tác dụng; 20) Sử dụng còi không đúng quy chuẩn kỹ thuật cho từng loại xe.

21) Điều khiển xe không có bộ phận giảm thanh, giảm khói hoặc có nhưng không bảo đảm quy chuẩn môi trường về khí thải, tiếng ồn; …

Theo Điều 6 Nghị định 100 của Chính phủ, những lỗi trên có mức xử phạt hành chính từ 100.000 – 300.000 đồng.

Đối với ô tô

1) Điều khiển xe không có kính chắn gió hoặc có nhưng vỡ hoặc có nhưng không có tác dụng (đối với xe có thiết kế lắp kính chắn gió).

2) Điều khiển xe không đáp ứng yêu cầu về vệ sinh lưu thông trong đô thị. (Khoản 1 Điều 20).

3) Xử phạt người điều khiển xe ô tô chở khách.

4) Không chấp hành hiệu lệnh, chỉ dẫn của biển báo hiệu, vạch kẻ đường.

5) Chuyển hướng không nhường quyền đi trước.

6) Chuyển hướng không nhường đường.

7) Khi dừng xe, đỗ xe không có tín hiệu báo cho người điều khiển phương tiện khác biết;

8) Khi đỗ xe chiếm một phần đường xe chạy không đặt ngay báo hiệu nguy hiểm theo quy định, trừ trường hợp đỗ xe tại vị trí quy định được phép đỗ xe;

9) Không gắn biển báo hiệu ở phía trước xe kéo, phía sau xe được kéo; điều khiển xe kéo rơ moóc không có biển báo hiệu theo quy định.

Mời các bạn đồng hành cùng báo Dân Việt trên mạng xã hội Facebook để nhanh chóng cập nhật những tin tức mới và chính xác nhất.
Ý kiến của bạn
Tin cùng chuyên mục
Xem theo ngày Xem